Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Thầy của nhà nông

Tạp Chí Giáo Dục

Không bc ging, phn viết, nhng tiết hc ca thy din ra bt c nơi đâu như dưi gc cây, trên sân nhà dân hay hi trưng nhà văn hóa cng đng thôn… Hc trò tay lm lem du m, nhưng lp hc luôn rn rã nim vui. T nhng lp hc đó, hàng trăm nông dân tiếp cn đưc vi máy móc cơ gii hóa, nhiu ngưi trong s đó còn tr thành tay th chuyên nghip. Đó là lp dy ngh sa máy móc nông nghip ca ông Lê Đc Quang, trú th xã Qung Tr (tnh Qung Tr).

Ông Lê Đc Quang đang hưng dn hc viên sa cha máy nông nghip

Tn tâm truyn ngh

Sân nhà anh Võ Viết Nguyên ở xã Hải Ba (huyện Hải Lăng) tầm xế trưa vẫn vang tiếng đập gõ leng keng, tiếng trao đổi rộn ràng. Ông Nguyễn Đức Quang ngồi cạnh chiếc máy cày đất, đôi bàn tay lấm lem dầu mỡ, mở ra từng chi tiết máy, hướng dẫn cụ thể cách lắp đặt, cách phát hiện các lỗi nhỏ nhất mà không phải ai cũng dễ dàng phát hiện. Bên cạnh, hơn hai chục học trò là những nông dân, có cả người trẻ tuổi lẫn người tóc đã điểm bạc chăm chú lắng nghe từng lời giảng của thầy. Thi thoảng có người thắc mắc và được giải đáp cặn kẽ. Xong một lượt lý thuyết, từng học viên một bắt tay vào thực hành.

Một tiết học của ông Quang bao giờ cũng vậy, sau khi chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ sửa chữa máy và một chiếc máy cũ đã bị hỏng hóc phần nào đó ra sân, thầy bắt đầu giảng lý thuyết từ sơ bộ đến chi tiết từng phần một của máy móc và lưu ý những bộ phận máy hay hỏng trong quá trình vận hành. Tiếp đó, người học lần lượt tự tay cầm dụng cụ sửa chữa để bắt tay vào việc vừa học vừa sửa máy theo hướng dẫn của thầy. “Học đến đâu tôi hướng dẫn thực hành đến đấy để anh em nắm bắt kiến thức nhanh nhất có thể, vì anh em là nông dân nên tôi hướng đến việc sau tiết dạy, anh em ra đồng là có thể sửa ngay máy của mình nếu xảy ra hư hỏng một bộ phận nào đó, trừ các chi tiết quá khó mới gọi thợ chuyên nghiệp”.

“Làm nông dân mấy chục năm trước chỉ biết cày sâu cuốc bẫm với con trâu làm sức kéo. Vài năm nay cơ giới hóa phát triển, máy móc ngày càng phổ biến đối với nghề nông. Nhưng thú thật, lâu ni tui chỉ biết nổ máy rồi cày thế nào cho thẳng, cày xong ruộng thì tắt máy chứ không biết gì khác về con trâu sắt của mình. Nay tham gia học mới biết được tình trạng cái máy qua từng tiếng nổ nó thế nào, hư hỏng ra sao”, anh Võ Viết Nguyên bộc bạch.

