Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Tháo gỡ 3 “điểm nghẽn” với phát triển giáo dục mầm non

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Trong kết lun ca Thng Chính ph Phm Minh Chính ti phiên hp ca y ban Quc gia Đi mi giáo dc và đào to v “đi mi, phát trin giáo dc mm non đến năm 2030, tm nhìn đến năm 2045” có yêu cu tích cc tháo g 3 “đim nghn” đi vi phát trin giáo dc mm non.


Hc sinh Trưng Mm non Thiên Ân 3 (TP.Th Đc) tham gia cuc thi v

Trước đó, vào ngày 4-4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì phiên họp nói trên. Qua nghe báo cáo của Bộ GD-ĐT, ý kiến các đại biểu dự họp, Thủ tướng hoan nghênh các ý kiến tâm huyết, trách nhiệm và sát thực tế của các đại biểu với mong muốn phát triển giáo dục nước nhà.

Xây dng, phát trin con ngưi cn đt nn móng t nhng năm đu đi

Trong kết luận, Thủ tướng khẳng định giáo dục – đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của toàn Đảng, của cả hệ thống chính trị và của toàn dân với quan điểm xuyên suốt: Con người là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu, là nguồn lực và động lực cho phát triển. Giáo dục mầm non có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân, trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực, phát triển con người Việt Nam. Xây dựng, phát triển con người cần đặt nền móng từ những năm đầu đời.

Theo Thủ tướng, trong những năm qua, giáo dục mầm non đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Mạng lưới các cơ sở giáo dục mầm non phát triển rộng khắp, đến tất cả các xã, phường, thôn bản trên cả nước; đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đưa trẻ tới trường. Việc thực hiện thành công mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo 5 tuổi đã tạo cơ chế, động lực thúc đẩy giáo dục mầm non phát triển, từng bước đáp ứng nhu cầu nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Việc đầu tư cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên mầm non, cán bộ quản lý giáo dục mầm non ngày càng được quan tâm.

Các chính sách của Chính phủ như hỗ trợ tổ chức nấu ăn, hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo vùng khó khăn, hỗ trợ giáo viên dạy lớp ghép và tăng cường tiếng Việt, hỗ trợ trẻ mầm non con em công nhân… đã góp phần không nhỏ nâng cao chất lượng giáo dục mầm non. Tuy nhiên, nhận thức của xã hội về giáo dục mầm non và tầm quan trọng của giai đoạn phát triển đầu đời còn nhiều hạn chế. Giáo dục mầm non còn gặp nhiều khó khăn như chậm khắc phục tình trạng thiếu trường lớp, thiếu giáo viên, thiếu trang thiết bị dạy học. Năng lực chuyên môn của đội ngũ giáo viên mầm non còn hạn chế, đặc biệt là ở những vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc. Các chính sách hỗ trợ trẻ em còn chậm đổi mới; chương trình giáo dục mầm non chưa được đổi mới theo yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục – đào tạo.


Cô trò Trư
ng Mm non Hương Nng Hng (TP.Th Đc) trong mt hot đng hc tp

Thủ tướng cho rằng, trước nhu cầu phát triển đất nước thời kỳ mới, giáo dục mầm non cần được đổi mới để đáp ứng yêu cầu. Trong đó, mục tiêu là tiến tới phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi; đổi mới nội dung chương trình giáo dục mầm non. Đặc biệt, cần có cơ chế huy động nguồn lực và các điều kiện để đổi mới, phát triển giáo dục mầm non.

Tháo g 3 “đim nghn” đi vi phát trin giáo dc mm non

Thực hiện đổi mới giáo dục mầm non, theo Thủ tướng phải phù hợp chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; phù hợp với xu thế phát triển thời đại, với thực tiễn, hoàn cảnh của đất nước. Đổi mới giáo dục mầm non phải được đặt trên nền đổi mới tư duy, phương pháp luận, cách tiếp cận tổng thể, có tính toàn diện – toàn dân, phù hợp yêu cầu thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Đổi mới phải phù hợp với vai trò, vị trí của giáo dục mầm non để đào tạo và phát triển toàn diện con người trong tương lai.

Theo yêu cu ca Th tưng Chính ph, UBND các tnh, thành ph trc thuc Trung ương ưu tiên b trí biên chế và tuyn dng giáo viên mm non theo quy đnh đ đm bo an toàn cho tr em và cht lưng giáo dc mm non.

Đng thi, quan tâm b trí ngân sách đu tư công giai đon 2026-2030 phù hp vi các nguyên tc, tiêu chí b trí vn đu tư công và các ngun lc khác đ xây dng b sung, sa cha, ci to thay thế phòng hc tm, bán kiên c bo đm an toàn cho tr, giáo viên; đc bi nhng khu vc thưng xuyên có thiên tai, bão lũ…

Thủ tướng cho rằng cần rà soát, có sự thay đổi mạnh mẽ về cơ chế, chính sách, cách huy động và phân bổ nguồn lực để tạo nên bước đột phá cho sự phát triển giáo dục mầm non thời gian tới; nhất là các chính sách về thuế, tiếp cận đất đai, tín dụng và vấn đề xã hội hóa. Tích cực tháo gỡ 3 “điểm nghẽn” đối với phát triển giáo dục mầm non là: Nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất; nhân lực đội ngũ giáo viên; tiếp cận giáo dục mầm non chưa bình đẳng (nhất là ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo…). Có cơ chế, chính sách huy động nguồn nhân lực cho giáo dục mầm non (chính sách về đào tạo, bồi dưỡng, thu hút giáo viên mầm non); đặc biệt quan tâm các chính sách phát triển cơ sở giáo dục mầm non theo phương thức đối tác công tư.

Với Bộ GD-ĐT, Thủ tướng yêu cầu tiếp thu ý kiến để tiếp tục hoàn thiện hồ sơ báo cáo Chính phủ việc đề xuất trình Quốc hội ban hành nghị quyết về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo 3-5 tuổi và nghị quyết về đổi mới chương trình giáo dục mầm non một cách kỹ lưỡng, chất lượng và đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật. Các bộ, cơ quan có liên quan và địa phương căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động phối hợp Bộ GD-ĐT triển khai thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc; góp phần đổi mới, phát triển giáo dục mầm non.

Mê Tâm

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)