Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Thắp lên hy vọng cho trẻ em thiệt thòi

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Có cơ hi đưc tham gia tri hè ti Đài Loan, chng kiến nn giáo dc đ đy ca tr em nưc bn, nghĩ rng bn thân cn phi làm điu gì đó cho tr em bt hnh ca nưc mình, Nguyn Hunh Nht Tiến (lp 11I3, Trưng THPT Đinh Thin Lý) đã sáng lp ra d án SHope vi tham vng thp lên nhng hy vng tươi sáng v tương lai, nhóm lên nhng tiếng cưi giòn tan trong cuc sng cho tr em kém may mn trên khp đt nưc Vit Nam.

Thành viên ca SHope đang dy k năng cho các em nh  cô nhi vin Long Hoa (Q.7)

Bằng cách mở những lớp dạy làm sản phẩm thủ công, dạy vẽ tranh, tổ chức hoạt động ngoại khóa, dạy những trò chơi, môn thể thao mà các em không có điều kiện để tham gia…, mỗi một ngày trôi qua, SHope thắp lên những ngọn lửa hy vọng tươi đẹp về cuộc sống cho trẻ em bất hạnh.

Mi tr em đu có quyn đưc hnh phúc

Ý tưởng ban đầu của SHope là dạy tiếng Anh hay dạy kịch cho trẻ. Nhưng nhận thấy rằng những hoạt động này đã từng được triển khai rất nhiều, tính hiệu quả lại chỉ được ở một mặt. “Các em nhỏ bất hạnh đã rất thiệt thòi, thiếu thốn tình cảm. Làm thế nào có thể bù đắp phần nào cho các em về tình cảm, mang đến hơi ấm, tình yêu thương, vừa dạy kỹ năng sống, lan tỏa trong các em niềm hy vọng, sự ấm cúng…”, Nhật Tiến chia sẻ.

Nhận thức được sứ mệnh đó, cậu nam sinh lớp 11 đã kêu gọi bạn bè mình cùng tham gia. “SHope huy động được 17 thành viên cốt cán. Chúng em tìm hiểu trên mạng xã hội, sách báo tài liệu về dạy kỹ năng sống cho trẻ, cách làm những món đồ thủ công handmade để soạn giáo án cho các buổi dạy”.

Địa điểm đầu tiên mà SHope hướng đến là cô nhi viện Long Hoa (Q.7), nơi đang nuôi dưỡng 40 em nhỏ mồ côi, không nơi nương tựa. “Vấn đề vừa đặt ra đã ngay lập tức bị thầy trụ trì từ chối vì thầy cho rằng, học sinh cấp 3 chưa thể đủ khả năng, trình độ để dạy cho các em nhỏ những điều “lớn lao, cao siêu” như thế. Thêm nữa, theo thầy trụ trì rất nhiều dự án thiện nguyện lập ra, đề xuất rồi lại đâu vào đấy…”, Tiến nhớ lại.

Không nản lòng, trong hơn 1 tháng trời, tuần nào Tiến cũng 2, 3 lần đến cô nhi viện “thuyết phục”. “Em nói cho thầy nghe về sự khác biệt của SHope, về những hy vọng mà SHope muốn gửi gắm đến các em nhỏ. Có lẽ, nhìn thấy tình yêu và sự nhiệt huyết của SHope nên thầy đã gật đầu”, Nhật Tiến vui mừng cho biết.

Vậy là đều đặn, vào mỗi chiều thứ bảy hàng tuần, những buổi học “lạ lùng” với học trò là những cậu bé côi cút, “thầy cô giáo” lại là những nam sinh, nữ sinh chỉ mới 16, 17 tuổi, trường học là cô nhi viện. “Buổi học đầu tiên dạy làm bao lì xì thủ công. Đơn giản vì bao lì xì rất dễ làm, vừa tạo ra sự hứng thú cho các em nhỏ nhưng cũng dạy các em về sự kiên nhẫn, tỉ mỉ”.

