Hội nhậpThế giới 24h

Thập kỷ sau siêu bão lịch sử thảm khốc và bài học kinh nghiệm

Tạp Chí Giáo Dục

10 năm trước, siêu bão Yolanda (còn gọi là bão Haiyan) đã khiến hơn 6.300 người thiệt mạng và gần 4 triệu người ở Philippines phải sơ tán. Nước dâng lên tới 7 mét ở một số khu vực, quét sạch toàn bộ khu dân cư. Đường dây liên lạc bị đình trệ đã khiến thiệt hại càng nghiêm trọng hơn.
Cảnh hoang tàn sau siêu bão Yolanda.
Theo Hội đồng Quản lý và giảm thiểu rủi ro thiên tai Philippines (NDRRMC), năm 2013, bão Yolanda đã làm hơn 16 triệu người Philippines bị ảnh hưởng trực tiếp, gây thiệt hại tài sản và cơ sở hạ tầng trị giá 89 tỉ Peso.
Sự kiện thời tiết khắc nghiệt thảm khốc một lần nữa nhấn mạnh nhu cầu thiết yếu về hệ thống cảnh báo bão mạnh mẽ hơn ở Philippines.
Sau tác động thảm khốc của Yolanda, Cơ quan Quản lý Dịch vụ Thiên văn, Địa vật lý và Khí quyển Philippines (PAGASA) cũng nhận thấy phải hiện đại hóa hệ thống. 10 năm trước, PAGASA hầu như không đủ sức dự đoán để cảnh báo chính xác tác động do bão Yolanda.
Với tư cách là cơ quan thời tiết nhà nước trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, công nghệ và hệ thống giám sát thời tiết của PAGASA vào thời điểm đó hầu như không đủ để dự đoán và cảnh báo chính xác cho công chúng về cường độ và nước dâng do bão lớn của Yolanda.
Cụ thể, đó là việc nâng cấp radar, mô hình hóa dữ liệu và nền tảng liên lạc để tăng cường khả năng sẵn sàng ứng phó với thảm họa. Hơn nữa, việc truyền đạt các cảnh báo lốc xoáy nghiêm trọng tới các cộng đồng bị đe dọa được xác định là một lỗ hổng lớn.
Hơn nữa, các cảnh báo chứa các thuật ngữ và ngôn ngữ chuyên ngành. Mặt khác, do chưa tiếp xúc với siêu bão ở thời điểm trước đó, nhiều người dân vẫn coi nhẹ thông điệp từ PAGASA.
Một đánh giá do Đại học Tohoku ở Nhật Bản thực hiện cho thấy, một bộ phận người dân Philippines thời điểm đó thiếu nhận thức về tác động tàn khốc của hiện tượng nước dâng do bão trước Yolanda.
PAGASA đã đưa ra cảnh báo và tổ chức họp báo 6 giờ một lần khi bão Yolanda đến gần. Tuy nhiên, do đã từng vượt qua các cơn bão nhiệt đới trước đó nên người dân tại các cộng đồng bị ảnh hưởng đã đánh giá thấp cường độ của siêu bão.
Hơn nữa, nhiều người đã không chú ý đến các quy trình sơ tán. Việc chuẩn bị ứng phó với thảm họa thông qua các cuộc diễn tập, hệ thống cảnh báo sớm và giáo dục cộng đồng là chưa đầy đủ.
PV (theo laodong)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)