Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Thầy cô đừng “đo gang” để chấm điểm 10

Tạp Chí Giáo Dục

Trong bi cnh ngành giáo dc xây dng trưng hc hnh phúc hin nay, GS.TS Hunh Văn Sơn (Hiu trưng Trưng ĐH Sư phm TP.HCM) khuyên giáo viên cn nghiêm túc thay đi trong cách đánh giá hc sinh. Theo đó, thy cô không “đo gang” đ chm đim 10; không dán nhãn, “chiếu tưng” hc sinh…

GS.TS Huỳnh Văn Sơn chia sẻ thông tin về trường học hạnh phúc 

Nhng li nhn xét hoa m, chung chung đu… vô giá tr

Theo GS.TS Huỳnh Văn Sơn, điều mà giáo viên, nhà trường cần chú ý khi thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đó là quan tâm nhiều hơn về đánh giá, nhất là đánh giá phẩm chất và năng lực học sinh. Khi đánh giá phẩm chất là phải đánh giá thường xuyên, ghi nhận mức độ đạt và mức độ phát triển của mỗi học sinh, chứ không phải lúc nào cũng quá áp lực về điểm số. “Thực tế cho thấy điểm số kỳ vọng là niềm vui và mong mỏi nhưng điểm số kỳ vọng đặt trong đánh giá năng lực nên được điều chỉnh. Mỗi bài học cũng chỉ phản ánh được một lát cắt của năng lực, kỹ năng chứ không thể nào trả lời được rằng kỹ năng đó của em là bao nhiêu điểm. Đó là lý do vì sao thầy cô, nhà trường phải đầu tư rất nhiều cho đánh giá thường xuyên và đánh giá bằng nhận xét. Điểm số trong trường học này (trường học hạnh phúc – PV) cần nên được xem xét một cách mềm hóa”, GS.TS Huỳnh Văn Sơn nêu rõ.

Ông cho rằng, nếu giáo viên dùng điểm số để phân biệt giữa các học sinh thì cũng chỉ nên dừng ở việc giúp mỗi học sinh nhận ra mình đang ở mức nào, trong tương quan với bạn như thế nào chứ không khẳng định được rằng em hơn hẳn bạn. Điều này càng có ý nghĩa hơn khi xây dựng trường học hạnh phúc, đòi hỏi thầy cô phải đầu tư thời gian, tâm trí để đánh giá bằng nhận xét cho học sinh. Bởi vì chính những điều này là một trong những nguồn động lực để mỗi học sinh có thể nỗ lực phấn đấu thêm. “Những lời nhận xét hoa mỹ, chung chung hoặc quá ngắn gọn đều không có giá trị với học sinh, thậm chí còn có tác động tiêu cực. Thầy cô hãy nhận xét dựa trên thực tế của học sinh, gợi mở trong các em điều cần thay đổi, phương thức thay đổi, ghi nhận tất cả các điểm mạnh của học sinh để các em nhận ra rằng đó là ưu thế của mình. Có như vậy các em mới thực sự phát triển và điều chỉnh bản thân một cách tích cực”, GS.TS Huỳnh Văn Sơn nhấn mạnh.

Giáo viên đng “đo gang” đ chm đim 10

Trong đánh giá học sinh bằng điểm số, GS.TS Huỳnh Văn Sơn cho hay, để đánh giá học sinh đạt mức điểm nào, giáo viên không chỉ có duy nhất một tiêu chí đó là so sản phẩm của các em với đáp án mà còn phải xem xét cả quá trình, dõi theo sự phát triển của học sinh, nhất là sự đầu tư về tâm trí, tinh thần vượt khó và những nỗ lực của học sinh.

Đáp án thì đều có khung, có thang nhưng những con số mang tính tương đối. Do đó, trong việc xem xét về điểm số của học sinh thì giáo viên phải tỉnh táo để hiểu được rằng đằng sau con điểm của mình đều có những giá trị, vừa đảm bảo tính khách quan, tương đối, vừa có giá trị thừa nhận có tác động tích cực khuyến khích các em. Đó mới thực sự là đánh giá mang tính nhân văn.

