Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Thấy gì từ điểm thi tốt nghiệp môn văn năm 2024?

Tạp Chí Giáo Dục

Thng kê kết qu thi tt nghip THPT năm nay ca cc cho chúng ta mt s suy ngm. Chng hn, vi môn tiếng Anh, sau rt nhiu thay đi v phương pháp dy hc trong nhà trưng, chú trng đu tư vic hc ca hc sinh và ph huynh, s chú trng trong cách tính đim ca môn hc này đ xếp loi hc lc trưng THPT…, thế mà năm nay đim thi môn này vn “đi s”.


Theo tác gi, đim thi môn văn lch rõ rt đt ra câu hi liu khâu chm gia các đa phương có đu tay? (nh minh ha). Ảnh: Y.Hoa

Theo thống kê, cả nước có 906.000 thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT môn tiếng Anh. Và môn này có mức điểm thấp nhất trong 9 môn thi, với điểm trung bình là 5,51. Môn toán cũng có đột biến khi toàn quốc không có điểm 10 nào. Điểm cao nhất của môn toán là 9,8 và chỉ 43 thí sinh đạt được mức này. Còn với môn văn, môn tự luận duy nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT cuối cùng theo chương trình 2006 thì sao? Dưới đây là sự tổng hợp và mấy nhận xét về môn thi này.

Đim thi môn văn cao hơn năm trưc

Theo thống kê, điểm trung bình môn văn của kỳ thi năm nay khá cao, với 7,23 điểm. Trong khi năm 2023 là 6,86 điểm. Điểm thí sinh đạt được nhiều nhất ở môn văn rất cao, lên tới 8 điểm với 85.990 thí sinh. Năm 2023, điểm thí sinh đạt nhiều nhất chỉ là 7 điểm. Có 1.843 bài thi đạt 9,75 điểm; 14.198 bài thi đạt 9,5 điểm; 26.758 bài thi đạt 9,25 điểm và 49.254 bài thi đạt 9 điểm. Đặc biệt, năm nay môn văn có 2 thí sinh đạt điểm 10, đó là em Huỳnh Hồng Như (ở Đồng Tháp) và em Phạm Quỳnh Anh (ở Nam Định). Trong khi năm 2023 chỉ có 1 thí sinh đạt điểm 10, đó là em Trần Ngọc Đan Thanh, ở Nam Định. Về điểm liệt môn văn (điểm từ 1 trở xuống), có 68 bài thi, trong đó có 29 bài bị 0 điểm. So với năm 2023 là 92 thí sinh, giảm 24 thí sinh. 

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến kết quả điểm thi môn văn năm nay cao và ít điểm liệt. Đó là: Thứ nhất, do đề thi nhẹ nhàng, quen thuộc, tạo được hứng thú cho thí sinh khi làm bài. Thứ hai, do đáp án chấm mở và khá thoáng. Như câu hỏi đọc hiểu yêu cầu trả lời đơn giản. Đó là câu 1 và 2 của phần đọc hiểu. Thang điểm của cả 2 câu này là 1,5 điểm. Thí sinh chỉ cần có lời dẫn và chỉ ra được từ ngữ đúng từ văn bản (thế hệ nghệ sĩ này tiếp thế hệ nghệ sĩ khác, câu 1; các nghệ sĩ của thế hệ tiếp theo sẽ không có nguồn lực để sáng tạo và khai phá, câu 2) là không bị điểm liệt. Đáp án của câu 2 phần đọc hiểu cũng rõ ràng với 2 ý (0,5 điểm/ý). Đáp án cũng đưa ra nhiều từ khóa trong câu trả lời. Thông thường thí sinh trả lời được một nửa (hay 2/3) yêu cầu, hoặc cách diễn đạt với ý tương đương cũng đạt trọn điểm của câu này. Câu 4 của phần đọc hiểu (0,5 điểm) cũng tương tự như thế. Thí sinh chỉ cần nói được vấn đề đặt ra là “mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng” (hoặc diễn đạt tương đương) là có điểm. Trong vô số những bài học về lối sống mà đáp án gợi ra (sống hòa đồng, sống cống hiến, xây dựng mối quan hệ đoàn kết…), thí sinh chỉ cần nói được 1 bài học là đạt trọn điểm. Câu này đáp án không yêu cầu diễn giải, giải thích vì sao nên cũng nhẹ nhàng, dễ đạt điểm. Trong khi đó, phần làm văn chú trọng kỹ năng viết. Yêu cầu của câu viết đoạn văn (khoảng 200 chữ, 2 điểm) và nghị luận văn học cũng chủ yếu tập trung vào kỹ năng. Cụ thể, tổng các yêu cầu gồm về hình thức đoạn; xác định đúng vấn đề; chính tả, từ ngữ, ngữ pháp; và sáng tạo là 1 điểm. Trừ sáng tạo khó đạt 0,25 điểm, còn lại với đề bài này ít thí sinh lạc đề hơn. Câu nghị luận văn học (5 điểm), theo đáp án, thí sinh chỉ cần bám sát vào nội dung đoạn thơ (quá trình hình thành của đất nước, cảm nhận về đất nước qua không gian và thời gian), có nhận xét về nội dung và nghệ thuật là đạt 2,5 điểm. Những trường hợp thí sinh diễn xuôi đoạn thơ, nếu tốt, cũng có thể đạt được nửa số điểm của câu hỏi này. Thứ ba, do đây là kỳ thi tốt nghiệp THPT cuối cùng theo chương trình 2006, vì vậy có thể giám khảo chấm “nới tay” hơn so với các kỳ thi trước đây. 

