Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Tháo gỡ rào cản trong đào tạo nghề

Tạp Chí Giáo Dục

Cuc cách mng công nghip (CMCN) 4.0 tác đng mnh đến vic làm, k năng mi ca ngưi lao đng. Đây là cơ hi và cũng là thách thc ln đi vi h thng giáo dc ngh nghip (GDNN) Vit Nam. Đ thc hin các gii pháp đào to k năng ngh nghip, nhiu chuyên gia cho rng cn có h thng giáo dc m vi s h tr ca công ngh.

Sinh viên mt trưng CĐ ngh trong gi thc hành

TSKH. Phạm Đỗ Nhật Tiến (nguyên Trợ lý Bộ trưởng Bộ GD-ĐT) cho biết sự tác động của cuộc CMCN 4.0 lên thị trường lao động với tốc độ chưa từng thấy. Dự báo có 65% trẻ em vào tiểu học ngày nay, khi ra trường sẽ bước vào một thị trường lao động với những công việc chưa hề tồn tại. Điều tra xã hội học cho thấy, đến năm 2020 mất đi 7,1 triệu việc làm và tăng 2 triệu việc làm mới. Các công việc mới nảy sinh chủ yếu trong lĩnh vực STEM. Theo đó, mức đòi hỏi kỹ năng mới đến năm 2020 là: 43% ở ngành dịch vụ tài chính và đầu tư; 35% ở ngành công nghệ thông tin; 29% ở ngành chăm sóc sức khỏe; 27% ở ngành truyền thông, giải trí. Các kỹ năng có nhu cầu cao gồm kỹ năng nhận thức, kỹ năng hệ thống, kỹ năng giải quyết vấn đề phức hợp, kỹ năng xã hội… Trước những đòi hỏi đó, vấn đề đặt ra cho hệ thống GDNN Việt Nam là cần đổi mới căn bản đào tạo nghề theo hướng 4.0 để chuẩn bị lực lượng lao động tương lai, làm sao cho họ có thể chủ động tham gia vào cuộc CMCN 4.0.

Tuy nhiên, theo ông Tiến, rào cản lớn là cho đến nay dù đã có nhiều phân tích về tác động của cuộc CMCN 4.0 lên việc làm và kỹ năng nhưng danh mục việc làm mới và bản kê kỹ năng mới vẫn chưa được xác định rõ ràng. Để giải quyết khó khăn trước mắt, ông Tiến cho rằng cần tạo cơ hội để người học đến với GDNN chất lượng cao và miễn phí. Nâng cao chất lượng thông qua việc hợp tác, chia sẻ tri thức và kinh nghiệm giữa giáo viên và người học, nâng cao hiệu quả thông tin trong việc chia sẻ các khóa học ngắn hạn giữa các cơ sở GDNN…

Trong khi đó, TS. Phạm Vũ Quốc Bình (Cục Kiểm định chất lượng, Tổng cục GDNN) khẳng định phương thức học e-Learning sẽ góp phần phát triển GDNN trước thách thức của cuộc CMCN 4.0, nhưng tại Việt Nam, không ít trường nghề chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề này. Số liệu điều tra ở 30 trường TC-CĐ cho thấy cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của các trường còn yếu, 100% trường chưa xây dựng được phòng học chuyên dụng có thiết bị trình chiếu, video, camera kết nối internet và chỉ có 70% trường CĐ kết nối internet thông qua đường truyền ADSL.

Cũng theo ông Bình, khi điều tra khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng của hệ thống công nghệ thông tin sẵn có, 62% giáo viên cho rằng nhà trường không có đủ cơ sở vật chất trang thiết bị về công nghệ thông tin để triển khai các ứng dụng công nghệ của họ. Điều này cho thấy việc khai thác các ứng dụng trên internet tại các trường TC-CĐ còn hạn chế.

Vn đ đt ra cho h thng GDNN Vit Nam là cn đi mi căn bn đào to ngh theo hưng 4.0 đ chun b lc lưng lao đng tương lai, làm sao cho h có th ch đng tham gia vào cuc CMCN 4.0.

TS. Ngô Phan Anh Tuấn (Khoa Quản lý giáo dục, Trường Cán bộ Quản lý giáo dục TP.HCM) nhìn nhận hệ thống giáo dục mở là “chìa khóa” để xây dựng lực lượng lao động chất lượng đáp ứng cuộc CMCN 4.0. Tuy nhiên hiện nay vẫn còn nhiều bất cập chưa được tháo gỡ như mạng lưới GDNN còn chồng chéo, phân tán, trùng lắp ngành nghề đào tạo, chậm đổi mới cơ chế hoạt động GDNN. Sự kết hợp với các doanh nghiệp, người sử dụng lao động trong xây dựng, biên soạn chương trình, giáo trình chưa chặt chẽ. Đặc biệt là cách tiếp cận phương pháp dạy và học theo hướng tích cực, lấy người học làm trung tâm, chú trọng đến năng lực thực hiện chưa triển khai hiệu quả.

Nguyên nhân của tình trạng này cũng được ông Tuấn chỉ ra, đó là bệnh hình thức, hư danh, chạy theo bằng cấp. Tư duy bao cấp còn nặng làm hạn chế khả năng huy động các nguồn lực xã hội, nhất là của các doanh nghiệp đầu tư cho GDNN. Công tác quản lý chất lượng, thanh tra, kiểm tra và giám sát chưa được coi trọng đúng mức…

Đề cập đến giải pháp thực hiện giáo dục mở đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường lao động, ông Tuấn đề xuất áp dụng tiêu chuẩn mới của cuộc CMCN 4.0 vào chương trình đào tạo, các hoạt động nghiên cứu ứng dụng, giảng dạy và chuyển giao công nghệ trong GDNN. Áp dụng công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ thông tin trên nền tảng internet vạn vật (IoT) và trí tuệ nhân tạo (AI).

“Đổi mới tổ chức đào tạo theo mô đun, tín chỉ và phát triển đào tạo trực tuyến sẽ là hướng đào tạo chủ yếu. Chương trình đào tạo phải được thiết kế linh hoạt, một mặt đáp ứng chuẩn đầu ra của nghề, mặt khác tạo sự liên thông giữa các trình độ trong một nghề và giữa các nghề”, ông Tuấn gợi ý.

T.Tri

Bình luận (0)