Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Thầy Cil Duin của người Kơ Ho

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Nhng năm gn đây, tinh thn thi đua hc tp ca con em ngưi Kơ Ho ti các buôn làng th trn Lc Dương (huyn Lc Dương, tnh Lâm Đng) rt cao. Bi các em nêu gương “thy Cil Duin” – tiến sĩ ngưi Kơ Ho đu tiên mang nim cm hng v vi buôn làng…

Tiến sĩ Cil Duin (bên trái) chúc mng các giáo viên ca ngành giáo dc huyn Lc Dương đot gii cao ti Hi thi Giáo viên ch nhim lp cp tnh

Hc “hết ch” thì thôi

Đã nhiều năm trôi qua, song mỗi khi nhắc lại quá trình vượt khó học tập và mang tấm bằng danh giá từ Trung Quốc về buôn, tiến sĩ Cil Duin vẫn rơm rớm nước mắt nhớ về người cha luôn động viên anh ăn học; đến trước lúc mất, ông vẫn thều thào khuyên con học cho đến khi nào hết… chữ thì thôi!

Sinh năm 1976 trong một gia đình nghèo tại buôn Bon Dơng I – một buôn nhỏ của người Kơ Ho dưới chân núi LangBiang (nay thuộc thị trấn Lạc Dương), nhà Cil Duin có tới 9 anh chị em, kinh tế quá khó khăn; khi cái đói, cái nghèo bủa vây thì sự học xem như rất xa vời. Giữa lúc đa số trẻ em dân tộc thiểu số (DTTS) trong các buôn làng bỏ học theo cha mẹ lên nương rẫy kiếm sống thì cha của Cil Duin lại khuyên con phải học cái chữ để sau này bớt khổ. Nhưng cậu bé Cil Duin tới lớp học qua loa, cha mẹ bảo đi thì phải đi thôi. Bởi vậy, đến năm 11 tuổi, cậu bé Cil Duin mới vào lớp 1.

Đến năm học lớp 5, Cil Duin bỏ học một tuần, người cha đã dắt tay con đến tận lớp xin cô giáo chủ nhiệm cho con vào học lại. Thương cha, từ đó cậu học trò nhỏ mới quyết tâm học tập. Cil Duin chia sẻ, hồi đó “phong trào” bỏ học của học sinh DTTS rất đông, cả huyện Lạc Dương chỉ có 6-7 học sinh DTTS học tới lớp 9; khi lên THPT chỉ còn 5 người (cả Cil Duin – PV) theo học ở Trường THPT Dân tộc Nội trú tỉnh Lâm Đồng. “Vượt qua những năm tháng khó khăn, đói khổ đó để đi học đã khá vất vả, việc học tập càng vất vả hơn. Đa số học sinh DTTS đều tiếp thu kiến thức chậm, tôi may mắn được cha mẹ động viên nên càng nỗ lực học tập, dần dần tôi thấy say mê con chữ và cũng nhờ sáng dạ nên cứ học lên cao hơn…”, Cil Duin tâm sự.

Năm 2002, tốt nghiệp Khoa Lịch sử Trường ĐH Sư phạm Huế, Cil Duin trở về quê, được phân công giảng dạy tại Trường THPT LangBiang, huyện Lạc Dương – trực tiếp “gieo chữ” ngay chính trên vùng đất nghèo khó của quê hương mình. Với người DTTS, thoát ra từ khó khăn, đói nghèo để đi học, học đến đó và làm thầy giáo là quá đủ! Song, Cil Duin vẫn chưa thấy đủ, cảm thấy mình còn thích đi học, muốn tiếp tục học nữa… Vì vậy anh đã quyết định nộp hồ sơ thi cao học. Cil Duin chia sẻ, năm 2005 là năm có nhiều sự kiện lớn trong đời anh, đó là anh thi đậu cao học Khoa Lịch sử Trường ĐH Đà Lạt; vinh dự được kết nạp vào Đảng; và được cô giáo cùng trường… bắt làm chồng (theo phong tục của người DTTS bản địa – PV)… Khi nghe tin Cil Duin thi đậu cao học, cha anh rất vui mừng, đã hỏi: “Học hết cao học là học tới đâu vậy con, đã hết chữ chưa?”. Một người đàn ông Kơ Ho đã sống hơn “80 mùa rẫy”, cả đời lầm lũi với bao nhiêu nhọc nhằn, khốn khó thì cao học, thạc sĩ là gì, ông không biết. Ông chỉ biết khuyên con cái phải học đến khi nào hết cái chữ thì thôi.

