Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Thầy Bùi Mạnh Nhị trong trái tim sinh viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM

Tạp Chí Giáo Dục

PGS.TSKH.NGƯT Bùi Mnh Nh – nguyên V trưng V T chc cán b – B Giáo dc và Đào to, nguyên Chánh văn phòng Hi đng Giáo sư Nhà nưc, nguyên Hiu trưng Trưng ĐH Sư phm TP.HCM qua đi ngày 5-4-2023 ti TP.HCM sau mt thi gian dài chng chi vi bnh ung thư gan…

Những ngày qua, nhiều bài báo viết phản ánh rất sinh động về cuộc đời, sự nghiệp và những cống hiến của thầy Bùi Mạnh Nhị với sự nghiệp giáo dục nước nhà, từ chân dung nhà giáo mẫu mực tận tụy, nhà khoa học với nhiều công trình có giá trị, nhà thơ, nhà lý luận phê bình văn học với những tác phẩm để lại dấu ấn sâu đậm cho đến nhà quản lý tài ba với nhiều đóng góp đột phá cho ngành giáo dục Việt Nam. Ở đây, tôi xin viết đôi điều cảm nhận về thầy Bùi Mạnh Nhị trong trái tim học trò, những sinh viên Khoa Ngữ văn ĐH Sư phạm TP.HCM từng học thầy!

Để mở đầu bài viết này, tôi xin mượn lời nhà báo Cù Mai Công, sinh viên khóa II Khoa Ngữ văn Trường ĐH Sư phạm TP.HCM đã viết khi hay tin thầy Bùi Mạnh Nhị qua đời: “Thầy Bùi Mạnh Nhị của chúng tôi đã đi hết cuộc đời khi mới 68 tuổi. Người thân và học trò thầy bàng hoàng. Chúng em xin được bái lạy vị thầy phẩm cách luôn “sáng như sao Khuê” trong lòng bao thế hệ sinh viên – học trò sư phạm TP.HCM”.

Từ Tây Nguyên, cô giáo Lê Thị Phương Thảo (giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Gia Lai) bày tỏ: “Nghe tin thầy ra đi, mình hụt hẫng và thương tiếc vô cùng! Mình có một kỷ niệm rất đặc biệt với thầy Bùi Mạnh Nhị. Chính thầy là người đã gieo niềm tin và đam mê nghề nghiệp để mình không rẽ sang lối đi khác mà tiếp tục ngồi ở giảng đường ĐH Sư phạm, ra trường gắn bó với nghề hơn 20 năm nay, nỗ lực từng chút một để thực hiện trọn vẹn lời nhận xét rất chân thành mà sâu sắc của thầy cách đây 25 năm sau khi tôi trình bày trước lớp một nội dung về văn học dân gian trong giờ học do thầy dạy. “Bài trình bày của em rất tốt, em rất có năng khiếu văn chương và có tố chất của một nhà giáo. Thầy tin sau này em sẽ trở thành một giáo viên giỏi”! Chỉ bấy nhiêu cũng đủ thấy sự gần gũi mà sâu sắc của thầy dành cho học trò.

Anh Trần Phiêu, cựu sinh viên khóa 24 (1998-2002) Khoa Ngữ văn ĐH Sư phạm TP.HCM đang sống ở Đà Nẵng không giấu nổi xúc động nghẹn ngào: “Chúng mình lại rời xa một người thầy giỏi giang, tâm huyết, hết lòng vì học trò, vì sự nghiệp trồng người”. Anh Phiêu nhớ lại: Hồi thầy được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, chúng mình nói với nhau rằng: Thầy làm quản lý thì mừng cho trường, cho ngành vì có nhà quản lý giỏi xứng tầm, nhưng tiếc cho các thế hệ sinh viên ngữ văn các khóa sau vì không còn được học trực tiếp thầy lên lớp dạy nữa, không cảm nhận trọn vẹn chất giọng trầm ấm ngọt ngào, chất nghệ sĩ ngâm nga ngọt ngào, tri thức khoa học uyên bác với cách thức làm việc rất trách nhiệm với tập thể, phong cách sư phạm mẫu mực…

Với cá nhân mình, có nhiều kỷ niệm rất sâu sắc, đầy ân tình với thầy Bùi Mạnh Nhị và quý thầy cô Khoa Ngữ văn, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM. Trong bài phát biểu đại diện các thế hệ sinh viên tại lễ kỷ niệm 35 năm thành lập Trường ĐH Sư phạm TP.HCM tổ chức ngày 31-12-2011, mình có nêu: “… Tôi phải nói thật lòng rằng được học ĐH Sư phạm là một may mắn, trong hoàn cảnh ngặt nghèo của gia đình, được sự quan tâm chia sẻ đầy ắp tình yêu thương của thầy cô và các anh chị đi trước là sự may mắn nhiều hơn. Từ chiếc xe đạp của thầy cô Khoa Ngữ văn tặng làm phương tiện để tôi đạp mỗi lượt đi về gần 100 cây số từ Sài Gòn về chăm sóc mẹ ở Củ Chi, làm phương tiện đi dạy kèm mỗi tối cho đến những suất học bổng do thầy cô trong khoa góp lại, của Đoàn Thanh niên – Hội Sinh viên trường vận động để chia sẻ khó khăn. Tôi không sao quên được tình cảm của thầy Bùi Mạnh Nhị – Chủ nhiệm khoa năm 1999, đã trích từ tiền nghiên cứu khoa học của thầy để hỗ trợ tôi một phần chi phí chữa trị cho mẹ trong cơn bạo bệnh…”.

