Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Tháo gỡ khó khăn trong đào tạo kép

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Mô hình đào to kép ca Đc đã đưc nhiu trưng ngh ti Vit Nam áp dng. Sau thi gian trin khai, bên cnh thun li, các trưng cũng gp không ít khó khăn v tài chính, nhân s…, đc bit là doanh nghip (DN) chưa ch đng hp tác.

Bà Nguyn Th Lý (Hiu trưng Trưng CĐ Công ngh Th Đc) chia s thành công trong hp tác đào to kép vi DN

Li ích ca chương trình đào to kép

ThS. Trần Quang Bình (Khoa Công nghệ thông tin, Trường CĐ Kinh tế – Kỹ thuật TP.HCM) nhìn nhận: Hiện nay nhiều trường CĐ-TC ký kết hợp tác với DN nhằm tạo cơ hội cho người học tiếp xúc, thực hành. Có trường hợp tác với hàng trăm DN, trong đó có DN tham gia mô hình đào tạo kép. Thực tế, một số DN FDI của Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc thực hiện tốt chương trình thí điểm này nhưng khó khăn nhất là làm thế nào để thay đổi tư duy, thói quen và cách làm của DN trong nước, đặc biệt là DN vừa và nhỏ.

Theo ThS. Trần Quang Bình, đào tạo nghề là đào tạo kỹ năng cho người thợ tiếp xúc với công việc theo các tiêu chuẩn nghề. Do đó, dạy nghề phải thiết kế theo modul, theo nhóm nhỏ, có người quan sát hướng dẫn. Cơ sở vật chất phải đầu tư đồng bộ, giáo viên giỏi kỹ năng thực hành và giảng dạy tích hợp. Tất cả đặc điểm này quy định cơ chế đầu tư và chi phí đào tạo nghề phải có sự khác biệt so với đào tạo hàn lâm. Tuy nhiên, hiện nay kinh phí đầu tư hỗ trợ dạy nghề chưa được quan tâm đúng mức nên các trường phải tự cân đối tài chính. Tổng thu từ học phí không đủ chi phí đào tạo theo mô hình này, các trường phải mở dịch vụ đào tạo khác để bù chi hoặc giảm thực hành, thực tập và hệ quả tất yếu là chất lượng đào tạo không đáp ứng yêu cầu.

TS. Phan Tấn Quốc (Trường ĐH Sài Gòn) đánh giá mô hình đào tạo kép giúp người học có cơ hội rèn luyện các kỹ năng như giao tiếp, làm việc nhóm, ngoại ngữ và hòa nhập với môi trường DN, hơn hết là được đào tạo thực hành chuyên sâu hơn. Từ mô hình này, các trường có cơ sở mời chuyên gia từ DN, các nhà khoa học tham gia đào tạo. Với các trường thiếu giáo viên thì đây là mô hình để giảm tải khối lượng giờ giảng, nhất là giáo viên có trình độ cao. “Nhà trường sẽ thuận lợi hơn trong việc phân tích, đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của người học để từ đó điều chỉnh chương trình đào tạo, chỉ tiêu tuyển sinh theo từng ngành nghề. Ngoài ra, các trường có cơ sở để nâng học phí nhằm hoàn thiện cơ sở vật chất phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ mới. Mô hình đào tạo kép cũng phù hợp với loại hình đào tạo chất lượng cao, tiên tiến hoặc với các hệ đào tạo theo một thị trường lao động cụ thể…”, TS. Phan Tấn Quốc nói.

H tr hc phí cho mô hình đào to kép

Theo ông Đặng Minh Sự (Trưởng phòng Giáo dục nghề nghiệp, Sở LĐ-TB&XH TP.HCM), học phí của mô hình đào tạo kép cao trong khi người học không có khả năng, như vậy để thu hút người học nghề rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước. Đặc biệt, với thời lượng 70% thực hành tại DN, người học trực tiếp tham gia các công việc DN giao, nếu không may bị tai nạn lao động thì ai sẽ chịu trách nhiệm? Vì vậy, việc mua bảo hiểm cho người học cũng cần tính đến. Ký kết hợp tác đào tạo là việc phải làm, song DN phải ngồi lại với trường bàn bạc cụ thể sao cho đảm bảo quyền, nghĩa vụ và lợi ích của đôi bên.