Học viên tham gia các khóa học không chỉ học để sửa chữa máy móc của mình, nhiều người còn trở thành những tay thợ lành nghề đi sửa chữa lại máy móc cho bà con nông dân. Đơn cử như anh Nguyễn Văn Thanh, ở xã Hải An (huyện Hải Lăng), theo chân thầy Quang suốt 3 khóa học liên tiếp. Thuần thục các kỹ năng sửa chữa, nắm bắt các kỹ thuật nhận biết các bộ phận máy móc hỏng hóc, anh Thanh tự tin mở xưởng sửa chữa máy nông nghiệp, gia công cơ khí tại xã để phục vụ nhu cầu của bà con nông dân. Hơn chục năm qua, đã có hàng trăm nông dân được học nghề từ ông Quang như vậy. Mỗi lớp học thông thường có khoảng 30 – 40 học viên, mỗi khóa học tầm 3 tháng. “Với người nhanh trí, chỉ cần 1 tuần là có thể nhận biết được các lỗi hỏng hóc của máy. Lâu nay bà con chưa thành thạo nên mình phải chỉ ra từng lỗi nhỏ nhất để mỗi khi gặp sự cố bà con không phải bỏ dở công việc đồng áng của mình, chờ thợ đôi khi mất cả tuần mới đến sửa máy giúp”, ông Quang nói. Ông bấm đốt ngón tay, cứ một khóa học hoàn thành, bà con lại chia thành từng tổ, mỗi tổ chừng 5 người để giúp nhau học hỏi và sửa chữa. Tính đến nay, toàn tỉnh hiện có trên 36 tổ sửa chữa như thế đã được thành lập.

Không ngng tìm tòi

Ông Quang cho hc viên thc hành ngay sau khi ging v lý thuyết đ nm bt nhanh
Hi ông có ý đnh ngh ngơi sau hơn 40 năm gn bó vi ngh? Ông cưi: “Nhiu khi các con cũng phàn nàn mun tôi ngh nhưng c nghĩ đến vic bà con cn, tôi li không đành. Đôi chân còn đi đưc, đôi tay còn cm đưc dng c đ tháo con c, cái vít thì mình c giúp bà con trưc đã!”. 

Sinh năm 1957, đến những năm 1976 – 1986, ông Quang được cử đi Bulgaria học nghề cơ khí chế tạo. Tốt nghiệp, ông làm việc luôn ở đó. Sau 10 năm trở về, với tay thợ bậc 7/7 nghề cơ khí sửa chữa, ông tham gia giảng dạy hai lĩnh vực sửa chữa và công nghệ gò hàn, cơ khí động lực ở Trường Trung cấp nghề của tỉnh Quảng Trị. Hết tuổi đứng lớp, ông được mời dạy các lớp ngắn hạn cho bà con nông dân khắp nơi trong tỉnh.

Dù là một tay thợ lành nghề, chỉ cần nghe qua tiếng máy nổ hay màu khói bay ra từ ống pô, ông biết chắc cái máy ấy đang gặp phải vấn đề gì nhưng ông không ngừng tìm tòi học hỏi để tự làm mới kiến thức của mình. Ông nói, ngày trước người dân sử dụng nhiều nhất là máy bơm nước, máy phay đất do Trung Quốc sản xuất. Những lỗi hỏng hóc của loại máy này cũng dễ sửa chữa. Nhưng bây giờ, thời đại cơ giới hóa ngày càng phát triển, máy móc được nhập về từ nhiều nước khác, như máy gặt đập liên hợp, máy phay đất của Nhật sản xuất… những loại máy này khó sửa chữa vì động cơ yêu cầu phải chuẩn xác tuyệt đối từng tiểu tiết mới hoạt động. Nên phải thường xuyên tìm tòi, cập nhật kiến thức mới có thể sửa chữa được cũng như truyền nghề lại cho bà con nông dân. Cũng nhờ đó, ở tỉnh này, ông là một trong những số ít thợ có thể sửa chữa được những loại máy móc khó. Không chỉ vậy, ông còn mày mò bồi bổ thêm tiếng Anh để đọc thêm các tài liệu nhằm nâng cao trình độ tay nghề.

Ở vào tuổi ngoại lục tuần, ông vẫn không một ngày nghỉ ngơi, nơi nào cần ông đều gật đầu đồng ý. Vào vụ mùa, bà con bận đồng áng, ông lại sắp xếp dạy luôn vào buổi tối. Đôi khi nửa đêm, ông còn nhận được điện thoại nhờ sửa máy, không nỡ để bà con dang dở việc gặt hái, ông lại lục đục bật đèn soạn đồ nghề đi.

Bài, nh: Phan Vĩnh Yên

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)