Có s không “đu tay” ca giám kho các đa phương?

Theo thống kê (từ nguồn báo chí), năm nay không có tỉnh/thành nào trên cả nước có điểm trung bình môn văn dưới trung bình. Địa phương có điểm thấp nhất là tỉnh Cao Bằng cũng xấp xỉ 6 điểm. Cả nước cũng chỉ có 8 tỉnh có điểm bình quân môn văn dưới 6,5. Mức điểm từ 6,5 đến 7,5 có 38 tỉnh/thành đạt được. Trong số 25 tỉnh/thành còn lại, điểm bình quân môn văn từ 7,5 trở lên. Có 7 địa phương có điểm bình quân môn văn ở mức giỏi, tức là từ 8 trở lên, gồm: Ninh Bình – 8,17 điểm; Trà Vinh – 8,09 điểm; Nam Định – 8,05 điểm; Hà Nam – 8,05 điểm; Nghệ An – 8,04 điểm; Thanh Hóa – 8 điểm; Hải Phòng – 8 điểm.

Cả nước có 92.054 thí sinh đạt điểm môn văn từ 9 trở lên (chiếm 9% tổng số thí sinh dự thi môn văn). Riêng thí sinh đạt từ 9 điểm môn văn trở lên của 7 tỉnh/thành ở trên đã chiếm 1/4 điểm 9 môn văn của cả nước. Nếu xét về tỷ lệ thí sinh đạt điểm 9 trở lên môn văn so với số thí sinh dự thi thì đầu bảng là Ninh Bình. Tỉnh này có 3.158 thí sinh đạt 9 điểm trở lên môn văn, chiếm 27% trong tổng số thí sinh dự thi môn văn của tỉnh. 71% thí sinh đạt điểm 8 trở lên (nghĩa là trong số 10 thí sinh dự thi chỉ có 3 em điểm dưới 8). Xếp thứ 2 là Trà Vinh, có 26% với 681 thí sinh (do tổng số thí sinh dự thi của tỉnh này ít). Tiếp theo là Hà Nam và Hải Phòng, đều có tỷ lệ 23%. Thanh Hóa và Nghệ An tuy chỉ có 19-20% thí sinh đạt từ 9 điểm trở lên môn văn, nhưng vì hai tỉnh này có số lượng thí sinh dự thi lớn nên mỗi tỉnh chiếm từ 7,6 đến 8% thí sinh điểm 9 trở lên của cả nước.

Trong số các tỉnh/thành còn lại, Hà Nội chỉ ở vị trí 13, với điểm bình quân môn văn đạt 7,76, nhưng lại là địa phương có nhiều điểm cao nhất. Cụ thể, từ 9 điểm trở lên, Hà Nội có 17.480 thí sinh, chiếm 19% điểm từ 9 trở lên môn văn của cả nước. Sở dĩ nhiều điểm cao nhưng điểm bình quân không vượt trội là bởi thí sinh dự thi môn văn của Hà Nội quá đông – 106.636 em (chiếm 10% tổng số thí sinh dự thi môn văn). Trong số các thành phố trực thuộc Trung ương, TP.HCM là địa phương có điểm môn văn thấp nhất, với bình quân 6,6 điểm. Cả thành phố có 463 thí sinh đạt từ 9 điểm trở lên môn văn, trong khi có 85.679 thí sinh dự thi.

Điểm thi môn văn lệch rõ rệt đặt ra câu hỏi liệu khâu chấm giữa các địa phương có đều tay? Trong khi đáp án thì quá thoáng và hướng dẫn chấm cũng có nhiều chỗ giám khảo cần phải “tùy cơ ứng biến” theo thực tế bài làm. Chỉ cần trưởng môn chấm của hội đồng chấm nào mà “nương tay” là thí sinh của địa phương ấy hưởng lợi. Việc điểm thi môn văn không đều giữa các địa phương còn phản ánh một thực tế là thí sinh địa phương đó có thật sự chú trọng điểm môn văn hay không. Hay thi để đủ điều kiện xét tốt nghiệp THPT. Còn chủ yếu tập trung vào các môn thi để xét tuyển vào ĐH. Ngoài ra, cách định hướng việc học và thi môn văn, “chiến lược” dạy và học văn đặc thù ở từng địa phương cũng là nhân tố quan trọng khu biệt điểm văn cao thấp.

Trn Nhân Trung

Bình luận (0)