Theo GS.TS Huỳnh Văn Sơn, giáo viên không nên “đo gang” chấm điểm 10 cho học sinh

Theo GS.TS Huỳnh Văn Sơn, điều này có nghĩa là ngay cả khi thầy cô đánh giá bằng điểm số cũng không nên tách rời đánh giá quá trình mà phải có đánh giá xem xét toàn cục. Mọi biểu điểm của đáp án đều đòi hỏi tính khách quan nhưng giáo viên đừng bao giờ chỉ lệ thuộc vào tiêu chí đó mà phải theo dõi sự phát triển của học sinh để có đánh giá xác thực, phù hợp trong từng bối cảnh. “Lấy ví dụ về con điểm 10 cũng sẽ không giống nhau giữa các học sinh. Có em bình thường bài làm chỉ 7-8 điểm nhưng hôm nay bài làm đạt 9,45 thì tôi vẫn mong thầy cô, nếu cần thiết thì đừng tiếc mà hãy cho em học sinh đó điểm 10. Đừng bao giờ chấm điểm 10 mà “đo gang”, “đếm lỗi” và đòi hỏi học sinh về sự phải trọn vẹn. Nếu chúng ta làm mà không sai lệch về bản chất đánh giá, đem đến giá trị để học sinh phát triển thì tại sao không khuyến khích các em”, GS.TS Huỳnh Văn Sơn khẳng định.

S dán nhãn ca thy cô vi hc sinh là cc k khng khiếp

Theo GS.TS Huỳnh Văn Sơn, một trong những điều khủng khiếp nhất trong đánh giá học sinh đó là sự “chiếu tướng”, dán nhãn của thầy cô với các em. Hiện nay vẫn còn một số ít giáo viên còn đánh giá học sinh một cách chủ quan, thậm chí là có phần cảm tính. Chúng ta phải hiểu rằng mỗi sản phẩm học sinh tạo ra đều có bối cảnh, đều có những điều kiện xung quanh cùng những vấn đề tạo nên sản phẩm đó. Chính vì vậy, trong nguyên tắc đánh giá học sinh hiện nay, giáo viên chỉ nên tập trung vào sản phẩm đặt trong bối cảnh mà các em làm, đừng đánh giá vội về nhân cách, phẩm chất của học sinh. “Một học sinh làm sản phẩm trong một giờ đồng hồ rất khác với việc học sinh làm sản phẩm trong nhiều giờ hoặc có sự giúp sức của người khác. Hay một em có vấn đề về tâm lý hoặc gia đình thì trong bối cảnh đó sẽ có những hạn chế nhất định trong làm sản phẩm. Như vậy, giáo viên có thể dễ dàng chủ quan trong đánh giá sản phẩm của học sinh nếu thầy cô không kỹ lưỡng”, GS.TS Huỳnh Văn Sơn nêu ví dụ.

Ông nhấn mạnh rằng, việc nhận xét về sản phẩm của học sinh chỉ dừng ở mức đánh giá sản phẩm của các em đạt được điều gì, điều gì cần nỗ lực cố gắng, điều gì cần chú ý khắc phục, tránh phê bình năng lực, phẩm chất của học sinh hoặc tệ hơn là có những nhận xét tiêu cực liên quan đến gia đình, hoàn cảnh của các em. Bởi những điều này có thể dễ dàng tác động tiêu cực đến học sinh. “Nếu có góp ý về sản phẩm của học sinh thì thầy cô chỉ nên dừng ở việc góp ý về sản phẩm, về cách thức, quá trình các em làm. Đừng bao giờ qua sản phẩm mà góp ý về phẩm chất của học sinh, đánh giá về năng lực của các em. Sự dán nhãn của thầy cô với học sinh là cực kỳ khủng khiếp. Những “chiếu tướng” của thầy cô với học sinh có thể sẽ khiến các em cư xử như chính thầy cô muốn, rất nguy hiểm. Thầy cô đừng bao giờ đem dán nhãn những điều không hạnh phúc cho học sinh của mình”, GS.TS Huỳnh Văn Sơn khuyên.

Yến Hoa (ghi)

Bình luận (0)