Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Thay đổi nhận thức của xã hội về GDNN từ đâu?

Tạp Chí Giáo Dục

Vai trò ca truyn thông là rt quan trng đi vi s phát trin ca h thng giáo dc ngh nghip (GDNN). TS. Trương Anh Dũng (Tng cc trưng Tng cc GDNN, B LĐ-TB&XH) khng đnh như vy ti Hi tho truyn thông GDNN giai đon 2021-2025 do Tng cc GDNN t chc mi đây ti TP.HCM.


Thi gian qua, nhiu hc sinh đ điu kin xét tuyn vào các trưng ĐH ln nhưng vn la chn GDNN đ hc tp, khng đnh mình vi ngh đã chn (nh minh ha). Ảnh: T.Tri

Truyn thông không th đng ngoài cuc

Thông tin tại hội thảo, TS. Trương Anh Dũng cho biết lần đầu tiên Bộ LĐ-TB&XH đã ban hành kế hoạch truyền thông về GDNN trung hạn giai đoạn 2018-2020 và được các cơ sở GDNN triển khai hiệu quả. Kế hoạch truyền thông cũng được triển khai hiệu quả tại các địa phương và đạt kết quả đáng ghi nhận. Ngày càng có nhiều gia đình chọn trường nghề cho con theo học. Trong số đó, có nhiều học sinh đủ điều kiện xét tuyển vào các trường ĐH lớn nhưng vẫn lựa chọn GDNN để học tập, khẳng định mình với nghề đã chọn. Quy mô tuyển sinh GDNN trong những năm gần đây ngày càng tăng cả lượng và chất. Theo đó, giai đoạn 2016-2020, tuyển sinh đạt trên 11 triệu người. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 51,6% lên 64,5%; trong đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ tăng từ 20,29% lên 24,5% vào năm 2020. Cùng với đó, nhân lực chất lượng cao tăng cả về số lượng và chất lượng; trong đó, một số ngành nghề, lĩnh vực đạt trình độ khu vực và quốc tế, góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng cường năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới. Theo báo cáo chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới năm 2020, chỉ số doanh nghiệp có tham gia đào tạo chính thức của Việt Nam xếp hạng thứ 66 (tăng 4 bậc so với năm 2019). Tỷ lệ học sinh, sinh viên có việc làm sau tốt nghiệp đạt 85%, một số ngành nghề tỷ lệ đạt 100% với mức thu nhập bình quân 7-10 triệu đồng/tháng; riêng các ngành nghề trọng điểm, chất lượng cao thu nhập từ 15-20 triệu đồng/tháng. Tín hiệu vui là thời gian qua xuất hiện nhiều điển hình về học nghề, lập nghiệp, khởi nghiệp thành công sau tốt nghiệp và ngay cả khi còn đang học. Trong các kỳ thi kỹ năng nghề ASEAN và thế giới, thành tích của các thí sinh Việt Nam được cải thiện. Tại kỳ thi kỹ năng nghề thế giới năm 2019 ở Nga, lần đầu tiên Việt Nam giành huy chương bạc, xếp thứ 25/63 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia dự thi.

Tại hội thảo, các đại biểu cho rằng việc ghi nhận, tôn vinh lực lượng lao động có kỹ năng, những cá nhân đạt giải cao tại các kỳ thi tay nghề trong nước, khu vực và quốc tế cũng là một hình thức truyền thông về GDNN. Chính phủ đã quyết định chọn ngày 4-10 hàng năm là Ngày Kỹ năng lao động Việt Nam là một bước tiến mới, qua đó ghi nhận, quảng bá hình ảnh GDNN của các trường, của địa phương và của quốc gia đến với thế giới. TS. Trương Anh Dũng cũng đánh giá, mặc dù truyền thông GDNN trong thời gian qua đã được quan tâm, tuy nhiên chưa có chuyển biến mạnh. Hình ảnh từng ngành nghề, từng trường… được lan tỏa sâu rộng thì người dân, xã hội và doanh nghiệp mới quan tâm đến GDNN. Từ đó góp phần mở rộng quy mô, đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo. TS. Nguyễn Khánh Cường (Hiệu trưởng Trường CĐ Quốc tế Lilama 2) đúc kết: Cơ chế, chính sách để thu hút doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề, tuyển sinh, đánh giá chất lượng đầu ra và tuyển dụng cũng là một cách truyền thông GDNN hiệu quả. “GDNN đứng trước nhiều thách thức, yêu cầu mới của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 về việc đáp ứng nhân lực có kỹ năng cho thị trường lao động trong và ngoài nước. Để thực hiện nhiệm vụ này, trước hết GDNN phải điều chỉnh cơ cấu ngành nghề đào tạo, phục vụ cho ngành nghề hiện tại và ngành nghề trong tương lai. Tiếp đó là thay đổi nhận thức của người dân, của xã hội, để thay đổi thì truyền thông không thể đứng ngoài cuộc”, TS. Nguyễn Khánh Cường cho biết.

