Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Thấy gì từ chương trình ngữ văn 10 qua nửa học kỳ giảng dạy

Tạp Chí Giáo Dục

Năm hc 2022-2023, sách giáo khoa ng văn 10 ca chương trình mi đưc đưa vào s dng cun chiếu trong nhà trưng.


Hc sinh lp 10 mt trưng THPT ti TP.HCM thuyết trình bài “Thơ duyên” ca Xuân Diu

Qua một nửa học kỳ giảng dạy, giáo viên và học sinh có những nhận xét như thế nào? Khảo sát thực tế cho thấy có những mặt tích cực, song cũng có không ít khó khăn cần được làm quen và cải thiện dần.

Cách xây dng chương trình giúp hc sinh ch đng trong vic hc

Theo nhiều giáo viên giảng dạy môn ngữ văn lớp 10 bộ Chân trời sáng tạo tại TP.HCM, với việc áp dụng các phương pháp dạy học mới mà giáo viên được tập huấn trong các mô đun, lớp học trở nên sôi động hẳn lên. Học sinh rất tích cực phát biểu, tranh luận trong các hoạt động dạy học. Giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm nhiều hơn nên sự thuyết giảng của thầy cô cũng giảm bớt lại. Cùng với đó là các kỹ năng nói và nghe được thiết kế trong các bài học giúp học sinh có cơ hội bày tỏ chính kiến, nên lớp học lúc nào cũng sôi nổi. Cách xây dựng tiến trình từng bài học cũng tiện lợi cho giáo viên khi triển khai bài dạy và học sinh dễ dàng tiếp thu. Chẳng hạn, đầu mỗi bài học có phần tri thức ngữ văn chung làm chìa khóa, định hướng cho việc tìm hiểu. Ở phần đọc có sự tích hợp, kết nối, mở rộng với các văn bản cùng chủ điểm, giúp học sinh hiểu sâu vấn đề hơn. Các bảng kiểm trong hoạt động viết, nói giúp giáo viên dễ dàng có công cụ kiểm tra kỹ năng của học sinh. Và giúp các em dễ dàng thực hiện. Hơn nữa, ở mỗi bài học đều có ngữ liệu tham khảo, rất tiện lợi cho học sinh trong hoạt động viết, không cần phải có thêm tài liệu tham khảo hỗ trợ. Học sinh cũng sẽ dễ dàng hơn trong việc tự học.

Đ kim tra vi ng liu ngoài sách giáo khoa như thế nào? Khó làm hay d viết?

