Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

“Thầy giáo” của nông dân

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Sáu năm tôi gp li, vn mt Vũ Nhun – vui v, hot bát. Song, s thành công v đi đu áp dng công ngh mi vào sn xut; đc bit, làm “thy giáo” ca nông dân nhiu tnh, thành trong cc v truyn đt sn xut nông nghip hu cơ. Qua đó, ngưi ta biết nhiu hơn v Vũ Nhun – trí thc nông dân tiêu biu x hoa Đà Lt…


Vũ Nhun (th nht bên phi) cùng ngưi nhà đóng hp qu phúc bn t đ xut bán cho các đi lý. Ảnh: Thanh Dương Hồng

Trí thc – nông dân

Xuất thân trong một gia đình hơn 3 đời trồng rau, hoa nổi tiếng ở làng hoa Hà Đông – một trong 5 làng hoa truyền thống nổi tiếng của Đà Lạt, từ nhỏ, Vũ Nhuần (sinh 1962) nuôi khát vọng làm giàu bằng chính nghề truyền thống của gia đình.

Tốt nghiệp ngành điện tử Trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Lâm Đồng, lẽ ra “hành nghề” điện tử, cơ khí…; song, Vũ Nhuần về nhà làm nông dân! Anh tham gia Tập đoàn sản xuất khu phố Đông Tĩnh, cùng nhân dân làm giàu kinh tế và phát triển làng nghề. Anh được bà con tín nhiệm bầu làm Chủ nhiệm Câu lạc bộ Chuyển giao kỹ thuật công nghệ cao. Năm 2018, làng hoa Hà Đông thành lập Tổ hợp tác, Vũ Nhuần kiêm luôn “chức” Chủ nhiệm…

Vũ Nhuần kể, những năm đầu “khởi nghiệp”, anh trồng rau và hoa địa lan cắt cành; thời điểm đó, nông dân Đà Lạt đều trồng rau, hoa ngoài trời, có năm được, năm thất bát; bởi hoàn toàn dựa vào thiên nhiên. Rau, hoa của Vũ Nhuần cũng như các hộ gia đình khác gặp khi trời mưa dầm bị thiệt hại nặng. Một lần ngồi nhìn mưa, chàng trí thức chợt lóe lên ao ước: giá như có mái che cho rau, cho hoa đỡ thiệt hại?…

Từ trăn trở ấy, Vũ Nhuần đã tìm tòi, nghiên cứu… Sau nhiều năm mò mẫm, anh đã gặp PGS.TS Nguyễn Văn Uyển (Viện Sinh học nhiệt đới) – người đặt nền móng đầu tiên về nuôi cấy mô tế bào thực vật tại Việt Nam. Ông đã hướng dẫn Vũ Nhuần kỹ thuật nuôi cấy mô các giống rau, hoa và công nghệ trồng rau, hoa trong nhà kính…

Giai đoạn 1992-1994, Vũ Nhuần là hộ đầu tiên ở Đà Lạt áp dụng thành công kỹ thuật trồng rau, hoa trong nhà kính. Nhà kính đầu tiên của anh có diện tích 220m2, trồng thử các giống hoa salem, cúc đại đóa… Năng suất hết sức bất ngờ: Gấp 50 lần so với trồng ngoài tự nhiên. Từ đó, nhiều hộ nông dân đã tìm đến học hỏi và phát triển sản xuất rau, hoa trong nhà kính, nhà lưới ở Đà Lạt đến những năm sau này.

Vũ Nhuần còn nuôi cấy mô các giống hoa cúc ngoại nhập, dâu tây mới, cà chua cao cấp… bán cây giống cho các nhà vườn. Diện tích 5.000m2 nhà kính, anh trồng các giống hoa mới, các loại rau, cà chua cao cấp bằng công nghệ bán thủy canh…

Ngưi luôn đi tìm giá tr mi

Hơn 20 năm trước, người dân biết Vũ Nhuần một trí thức – nông dân đầu tiên phát triển mô hình trồng rau, hoa trong nhà kính công nghệ cao; 3 năm trở lại đây, người ta càng ngạc nhiên một Vũ Nhuần tiên phong sản xuất, kinh doanh khá thành công cây phúc bồn tử – loại quả có nguồn gốc nước ngoài rất có giá trị.