Nim t hào ca ngưi Kơ Ho

Chuyện thầy giáo Kơ Ho ở buôn Bon Dơng đi học thạc sĩ rồi tiếp tục lấy tấm bằng tiến sĩ quốc tế là một câu chuyện dài cảm động. Sau khi tốt nghiệp cao học Trường ĐH Đà Lạt, đến tháng 9-2012, Cil Duin trúng tuyển học bổng đi làm nghiên cứu sinh bảo vệ luận án tiến sĩ tại Trường ĐH Sư phạm Bắc Kinh (Trung Quốc).

Ngày nay, con em ngưi Kơ Ho dưi chân núi LangBiang đã có nhiu điu kin thun li trong hc tp, li đưc tiến sĩ Cil Duin truyn cm hng, tiếp thêm đng lc chc rng không còn xa, ngưi Kơ Ho và các DTTS  Lâm Đng s có thêm nhiu tiến sĩ na.

Cil Duin kể: “Hai tuần trước khi tôi sang Trung Quốc học, bác sĩ khám và phát hiện cha tôi bị bệnh ung thư máu, tôi lưỡng lự giữa đi và ở nhà chăm sóc cha. Biết chuyện, ông buồn lắm, run run nắm bàn tay tôi, ông nói con là niềm tự hào của cả thị trấn và cả huyện, phải cố học không được bỏ ngang. Vậy là tôi đi học”. Nghe tin cha yếu, Cil Duin về thăm được 5 ngày thì ông mất. Sau một tháng chịu tang cha, Cil Duin trở lại Trung Quốc nỗ lực học và đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ quản lý học với đề tài: “Ảnh hưởng của yếu tố tổ chức nhà trường đối với việc đổi mới dạy học của giáo viên”.

Từ năm 2016 đến nay, dù đã chuyển về làm Phó Trưởng phòng GD-ĐT huyện Lạc Dương, không còn trực tiếp dạy học nữa; song tất cả học sinh và người dân ở huyện Lạc Dương mỗi khi gặp đều gọi tiến sĩ Cil Duin bằng thầy – thể hiện sự kính mến và niềm tự hào về một người con ưu tú của buôn làng mình. Đến giờ, không chỉ gia đình Cil Duin mà họ hàng, bà con và người dân huyện Lạc Dương đều rất hãnh diện vì lần đầu tiên có một người con Kơ Ho sống dung dị bao đời dưới chân ngọn LangBiang hùng vĩ đã vượt khó học tới tiến sĩ.

Ông Kra Jăn Tên (nguyên Phó Bí thư Huyện ủy Lạc Dương) rất tự hào khi nói đến Cil Duin: “Ngày xưa nhà nó nghèo, lại đông anh em, lúc đó học được con chữ đã khó khăn lắm rồi, nhưng nó còn làm được điều mà cả huyện này chưa ai làm được, đó là có bằng tiến sĩ”. Còn già làng Păng Tin Sing (thôn Bnơ C) luôn lấy tấm gương Cil Duin để khuyên dạy con cháu phải biết vượt khó đến trường, học giỏi. Ông bảo: “Cứ như thầy Duin đây này”. Theo cô Nguyễn Thị Hiền (Trưởng phòng GD-ĐT huyện Lạc Dương), người có gần 40 năm công tác trong ngành giáo dục, từng là cô giáo của Cil Duin: Đến thời điểm hiện tại, ngoài Cil Duin, chưa có ai là người DTTS có học vị tiến sĩ.

Cil Duin khi làm nghiên cu sinh ti Trung Quc

Ngoài công việc tại Phòng GD-ĐT, tham gia đại biểu HĐND tỉnh Lâm Đồng (nhiệm kỳ 2017-2022), tiến sĩ Cil Duin còn tích cực cùng các cộng sự biên soạn, hoàn thành từ điển tiếng Kơ Ho – Lạnh và đang tiếp tục làm từ điển Kơ Ho – Việt; tham gia các lớp dạy tiếng Kơ Ho cho cán bộ, giáo viên trong tỉnh…

Ngày nay, con em người Kơ Ho dưới chân núi LangBiang đã có nhiều điều kiện thuận lợi trong học tập, lại được tiến sĩ Cil Duin truyền cảm hứng, tiếp thêm động lực chắc rằng không còn xa, người Kơ Ho và các DTTS ở Lâm Đồng sẽ có thêm nhiều tiến sĩ nữa.

Bài, ảnh: Thanh Dương Hng

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)