Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Thay đổi không gian lớp học, phát triển năng lực học sinh

Tạp Chí Giáo Dục

Năm hc 2022-2023, các trưng tiu hc ti TP.HCM đy mnh hot đng giáo dc tri nghim, thay đi phương pháp ging dy gn vi thay đi không gian lp hc hưng đến phát trin phm cht, năng lc hc sinh theo tinh thn Chương trình giáo dc ph thông (GDPT) 2018.


Các em hc sinh Trưng Tiu hc Trn Hưng Đo (Q.1) giao lưu cùng nhà thơ Nguyn Lãm Thng

Hc ngoài vưn trưng

Thay vì ngồi trong lớp học, những tiết học được mở ở không gian vườn trường khiến các em học sinh tiểu học thích thú.

Tại Trường Tiểu học Trương Định (Q.12), nhiều tiết học đã được nhà trường tổ chức ở sân trường, gắn với vườn trường. Không gian lớp học mở, đổi mới cách dạy đã tạo sự thích thú, hào hứng cho học sinh. “Những tiết học tiếng Việt, toán, khoa học tự nhiên… được giáo viên sáng tạo, chủ động thiết kế cho học sinh trải nghiệm ở sân trường, vườn cây đã mang đến cho các em những trải nghiệm thực tế, tạo cho các em sự thoải mái; qua đó kích thích được khả năng học tập, sáng tạo của học sinh, phát huy tối đa việc phát triển các giác quan. Thông qua đó cũng giúp trang bị cho các em những kỹ năng, kiến thức bổ ích”, đại diện nhà trường chia sẻ.

Đại diện trường đánh giá, các tiết học ngoài trời luôn được học sinh chờ đợi, đón nhận với tâm thế vui vẻ. Các em chủ động học tập và tìm hiểu kiến thức. Chính điều này đã giúp giáo viên thuận lợi hơn khi đổi mới phương pháp giảng dạy, hình thành cho học sinh các mục tiêu mà Chương trình GDPT 2018 hướng đến.

Trong khi đó, tại Trường Tiểu học Nguyễn Huệ (Q.1), nhằm tạo mảng xanh sân trường, tăng cường các hoạt động trải nghiệm cho học sinh và gây quỹ giúp đỡ các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, trong năm học 2022-2023, nhà trường đã thực hiện công trình vườn trường “Gieo mầm xanh – Gặt hái yêu thương”. Vườn rau do chính học sinh và thầy cô, ba mẹ ươm trồng, chăm sóc, gồm đủ loại: rau mồng tơi, cải, xà lách… Các em học sinh rất thích thú khi được tự tay chăm sóc những luống rau và theo dõi rau lớn lên từng ngày. Nhờ bàn tay chăm sóc chu đáo của học sinh, thầy cô và ba mẹ, vườn rau lúc nào cũng tươi tốt. Đến kỳ thu hoạch, các em học sinh cùng nhau cắt, nhổ, đóng gói rồi đem bán trong hội chợ do nhà trường tổ chức vào cuối tuần. Những cây rau tươi xanh được đóng gói với chiếc logo nhỏ xinh “Gieo mầm xanh – Gặt hái yêu thương” trông thật đẹp mắt. Số tiền thu được dùng để chăm lo cho những học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Với những ý nghĩa thiết thực, mô hình “Gieo mầm xanh – Gặt hái yêu thương” đã lan tỏa và nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ phía phụ huynh.