Nói về “mối duyên” đến với loài cây trồng mới này, Vũ Nhuần chia sẻ, tìm hiểu thị trường, anh phát hiện phúc bồn tử – cây dược liệu rất tốt cho sức khỏe con người, hiện có giá bán khá cao, trong khi ở Việt Nam ít người sản xuất. Sau khi tham gia tập huấn về sản xuất nông nghiệp hữu cơ công nghệ Nhật Bản (tại TP.HCM) về, Vũ Nhuần chuyển dần diện tích sang trồng phúc bồn tử, ban đầu 1.000m2 phúc bồn tử đen; đến nay, trên 3.000m2 nhà kính, anh đã trồng phúc bồn tử các loại: đỏ, xanh, màu hồng cánh sen; sử dụng nước tưới sạch, phân bón hữu cơ, diệt côn trùng bằng công nghệ vi sinh và một số thảo dược tự nhiên, đảm bảo quả phúc bồn tử hoàn toàn sạch.


Trí th
c – nông dân Vũ Nhun vui vi thành qu nghiên cu, sn xut ca mình. Ảnh: Thanh Dương Hồng

Hiện tại, 3.000m2 trồng phúc bồn tử, mỗi ngày, Vũ Nhuần thu hái khoảng 90kg quả tươi. Với diện tích 3.000m2, trung bình mỗi năm, gia đình Vũ Nhuần thu nhập khoảng 1,5 tỷ đồng. Theo trí thức – nông dân này, sản xuất phúc bồn tử có nhiều ưu điểm: Cho thu nhập cao gấp nhiều lần so với rau, hoa; giảm đáng kể công lao động; đặc biệt, sản xuất bồn tử không sử dụng bất cứ loại thuốc trừ sâu, vừa đảm bảo chất lượng sản phẩm vừa giúp người lao động không tiếp xúc với các loại thuốc sâu độc hại.

“Thầy giáo” của nông dân

Hơn 3 năm qua, Vũ Nhuần được nông dân nhiều tỉnh, thành gọi bằng “thầy”! Anh kể, nhờ thành công trong sản xuất phúc bồn tử, anh được một số doanh nghiệp, cơ quan trong và ngoài tỉnh biết tên. Năm 2018, Vũ Nhuần được Công ty Novo Jim (của Mỹ, chi nhánh tại TP.HCM) mời báo cáo tại các lớp hướng dẫn kiến thức sản xuất nông nghiệp hữu cơ cho nông dân 9 tỉnh, thành khu vực đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh: Bắc Giang, Hà Nội, Bình Định…

Tại Lâm Đồng, liên tiếp 2 năm (2019-2020), Phòng Kinh tế TP.Đà Lạt phối hợp với Hợp tác xã Nông Lâm Súc Phi Vàng (huyện Đơn Dương) tổ chức 2 lớp đào tạo, dạy nghề kỹ thuật trồng rau, hoa cho người dân tộc thiểu số tại xã Tà Nung (60 người học trong 3 tháng). Toàn bộ chương trình do Vũ Nhuần lên lớp. Cuối năm 2020, Sở Công thương Lâm Đồng phối hợp với Hội Nông dân tỉnh tổ chức lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân tại Đà Lạt, Vũ Nhuần tiếp tục được mời làm “thầy giáo”!…

“Tôi thấy rất vui khi chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm thực tế của mình cho nông dân về sản xuất các loại cây trồng mới cho giá trị cao; đặc biệt, cổ vũ nông dân chuyển hướng sản xuất nông nghiệp hữu cơ vừa đảm bảo nông sản sạch cho người tiêu dùng, vừa tự bảo vệ sức khỏe cho chính người nông dân…” – Vũ Nhuần tâm sự.

Tiên phong trong nghiên cứu, áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất, kinh doanh; đồng thời tích cực tham gia hoạt động xã hội, trí thức – nông dân Vũ Nhuần liên tục 10 năm (từ 2009-2019) nhận được nhiều danh hiệu xứng đáng: Có thành tích xuất sắc xây dựng làng hoa Hà Đông tại các kỳ Festival hoa Đà Lạt; người trồng hoa tiêu biểu; nông dân sản xuất giỏi… được UBND TP.Đà Lạt, Hội Nông dân tỉnh Lâm Đồng và các ngành tặng nhiều giấy khen, bằng khen “Xuất sắc trong phong trào nông dân sản xuất – kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”…

Thanh Dương Hng

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)