Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Thay đổi quan điểm dự giờ thăm lớp giáo viên

Tạp Chí Giáo Dục

Đ vic d gi giáo viên đt hiu qu, góp phn nâng cao cht lưng giáo dc, cán b qun lý phi đi mi tư duy, ci m v góc nhìn, coi d gi như mt hot đng thăm lp nh nhàng, t đó gim áp lc cho giáo viên.

Các hoạt động dự giờ không nhằm để đánh giá năng lực giáo viên​ (ảnh minh họa) 

Tiết dạy sáng nay của cô Nguyễn Thị Huyền (giáo viên tại một trường tiểu học ở Q.Bình Tân) có hiệu trưởng nhà trường dự giờ. Mọi hoạt động dạy học tại lớp diễn ra bình thường, nhiều phương pháp giáo dục tích cực được cô Huyền áp dụng như làm việc nhóm, kỹ thuật phòng tranh, mang đến cho học sinh sự tự tin, thích thú.

Theo cô Huyền, việc dự giờ thăm lớp của ban giám hiệu được xem là một hoạt động thường xuyên, liên tục để nâng cao chất lượng dạy học của giáo viên, nhất là với các khối lớp mới khi thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018. Tuy vậy, để giáo viên có cảm giác nhẹ nhàng, không bị áp lực với những lần dự giờ của ban giám hiệu, coi việc này chỉ như một hoạt động chuyên môn thì từ phía cán bộ quản lý nhà trường phải thay đổi quan điểm dự giờ thăm lớp giáo viên. “Nếu cán bộ quản lý dự giờ bằng sự chia sẻ, góp ý nhẹ nhàng thì sẽ là yếu tố thúc đẩy giáo viên. Còn ngược lại, nếu dự giờ với tâm thế tìm cái sai, cái thiếu sót của giáo viên để phê phán, chỉ trích hoặc góp ý thiếu tính xây dựng, thậm chí còn lấy những điều hạn chế của giáo viên trong tiết dự giờ để đưa vào đánh giá chuyên môn thì sẽ càng tạo cho giáo viên áp lực nặng nề, các tiết dự giờ có thể sẽ là đối phó…”, cô Huyền bày tỏ.

Trên các diễn đàn về giáo dục, đâu đó vẫn có giáo viên than thở bị áp lực khi cán bộ quản lý nhà trường dự giờ quá đặt nặng sự hoàn hảo. Đáng nói hơn, nhiều giáo viên cho rằng, đôi khi chính cán bộ quản lý cũng chưa hiểu hết về ý đồ của giáo viên trong bài dạy do chưa nắm vững, nắm sâu về chương trình và mục tiêu của chương trình. “Điều nguy hiểm là không phải cán bộ quản lý nào cũng nắm vững về Chương trình GDPT 2018 cùng với những thông tư, nghị định, văn bản, những điểm mới của chương trình. Chính vì vậy mới có chuyện khi dự giờ giáo viên, cán bộ quản lý góp ý những điều chưa chuẩn khiến giáo viên chưa phục”, giáo viên một trường tiểu học cho biết.

Dù vậy, cán bộ quản lý một trường tiểu học tại Q.1 thừa nhận, thực tế còn một số giáo viên tồn tại tư duy cũ, cho rằng dự giờ là để đánh giá giáo viên nên tự mình tạo áp lực. Đặc biệt, một vài giáo viên lớn tuổi, vẫn mang nếp dạy cũ thì thậm chí sẽ khó “đón nhận” cán bộ quản lý dự giờ…

Cô Hoàng Thị Bích Thủy (chuyên viên Phòng GD-ĐT Q.7; người có nhiều năm làm công tác quản lý ở trường tiểu học) cho hay, công tác dự giờ thăm lớp là công tác thường xuyên trong hoạt động nâng cao chất lượng giáo dục của trường học. “Cán bộ quản lý phải thay đổi góc nhìn và quan điểm khi dự giờ giáo viên. Một số giáo viên khi dự giờ sẽ bị áp lực tâm lý, nên đôi khi tiết dạy không-được-mượt như hàng ngày. Nhưng cũng có một số giáo viên vì áp lực mà tiết dạy dự giờ lại bị “gồng” quá, trở nên phô diễn, việc dạy thiên về trình diễn hơn, không thật. Việc đánh giá tư duy, thay đổi của giáo viên trong quá trình đổi mới không phải thông qua hoạt động trong tiết dạy của giáo viên mà mấu chốt nằm ở hình thức triển khai. Thông qua các tiết dự giờ, cán bộ quản lý đóng vai trò nâng đỡ giáo viên, cởi áp lực, khó khăn cho giáo viên”, cô Thủy cho biết.

Cô Thủy đánh giá, cán bộ quản lý đóng vai trò cực lớn trong đồng hành, tháo gỡ, nâng đỡ, tạo điều kiện để giáo viên đổi mới. Trong quá trình thực hiện Chương trình GDPT 2018, để nhìn nhận năng lực của đội ngũ, những khó khăn, rào cản của đội ngũ khi triển khai thì hoạt động dự giờ là một hoạt động thực tế. Song không phải vì thế mà hoạt động này để đo lường năng lực đội ngũ, mà chỉ là để qua đó có sự hỗ trợ, góp ý, cải thiện cho giáo viên. “Khi thực hiện chương trình mới, nhất là ở các khối lớp bước vào năm đầu triển khai thì mọi thứ đều rất mới. Từ cách tiếp cận bài dạy cho đến kiểm tra đánh giá học sinh. Vì vậy, việc dự giờ sẽ được nhiều trường tăng cường tổ chức nhiều hơn. Đặc biệt, năm nay là năm cuối kết lại 1 vòng triển khai chương trình mới ở bậc tiểu học thì việc dự giờ để đánh giá lại xem sự chắc tay của đội ngũ đang ở đâu, đội ngũ còn khó khăn gì, khi dự giờ thì mang tinh thần là động viên khuyến khích nhiều hơn là đi vào các góc để góp ý, phù hợp với nhiều đối tượng học sinh”, cô Thủy phân tích.

Trao đổi về hoạt động dự giờ thăm lớp với giáo viên tiểu học, ông Nguyễn Bảo Quốc (Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM) cho rằng, trong năm cuối Chương trình GDPT 2018 thực hiện trọn một vòng ở bậc tiểu học, để đánh giá quá trình triển khai, từ thuận lợi, khó khăn thì phòng GD-ĐT TP.Thủ Đức và các quận/huyện; cán bộ quản lý các trường tiểu học trong năm học cần lập kế hoạch cụ thể về việc tăng cường dự giờ thăm lớp, rà soát việc thực hiện nội dung các chuyên đề chuyên môn của nhà trường và giáo viên với tinh thần góp ý, không hướng đến việc kiểm tra đánh giá giáo viên, nhằm nắm vững tình hình thực tế, từ đó có những hướng dẫn, hỗ trợ chuyên môn phù hợp và kịp thời.

Song song đó, tổ chức chuyên đề các môn học ở các khối lớp theo Chương trình GDPT 2018 để giáo viên hiểu sâu sắc chương trình, nắm được những điểm mới, nâng cao hiệu quả dạy và học các môn học trong nhà trường, ưu tiên thực hiện các chuyên đề ở khối lớp 5. “Cán bộ quản lý cần đổi mới thái độ, phong cách nhẹ nhàng, thân thiện trong công tác quản lý trường học nói chung và khi dự giờ thăm lớp nói riêng để giúp giáo viên mạnh dạn trong việc đổi mới phương pháp dạy học”, ông Quốc nhấn mạnh.

Bài, ảnh: Thành Nam

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)