Bà Nguyễn Thị Lý (Hiệu trưởng Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức) chia sẻ: “Hiện nay nhận thức của DN cũng đã dần thay đổi, họ chủ động tham gia đào tạo nghề với mong muốn không phải đào tạo lại nhân lực đã tuyển dụng. Sinh viên được thực tập, làm việc trước khi tốt nghiệp và khi ra trường có thể hòa nhập nhanh vào thị trường lao động. Bên cạnh chuyên môn, nhà tuyển dụng còn quan tâm đến thái độ của người lao động, đặc biệt là thị trường lao động có yếu tố nước ngoài. Vì vậy đòi hỏi trường nghề phải nỗ lực liên kết với DN, tranh thủ sự giúp đỡ của DN và giữ chân đội ngũ giáo viên  giỏi”.

Cn hành lang pháp lý phù hp

Không phủ nhận ưu điểm của đào tạo kép, nhưng ThS. Phạm Phi Vân (Trường CĐ Bách khoa Nam Sài Gòn) lại băn khoăn: Trường tuyển giáo viên dạy kỹ thuật chỉ để dạy lý thuyết, như vậy kiến thức thực hành của giáo viên sẽ mai một, đó là chưa nói đến năng lực sư phạm. Về mặt pháp lý thì đội ngũ giảng dạy thực hành tại DN cũng phải đủ các tiêu chuẩn như giáo viên dạy nghề là trở ngại lớn cho trường cũng như DN. “Muốn thực hiện thành công đào tạo kép cần phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa nhà trường và DN, cơ sở pháp lý ràng buộc DN. Trong quá trình xây dựng chương trình đào tạo, nhu cầu của DN về một ngành nghề nào đó với tiêu chí, tiêu chuẩn cần thiết phải được biên soạn cụ thể để người học vận dụng vào thực tế mà không phải điều chỉnh hoặc hướng dẫn lại. Điều này giúp cho DN giảm bớt chi phí, thời gian và nhân sự cho công tác huấn luyện hoặc phỏng vấn tuyển dụng”, ThS. Phạm Phi Vân đề xuất.

DN không cn chi phí đào to

Đó là khẳng định của bà Phạm Thị Thanh Thúy – Trưởng phòng Nhân sự Công ty CP Thiết bị điện Sài Gòn, đơn vị nhiều năm đồng hành với các trường ĐH-CĐ và TC trong tiếp nhận sinh viên, học sinh thực hành, thực tập. Tuy nhiên, bà Thúy lưu ý phía nhà trường phải đảm bảo phần lý thuyết sao cho khi sang DN, người học có thể thực hành ngay. Ví dụ, để người học đọc được bản vẽ kỹ thuật là nhiệm vụ đào tạo của nhà trường chứ không phải của DN. Khi sinh viên, học sinh đến, DN không đào tạo mà là giao việc phù hợp để các em thực hành, hướng dẫn chuyên môn và phản ánh năng lực về cho trường.

Sinh viên Trưng CĐ Ngh TP.HCM trong gi thc hành

“Trong biên bản ký kết hợp tác, nhiều trường đề cập đến chi phí đào tạo cho DN, chúng tôi đều gạt bỏ vì đó là trách nhiệm của DN. Thời gian thực tập cũng cần được tăng thêm chứ như lâu nay chỉ vài tháng là chưa đủ, nhất các ngành nghề kỹ thuật”, bà Thúy nói.

Tương tự, ThS. Nguyễn Thị Ngân (Khoa Tài chính – Kế toán, Trường CĐ Kinh tế – Kỹ thuật TP.HCM) cũng lo ngại việc thiếu giáo viên và thợ cả nhiều kinh nghiệm thì khó mà thực hiện mô hình đào tạo kép. Ngoài ra, chế độ ưu đãi, khuyến khích cho thợ cả chưa có nên không nhiều người tham gia. “Sự liên kết giữa trường nghề và DN còn hình thức, quyền và nghĩa vụ giữa các bên chưa rõ ràng. Để mô hình này đạt hiệu quả, cần có chính sách hỗ trợ DN như ưu đãi vay vốn, thuế…”, ThS. Nguyễn Thị Ngân kiến nghị. 

Trong khi đó, ThS. Trần Quang Bình phân tích: “Đào tạo kép hiện chưa thể phát huy hết cái hay của nó, có DN chỉ là nơi để đưa sinh viên đến, còn làm gì ở đó thì chưa được quan tâm đúng mức. Một số trường ký kết hợp tác với DN chỉ để công bố và quảng bá tuyển sinh. Còn về phía DN thì chỉ tập trung sản xuất, kinh doanh, lợi nhuận đặt lên hàng đầu và gần như duy nhất. Chưa có nhiều DN có hướng đào tạo kết hợp nên không có cơ chế chính sách, không có đội ngũ chuyên gia hoặc không có thời gian hướng dẫn. Do đó việc thực tập của sinh viên chỉ là cưỡi ngựa xem hoa, chưa thật sự làm chủ công việc”.

T.Anh

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)