Mình có may mắn trực tiếp được học, làm việc, chuyện trò với thầy Bùi Mạnh Nhị từ khi sinh viên đến tận bây giờ. Tấm lòng của thầy bao dung, rộng mở với các thế hệ sinh viên nên ai cũng kính quý thầy! Riêng mình, không chỉ kính quý, ngưỡng mộ mà còn mang ơn thầy nhiều lắm!

Lúc thầy làm Chủ nhiệm Khoa Ngữ văn thì Cải là Bí thư Đoàn khoa. Khi thầy làm Bí thư Đảng ủy/Hiệu trưởng trường thì Cải là Phó Bí thư Đoàn trường kiêm Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam Trường ĐH Sư phạm TP.HCM. Trong mỗi lần tham mưu các kế hoạch lớn của Đoàn – Hội cấp khoa hay cấp trường, thầy đều nhắc nhở lưu ý đến thực chất, chiều sâu, gắn với hoạt động nghiên cứu khoa học và nghiệp vụ sư phạm của sinh viên.

– PGS.TSKH.NGƯT Bùi Mạnh Nhị sinh năm 1955, quê xã Thành Lợi, huyện Vụ Bản, Nam Định.

– Sau khi tốt nghiệp ĐH ngành văn học năm 1977 tại Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 1, thầy Bùi Mạnh Nhị vào công tác tại Khoa Ngữ văn Trường ĐH Sư phạm TP.HCM.

– Từ năm 1978-1980, ông học cao học ngành văn tại Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 1.

– Từ năm 1985, ông làm Phó trưởng Bộ môn văn học Việt Nam, Khoa Ngữ văn Trường ĐH Sư phạm TP.HCM.

– Ông bảo vệ luận án tiến sĩ tại Viện Hàn lâm khoa học Nga năm 1992 và bảo vệ luận án tiến sĩ khoa học năm 1995 tại Viện Hàn lâm khoa học Nga.

– Từ năm 1996-1999, ông Bùi Mạnh Nhị làm Phó chủ nhiệm, Chủ nhiệm Khoa Ngữ văn Trường ĐH Sư phạm TP.HCM.

– Từ 1999-2007, ông Bùi Mạnh Nhị làm Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM.

– Từ 2007-2015, ông được bổ nhiệm làm Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Giáo dục và Đào tạo.

– Từ năm 2016, ông làm Ủy viên Hội đồng Lý luận phê bình văn học nghệ thuật Trung ương.

– Từ 2015 đến 2019 ông làm Chánh văn phòng Hội đồng Giáo sư Nhà nước.

– Từ tháng 2-2019, ông làm giảng viên cao cấp Trường ĐH Sư phạm TP.HCM.

– Ông Bùi Mạnh Nhị là hội viên Hội Nhà văn TP.HCM, hội viên Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam.

– PGS.TSKH Bùi Mạnh Nhị đã nhận được nhiều giải thưởng như: Giải B thơ của Hội Văn nghệ Hà Nội năm 1976, giải ba thơ của Hội Văn nghệ TP.HCM năm 1980.

– Năm 2010, ông được phong tặng Nhà giáo ưu tú; năm 2015, được tặng Huân chương Lao động hạng nhất.

Khi mình bị trộm lấy mất xe đạp sau chương trình văn thơ của trường, thầy cùng với thầy cô ở Khoa Ngữ văn góp lại cho mình 500.000 đồng mua chiếc xe đạp Martin 107 mới để có phương tiện đến trường, đi dạy kèm và tham gia hoạt động Đoàn – Hội.

Khi mẹ mình bệnh nặng nằm điều trị ở Thủ Đức, mỗi tuần mình đạp 2 lần từ quận 5 ra Thủ Đức thăm mẹ. Thầy biết hoàn cảnh, gọi mình lên khoa động viên, rồi móc ra trong túi bì thư tiền thưởng nghiên cứu khoa học gì đó của thầy (còn dán kín), khui ra và trích 300.000 đồng “tặng em mua thuốc men chăm sóc mẹ”…

Năm ngoái, khi mình bệnh phải theo dõi, điều trị tại Bệnh viện ĐH Y Dược TP.HCM, thầy gọi điện cho bác sĩ trưởng khoa nhờ tư vấn và theo dõi. Thầy động viên và chia sẻ thật nhiều. Mặc dù thầy đã trải qua bạo bệnh phải thay gan, nhưng thầy rất lạc quan, cần mẫn lao động khoa học, nghiên cứu, viết sách!

Mãi nhớ ơn và nguyện sống xứng đáng với gương thầy! Thành tâm cầu nguyện linh hồn thầy siêu thoát nhẹ nhàng nơi miền cực lạc!

Nguyễn Văn Cải
(Phó Hiu trưng Trưng THPT Quang Trung, TP.HCM;
h
c trò thy Bùi Mnh Nh khóa 1998-2002)

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)