Tránh “thùng rng kêu to”

Bà Nguyễn Thị Lý (nguyên Hiệu trưởng Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức) nhìn nhận, trong bối cảnh chuyển đổi số và hội nhập, công tác truyền thông phải thực chất hơn, cụ thể hơn và nhẹ nhàng hơn với hình ảnh người thật, việc thật. Tương tự, ông Nguyễn Hoàng Hải (đại diện một doanh nghiệp logistics) chia sẻ: Ngay cả các quốc gia có hệ thống GDNN phát triển trong khu vực và thế giới đều công nhận vai trò của truyền thông. Trong đó, hình ảnh của người học, người thành đạt từ chính nghề đã học là một hình thức truyền thông hiệu quả nhất. Ông Hải cũng lưu ý, truyền thông trên mạng xã hội tiết kiệm được nhiều chi phí, tuy nhiên, nếu cơ sở GDNN không được đầu tư trang thiết bị, con người… thì rất dễ bị tác dụng ngược theo kiểu “thùng rỗng kêu to”.

HC SINH THCS ĐƯC TRI NGHI TRƯNG NGH

Vừa qua, 400 học sinh thuộc 4 trường THCS trên địa bàn TP.Thủ Đức là Nguyễn Văn Bá, Thái Văn Lung, Linh Trung và Ngô Chí Quốc đã có chuyến tham quan xưởng thực hành, phòng mô phỏng các ngành nghề du lịch, công nghệ tự động, cơ khí chế tạo máy, cơ khí ô tô, điện – điện tử, tài chính – kế toán… của Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức. Chương trình do Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức và Phòng GD-ĐT quận Thủ Đức (cũ) phối hợp tổ chức hàng năm nhằm thực hiện mục tiêu hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS. Tại các phòng thực hành, học sinh được thầy cô hướng dẫn, giới thiệu về các ngành nghề, quan sát thực hành và đặt những câu hỏi liên quan đến ngành nghề mà mình quan tâm.

T.Tri


Các em h
c sinh tham quan phòng thc hành công ngh t đng

Tại hội thảo, nhiều chuyên gia cũng đồng quan điểm rằng, tuyên truyền về trường nghề nói chung và ngành nghề đào tạo nói riêng cần có những “đại sứ” nghề, có như vậy thì mới truyền được cảm hứng đến với người học. “Đại sứ” nghề phải được hội đồng chuyên môn đánh giá, tuyển chọn từ các cuộc thi kỹ năng nghề quốc gia, khu vực và quốc tế. Bên cạnh đó, bản thân “đại sứ” nghề đã và đang nắm giữ những vị trí quan trọng trong trường, trong doanh nghiệp. Nhìn nhận lại vị thế của GDNN Việt Nam trong khu vực và thế giới, các chuyên gia đánh giá cao vai trò của báo chí trong chuyển tải những chính sách, thông tin ngành nghề, việc làm, thu nhập… của từng ngành nghề. Báo chí đã “kéo” người học, xã hội gần hơn với GDNN, từ đó vị thế và vai trò của GDNN được nâng lên trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Theo báo cáo của Tổng cục GDNN, nhiều mô hình mới, cách làm hay, sáng tạo đã tạo đột phá trong GDNN thời gian qua được truyền thông đa dạng về hình thức. Như mô hình 9+ dành cho học sinh tốt nghiệp THCS vào học nghề; mô hình đào tạo chất lượng cao theo các chương trình chuyển giao từ nước ngoài; mô hình tuyển sinh gắn với tuyển dụng, thực hành là sản xuất sản phẩm, thành lập hội đồng kỹ năng ngành, công nhận đại sứ nghề… Đặc biệt, việc triển khai gắn kết GDNN với doanh nghiệp được thúc đẩy mạnh mẽ, doanh nghiệp đã tham gia sâu vào các hoạt động GDNN.

T.An – T.Hng

Bình luận (0)