Kế tiếp là những buổi học về làm cây hoa mai giấy, làm tranh cát, dây trang trí, làm vòng tay, gấp hạc giấy Nhật Bản, tranh vẽ ước mơ… Bên cạnh đó, là những hoạt động ngoại khóa về các trò chơi dân gian, các bộ môn thể thao như đá bóng, bóng chuyền… Đặc biệt, các hoạt động đều hướng tới tái chế tận dụng từ những phế phẩm như chai lọ, hộp sữa, nắp chai, thùng các-tông. Tất cả những sản phẩm này đều được SHope bán gây quỹ trong các sự kiện cuối mùa.

“Mọi trẻ em đều có quyền được hạnh phúc, được hy vọng về những điều tốt đẹp và nhìn về những điều tốt đẹp. Chúng em mong muốn những em nhỏ kém may mắn cũng được cơ hội tiếp cận với nền giáo dục tiên tiến, được học về kỹ năng sống, rèn luyện cả thể chất và tâm hồn”, nam sinh sáng lập dự án nói.

“Ln lên” t tình yêu con tr

Đồng hành cùng dự án từ những ngày đầu, Trần Dương Nhật Quỳnh (lớp 11I2) chia sẻ rằng, mỗi tiết học trôi qua đều là những trải nghiệm trưởng thành của tuổi trẻ. “Dạy các em vẽ nên những ước mơ thật ra cũng là dạy chính bản thân mình biết mơ ước, biết trân trọng những điều đơn giản, thường nhật xung quanh mình để từ đó hy vọng nhiều hơn vào cuộc sống”, Quỳnh chia sẻ.

Còn với Nhật Tiến, sáng lập viên của dự án thì chỉ riêng mỗi ngày được nghe thấy những tiếng cười giòn tan, nhìn thấy niềm vui của các em nhỏ kém may mắn đã là hạnh phúc. “Các em đã coi SHope như người thân của mình vậy. Sẵn sàng mở lòng kể những câu chuyện không đầu không cuối, những ước mơ ngô nghê. Kết thúc mỗi buổi học là những bịn rịn rất thương”.

Một điểm đặc biệt là không chỉ có học sinh Trường THPT Đinh Thiện Lý chọn SHope làm điểm dừng chân của tuổi trẻ mà rất nhiều thành viên trong SHope là học sinh các trường khác như THPT chuyên Lê Hồng Phong, THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, THPT Đức Trí, THPT Nguyễn Thị Minh Khai. Thậm chí, còn là sinh viên ĐH Y dược TP.HCM, ĐH Sư phạm TP.HCM, nâng số thành viên của SHope lên đến 41 thành viên.

Nguyễn Vũ Minh Thư (học sinh Trường THPT Lê Quý Đôn) cho biết, để mỗi giờ lên lớp thật chuyên nghiệp, chúng em đều phải lên giáo án thật kỹ bằng cách tham khảo tài liệu từ nhiều nguồn như sách báo, mạng internet, hỏi thầy cô giáo. “Bất kể hoạt động thiện nguyện nào cũng đều mang đến sự trưởng thành cho người trẻ. Nhưng khi được tiếp xúc với trẻ em, lắng nghe những chia sẻ, ước muốn hồn nhiên của các em thì lại cảm thấy mình lớn lên hơn rất nhiều. Có những điều, thậm chí, mình còn học được từ các em như sự bao dung và hồn nhiên”, Thư kể.

Mùa một SHope vừa kết thúc với đêm nhạc gây quỹ từ thiện do chính thành viên của SHope chung tay thực hiện. Mùa 2 sắp tới, SHope sẽ tập trung hướng tới trang bị kỹ năng sinh tồn, kỹ năng thích ứng trong những môi trường khắc nghiệt như thắt nút dây, buộc thừng, thoát hỏa hoạn và mở rộng dự án đến vùng ven của thành phố như Nhà Bè, Bình Chánh, Củ Chi, để thắp lên thật nhiều niềm hy vọng cho thật nhiều trẻ em nghèo, trẻ em khó khăn.

Bài, nh: Yến Hoa

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)