Hội nhậpThế giới 24h

Thành tựu không gian mới của Trung Quốc

Tạp Chí Giáo Dục

Cơ quan Vũ trụ quốc gia Trung Quốc (CNSA) hôm 25-6 cho biết các mẫu vật đầu tiên từ "mặt tối" của mặt trăng – là mặt từ trái đất không thể nhìn thấy – đã được mang về trái đất trong sứ mệnh Hằng Nga 6.

Toàn bộ mẫu vật sẽ được mang đến thủ đô Bắc Kinh trước khi một nhóm nhà khoa học phân tích và nghiên cứu chúng. Số mẫu vật này được kỳ vọng cung cấp những hiểu biết mới về quá trình tiến hóa của mặt trăng.
Thành tựu không gian mới của Trung Quốc- Ảnh 1.

Các nhà khoa học tiếp cận tàu quay lại thuộc sứ mệnh Hằng Nga 6 hạ cánh xuống Khu tự trị Nội Mông – Trung Quốc hôm 25-6. Ảnh: Tân Hoa Xã

Theo Tân Hoa Xã, Hằng Nga 6 là một trong những sứ mệnh không gian phức tạp và thách thức nhất của Trung Quốc.

Được phóng hôm 3-5, Hằng Nga 6 là một tổ hợp gồm 4 tàu: tàu quỹ đạo, tàu đổ bộ, tàu bay lên và tàu quay lại. Được hỗ trợ bởi vệ tinh chuyển tiếp Thước Kiều 2, tàu đổ bộ và tàu bay lên trong tổ hợp Hằng Nga 6 đã hạ cánh theo kế hoạch ở lưu vực Nam Cực – Aitken (SPA) ở mặt tối của mặt trăng vào ngày 2-6 và lấy mẫu thành công.

Ngày 4-6, tàu bay lên cất cánh từ mặt trăng và chuyển giao mẫu cho cặp đôi tàu quỹ đạo – tàu quay lại vốn hoạt động trên quỹ đạo của thiên thể. 13 ngày sau, tàu quay lại bắt đầu hành trình và hạ cánh xuống khu vực Siziwang Banner thuộc khu tự trị Nội Mông phía Bắc Trung Quốc,

Thành công của sứ mệnh Hằng Nga 6 đánh dấu thành tựu không gian mới nhất của Trung Quốc. Sau những đóng góp cho sứ mệnh này, vệ tinh Thước Kiều 2 sẽ bắt đầu nhiệm vụ chính vào thời điểm thích hợp. Vệ tinh này được trang bị nhiều thiết bị tối tân để thu thập dữ liệu khoa học từ mặt trăng và không gian sâu. 

Theo Anh Thư/NLĐO

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)