Hc sinh Trưng Tiu hc Trương Đnh (Q.12) hc tp ngoài sân trưng

Cô Bùi Thị Thanh (Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Huệ) chia sẻ, việc mở rộng không gian lớp học là một trong những biện pháp được giáo viên chú trọng để thay đổi phương pháp giảng dạy, hướng đến hình thành, phát huy phẩm chất, năng lực cho học sinh. Do vậy, nhà trường luôn cố gắng tạo thêm những không gian học tập mới cho học sinh từ chính thiết chế văn hóa của trường. Đó có thể là vườn rau xanh, sân trường, cây cối trong sân trường; là thư viện, góc đọc sách… đều có thể được giáo viên lồng ghép khéo léo, đưa vào tiết học để gia tăng sự sinh động, lôi cuốn, giúp tiết học hiệu quả. “Trong Chương trình GDPT 2018, nội dung hoạt động trải nghiệm đều được gắn với từng môn học và thậm chí còn có riêng thời lượng dành cho hoạt động này. Chính vì thế, việc đổi mới không gian học tập sẽ gia tăng thêm những trải nghiệm cho học sinh, giúp các em học gắn liền với thực tế, hình thành cho các em kỹ năng quan sát, khả năng tư duy…”, cô Thanh cho biết.

Hc vi… nhà thơ

“Học với nhà thơ” là hoạt động trải nghiệm ngoài không gian lớp học đầy thú vị được một số trường tiểu học tại TP.HCM tổ chức trong năm học vừa qua, mở ra cho học sinh những cơ hội được giao lưu, chia sẻ với nhà thơ. Đặc biệt là khơi lên trong các em tình yêu với văn thơ. Cụ thể, tại Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo (Q.1), các em học sinh đã được giao lưu với nhà thơ Nguyễn Lãm Thắng, qua đó được hóa thân thành những nhà thơ nhí, sáng tác những bài thơ thật đáng yêu, dễ thương về trường, lớp, thầy cô, ba mẹ, bạn bè. Cạnh đó, các em còn được trải nghiệm đọc thơ hay; vẽ minh họa thơ; ký tặng sách – chụp ảnh. Với bài thơ “Vẽ tranh”, em Dương Hoàng Tấn Đạt (học lớp 5/4) chia sẻ: “Em rất thích vẽ tranh và thường vẽ về những điều diễn ra xung quanh mình. Bài thơ như sự hồi tưởng, chia sẻ với bạn bè về những bức tranh, để bạn bè cùng đọc. Em rất vui khi bạn bè đều thích bài thơ mà em sáng tác”. Trong khi đó, em Phan Ngân Giang (học lớp 4/5) lại sắm vai nhà thơ nhí với bài thơ “Nghỉ hè”: “Trần Hưng Đạo yêu dấu/ Ngày hè sắp đến rồi/ Vắng bóng những học sinh/ Vang tiếng cười nô nức/ Ngôi trường đứng giữa phố/ Chỉ còn tiếng ve kêu/ Cây phượng vĩ trong sân/ Khoe sắc hoa trong nắng…”.

Chia sẻ về cơ duyên đến với thơ thiếu nhi, nhà thơ Nguyễn Lãm Thắng cho hay: “Tôi viết cho thiếu nhi như một nhu cầu cấp thiết của đời mình. Phải làm sao, khi các em đọc, luôn thấy mình trong đó. Cách quan sát và cách nghĩ phải sinh động, hồn nhiên và hóm hỉnh. Có như vậy mới nói hộ được các em về những cảm nhận của bản thân về thế giới chung quanh bằng tình cảm và ước mơ cuộc sống. Trước cuộc sống hiện đại đầy rẫy những đổi thay, tôi cũng muốn dẫn dắt các em về với cội nguồn văn hóa Việt”.

Cô Lê Thanh Hương (Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo) cho biết, các bài thơ của nhà thơ Nguyễn Lãm Thắng trong sách giáo khoa được học sinh rất yêu thích. Việc giao lưu với nhà thơ giúp học sinh biết thêm về tác giả những bài thơ mình được học, hiểu thêm về chất liệu được nhà thơ sáng tác, qua đó học với sự say mê, ham thích. Đây cũng là hoạt động để nhà trường bồi đắp thêm cho học sinh tình yêu với sách, phát triển văn hóa đọc trong học sinh. Đặc biệt là ươm mầm năng khiếu văn thơ, phát triển các phẩm chất, năng lực học sinh theo đúng mục tiêu mà Chương trình GDPT 2018 hướng tới.

Bài, ảnh: Đ Yến

Bình luận (0)