Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Thầy cô phải là tấm gương cho học sinh

Tạp Chí Giáo Dục

Trường học phải thân thiện, học sinh mới học tập tích cực

1. Với phương pháp dạy học hiện nay, mỗi tiết học phải tạo được 100% học sinh tham gia trong tiết học và học sinh là người tự lĩnh hội kiến thức, có sự sáng tạo trong học tập. Với phương châm như vậy thì việc thực hiện giáo dục học sinh trong một môi trường gẫn gũi, nắm được nguyện vọng, ước muốn, thắc mắc của học sinh là điều cần thiết.
Từ tình huống trên Báo Giáo Dục với tiêu đề “Cô hiệu trưởng và bức thư không tên” chúng ta đã thấy cô hiệu trưởng Bích Ngọc thực hiện đúng hướng. Cô đã thực hiện hộp thư “Điều em muốn nói” ở từng lớp và ngay phòng làm việc của cô cũng có “Hộp thư điều em muốn nói với cô hiệu trưởng”. Cô đã tạo điều kiện cho học sinh nêu lên được những thắc mắc, những ước muốn của bản thân. Nhưng cô không ngờ điều thắc mắc của một em học sinh lại bắt nguồn từ bản thân cô. Bất cứ người dân nước nào cũng phải thuộc bài quốc ca của nước mình và đều phải hát trong buổi chào cờ hay trong buổi hành lễ trang trọng của một tổ chức. Bản thân cô là hiệu trưởng, là người đứng đầu trong nhà trường cô lại thường xuyên “quên” thực hiện việc hát quốc ca trong buổi chào cờ và dùng khuyết điểm của mình để phê bình người khác mà lại là một em học sinh mới cắt amidan, đó là điều không thể xảy ra. Bên cạnh đó trong các buổi chào cờ cũng như trong tiết học chúng ta đều giáo dục các em việc thực hiện Luật giao thông khi tham gia giao thông trên đường nhưng ở đây cô Bích Ngọc lại nhận thêm một nỗi bức xúc của em học sinh “Em kính tặng cô bức ảnh thay cho điều thứ hai muốn nói (đó là bức ảnh chụp cảnh cô hiệu trưởng cùng chồng trên chiếc xe Honda đang vượt đèn đỏ ở một ngã tư nhỏ). Với sự bức xúc như vậy thì cô sẽ xử lý như thế nào? Trong bốn cách hành xử mà tình huống đưa ra, với phương án c, tôi tạm chấp nhận nhưng theo tôi khi đưa nội dung bức thư ra trước buổi họp hội đồng sư phạm ta cũng không cần đọc kỹ nội dung bức thư đó mà ta phải dùng lời nói nhẹ nhàng như tâm sự với nhau: Mỗi thầy, cô đều là tấm gương học tập của các em nên khi ta dạy các em điều gì thì chúng ta phải thực hiện trước, có như vậy các em mới tin tưởng vào những điều mà cô giáo dạy. Bên cạnh đó chúng ta luôn nhắc nhở lẫn nhau trong buổi chào cờ tất cả mọi người cùng tham gia hát quốc ca với các em.
2. Qua tình huống trên tôi nghĩ về cuộc vận động xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực khi bước vào năm học 2008-2009. Thật ra với mô hình này trường tôi vinh dự là 1 trong 6 trường của thành phố được Sở GD-ĐT TP.HCM chỉ đạo thực hiện. Tôi nghĩ rằng đây là cuộc vận động cần thiết với sự phát triển nền kinh tế và khoa học kỹ thuật thì việc tạo cho học sinh có nếp học tập tích cực, phát huy tính sáng tạo giúp các em lĩnh hội kiến thức một cách trọn vẹn, các em còn được hình thành những kỹ năng sống, bộc lộ những quan điểm của mình để mọi người cùng tham gia đóng góp ý kiến, các em tự tin trong học tập, trong cuộc sống.
 
* Tựa do tòa soạn đặt
Lê Thị Thu Thảo (Trường TH Kim Đồng, Gò Vấp, TP.HCM)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)