Dưới đây là mẫu đề kiểm tra minh họa với văn bản ngoài chương trình sách giáo khoa ngữ văn 10. Theo đó, đề gồm cả trắc nghiệm lẫn tự luận. Phần I: Đọc hiểu (6 điểm). Đọc văn bản Nữ Oa tạo ra loài người: “Khi ấy, trời đất mới sinh, đã có cây cỏ, muông thú mà chưa có loài người. Thế giới giống như một bức tranh buồn tẻ. Đi giữa thế giới hoang sơ, buồn tẻ ấy là vị đại thiên thần, chính là Nữ Oa. Lúc ấy, bà cảm thấy buồn chán, cô độc bèn nghĩ rằng cần phải tạo ra một cái gì đó cho thế giới này thêm vui tươi, giàu sức sống. Bà nghĩ ngợi hồi lâu, rồi đến bên đầm nước, lấy bùn đất màu vàng bên bờ đầm, trộn nhuyễn với nước, mô phỏng theo hình dáng của mình in bóng trên mặt nước mà nặn thành đồ vật xinh xắn, đáng yêu. Lạ thay, vừa đặt xuống mặt đất, đồ vật xinh xắn ấy bỗng dưng có sức sống, cất tiếng nói trong trẻo, nhảy múa, vui đùa. Đồ vật xinh xắn ấy gọi là “Người”. “Người” được bàn tay nữ thần tạo ra, không giống các loài muông thú bởi được mô phỏng từ hình dáng của vị nữ thần. Nữ Oa vô cùng thích thú, hài lòng về sản phẩm do mình vừa tạo ra, bèn tiếp tục dùng đất bùn màu vàng hòa nhuyễn với nước nhào nặn ra rất nhiều người, trai có, gái có. Nhìn những con người vui đùa, cười nói xung quanh mình, Nữ Oa cảm thấy vui vẻ hẳn lên, không còn cô độc, buồn bã nữa. Nhưng mặt đất hoang sơ vô cùng rộng lớn, bà làm việc không ngừng nghỉ trong một thời gian rất lâu mà mặt đất vẫn trống trải. Bà cứ miệt mài làm việc, làm tới lúc mỏi mệt lắm rồi mà mặt đất vẫn trống trải quá. Bà bèn nghĩ ra một cách, lấy một sợi dây, nhúng vào trong nước bùn, vung lên khắp phía. Người thì bảo bà dùng một sợi dây thừng, nhưng hồi đó làm gì có dây thừng, có lẽ bà đã dùng một sợi dây lấy từ một loài cây dây leo. Khi bà vung sợi dây dính đầy thứ bùn từ đất vàng đó lên, các giọt bùn đất màu vàng bắn đi khắp nơi, rơi xuống đất liền biến thành người, cười nói, chạy nhảy. Thế là mặt đất trở nên đông đúc bao nhiêu là người. (Trích Nữ Oa, Thần thoại Trung Quốc, Dương Tuấn Anh sưu tầm, tuyển chọn, NXB Giáo dục Việt Nam, 2009). Lựa chọn đáp án đúng (trắc nghiệm) từ câu 1 đến câu 7. Câu 1: Xác định thể loại của văn bản trên: A. Cổ tích; B. Truyền thuyết; C. Thần thoại; D. Sử thi. Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của văn bản là: A. Nghị luận; B. Tự sự; C. Miêu tả; D. Biểu cảm. Câu 3: Theo đoạn trích, nhân vật Nữ Oa xuất hiện trong bối cảnh (thời gian, không gian) như thế nào? A. Trời đất mới sinh, đã có loài người nhưng chưa có cỏ cây muông thú; B. Trời đất mới sinh, đã có cỏ cây muông thú, mà chưa có loài người; C. Trời đất mới sinh, chỉ có Nữ Oa cùng một số vị thần như thần Lửa, thần Nước; D. Trời đất mới sinh, có cỏ cây muông thú và các vị thần Lửa, thần Nước. Câu 4: Phương án nào sau đây đúng và đủ các sự kiện chính trong đoạn trích Nữ Oa? A. Nữ Oa tạo ra loài người; B. Nữ Oa bênh vực loài người, Nữ Oa trừng phạt thần Lửa và thần Nước; C. Nữ Oa yêu thương con người, Nữ Oa tạo ra loài người; D. Nữ Oa luyện đá vá trời, giúp đỡ loài người. Câu 5: Đoạn trích Nữ Oa thể hiện nội dung nào dưới đây? A. Biết ơn người có công với cộng đồng; B. Tôn vinh người anh hùng; C. Thương xót con người bé nhỏ; D. Biết ơn thần linh và con người. Câu 6: Dòng nào dưới đây không đúng với truyện Nữ Oa? A. Mang yếu tố hoang đường kỳ ảo; B. Kết thúc truyện có hậu; C. Nhân vật có khả năng phi thường; D. Truyện được kể theo lời nhân vật. Câu 7:  Nhân vật Nữ Oa hội tụ những vẻ đẹp gì? A. Vẻ đẹp sức mạnh và cảm xúc; B. Vẻ đẹp thể chất và ước mơ; C. Vẻ đẹp trí tuệ và tình cảm; D. Vẻ đẹp sức mạnh và trí tuệ.

Từ câu 8 đến câu 10 là trả lời câu hỏi, thực hiện yêu cầu. Câu 8: Về phương diện thể loại, đoạn trích trên giống đoạn trích nào đã học, và hãy chỉ những điểm giống nhau đó? Câu 9: “Niềm tin thiêng liêng về một thế giới mà ở đó vạn vật đều có linh hồn” là một trong những vẻ đẹp của thần thoại. Theo anh/chị, niềm tin ấy còn có sức hấp dẫn với con người hiện đại không? Câu 10: Anh/chị rút ra được thông điệp tích cực gì sau khi đọc văn bản?

Ở phần II là phần viết (4 điểm): Viết một bài luận (khoảng 500 chữ) phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của văn bản Nữ Oa tạo ra loài người.

Thăm dò ý kiến học sinh lớp 10, chúng tôi thấy đa số các em khá thích thú về việc kiểm tra, đánh giá với ngữ liệu lấy ngoài sách giáo khoa. Tuy nhiên, nhiều em cũng thừa nhận khó khăn hơn khi làm bài. Đây là một thực tế, nếu học sinh không nắm vững đặc trưng thể loại văn bản, kỹ năng đọc hiểu không tốt. Để “hóa giải” cho nỗi lo này, ngoài việc đáp ứng các yêu cầu vừa nêu, học sinh cần dựa vào bảng kiểm kỹ năng viết trong từng bài học. Xem đây là “chìa khóa” để áp dụng cho các yêu cầu đồng dạng, các văn bản ngoài sách giáo khoa. Học sinh lớp 10 chọn lựa theo khối lớp có định hướng nghề nghiệp thiên về các ngành khoa học xã hội và nhân văn phải học thêm các chuyên đề ngữ văn. Cụ thể, có 3 chuyên đề trong một năm học. Theo tiến trình giảng dạy thì hết tuần thứ 6 của học kỳ I là gần xong chuyên đề 1 (Tập nghiên cứu và viết báo cáo về một vấn đề văn học dân gian). Tuy nhiên, nhiều học sinh cho thấy khó khăn trong việc nghiên cứu. Nhiều giáo viên cũng túng lúng khi hướng dẫn học sinh vì chưa có kinh nghiệm.

Trn Ngc Tun

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)