Xung quanh sự việc ĐH Y Dược TPHCM thay đổi điểm chuẩn NV1, đã khiến hàng trăm thí sinh tưởng đỗ trở thành trượt và gây ra sự bức xúc từ các thí sinh này và người nhà.
Theo tìm hiểu của PV, trong cuốn “Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH-CĐ 2011” có đăng thông tin ĐH Y Dược TPHCM tuyển 555 chỉ tiêu đào tạo ngoài ngân sách/ 1.650 chỉ tiêu. Vì vậy, sẽ có 555 thí sinh dự kiến trúng tuyển hệ đào tạo ngoài ngân sách thì nay sẽ trượt ĐH.
Việc tài liệu “Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH, CĐ 2011” của Bộ vẫn cho in nội dung chỉ tiêu hệ đào tạo ngoài ngân sách sẽ khiến các thí sinh nghĩ rằng sẽ có một mức điểm chuẩn cho hệ đào tạo này.
Trong cuốn "Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH, CĐ 2011" vẫn ghi các chỉ tiêu đào tạo hệ ngoài ngân sách |
Trao đổi xung quanh sự việc, TS Lý Văn Xuân, Trưởng phòng Đào tạo ĐH Y Dược TP.HCM cho rằng: “Trường công bố điểm chuẩn NV1 hệ ngân sách vào ngày 9/8 và đọc qua điện thoại thông tin cho các báo về điểm chuẩn dự kiến hệ ngoài ngân sách chứ chúng tôi không công bố điểm chuẩn hệ ngoài ngân sách”.
Khi xảy ra sự việc này, có hàng trăm thí sinh và người nhà bức xúc và hụt hẫng nhưng ông Xuân cho rằng trong sự việc này, nhà trường không chịu trách nhiệm vì “Không có văn bản nào chứng minh chúng tôi công bố điểm chuẩn dự kiến và điểm chuẩn NV1 hệ ngoài ngân sách”.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga, trưởng ban chỉ đạo tuyển sinh ĐH, CĐ 2011 cho rằng: “Cần phải hiểu điểm chuẩn mà trường đưa ra ngày 9/8 chỉ là điểm chuẩn dự kiến. Theo quy định, phải khi thí sinh nhận giấy trúng tuyển của trường mới thực sự đỗ vào trường”. Vì vậy, theo thứ trưởng Bùi Văn Ga, việc thí sinh và người nhà bức xúc khi tưởng mình đỗ mà nay lại trượt là không có cơ sở.
Khi xảy ra sự việc này, có hàng trăm thí sinh và người nhà bức xúc và hụt hẫng nhưng ông Xuân cho rằng trong sự việc này, nhà trường không chịu trách nhiệm vì “Không có văn bản nào chứng minh chúng tôi công bố điểm chuẩn dự kiến và điểm chuẩn NV1 hệ ngoài ngân sách”.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga, trưởng ban chỉ đạo tuyển sinh ĐH, CĐ 2011 cho rằng: “Cần phải hiểu điểm chuẩn mà trường đưa ra ngày 9/8 chỉ là điểm chuẩn dự kiến. Theo quy định, phải khi thí sinh nhận giấy trúng tuyển của trường mới thực sự đỗ vào trường”. Vì vậy, theo thứ trưởng Bùi Văn Ga, việc thí sinh và người nhà bức xúc khi tưởng mình đỗ mà nay lại trượt là không có cơ sở.
ĐH Y Dược TP.HCM cho rằng không có trách nhiệm khi thay đổi điểm chuẩn NV1 |
Ông Ga cũng cho biết thêm rằng: “Việc Trường ĐH Y Dược TPHCM công bố việc chỉ đào tạo theo địa chỉ sử dụng đối với thí sinh ở KV1, thí sinh ở vùng sâu, vùng xa là đúng với tinh thần chỉ đạo của Bộ”.
Lãnh đạo Bộ GD&ĐT cũng khẳng định, năm 2011 sẽ không có hệ đào tạo theo nhu cầu xã hội ở các trường ĐH-CĐ (hệ ngoài ngân sách). Các trường chỉ có một chỉ tiêu tuyển sinh được xác định ngay từ đầu và các trường chỉ thực hiện đúng theo một chỉ tiêu tuyển sinh này.
Lý giải về điều này, thứ trưởng Bùi Văn Ga cho rằng: “Các năm trước, Bộ cho các trường đào tạo ngoài ngân sách nên đã gây ra nhiều bức xúc. Đa phần ý kiến cho rằng điều đó tạo nên sự mất công bằng trong tuyển sinh. Vì vậy, năm nay Bộ dứt khoát không cấp chỉ tiêu đào tạo ngoài ngân sách mà chỉ đào tạo theo địa chỉ sử dụng cho những vùng khó khăn”.
Tuy nhiên, quyết định dừng hệ đào tạo ngoài ngân sách này có từ bao giờ? Tại sao trong quyển Những điều cần biết do chính Bộ GD&ĐT phát hành vẫn còn dành chỉ tiêu cho hệ này gây ra sự hiểu nhầm cho TS và chính nhà trường khi tuyển sinh cũng như lúc dự kiến điểm chuẩn? Cách làm có phần tùy hứng này đã gây ra sự bức xúc, hẫng hụt cho thí sinh, người nhà là điều dễ hiểu.
Lãnh đạo Bộ GD&ĐT cũng khẳng định, năm 2011 sẽ không có hệ đào tạo theo nhu cầu xã hội ở các trường ĐH-CĐ (hệ ngoài ngân sách). Các trường chỉ có một chỉ tiêu tuyển sinh được xác định ngay từ đầu và các trường chỉ thực hiện đúng theo một chỉ tiêu tuyển sinh này.
Lý giải về điều này, thứ trưởng Bùi Văn Ga cho rằng: “Các năm trước, Bộ cho các trường đào tạo ngoài ngân sách nên đã gây ra nhiều bức xúc. Đa phần ý kiến cho rằng điều đó tạo nên sự mất công bằng trong tuyển sinh. Vì vậy, năm nay Bộ dứt khoát không cấp chỉ tiêu đào tạo ngoài ngân sách mà chỉ đào tạo theo địa chỉ sử dụng cho những vùng khó khăn”.
Tuy nhiên, quyết định dừng hệ đào tạo ngoài ngân sách này có từ bao giờ? Tại sao trong quyển Những điều cần biết do chính Bộ GD&ĐT phát hành vẫn còn dành chỉ tiêu cho hệ này gây ra sự hiểu nhầm cho TS và chính nhà trường khi tuyển sinh cũng như lúc dự kiến điểm chuẩn? Cách làm có phần tùy hứng này đã gây ra sự bức xúc, hẫng hụt cho thí sinh, người nhà là điều dễ hiểu.
Theo Phạm Thịnh
(VTC News)
Bình luận (0)