Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Thầy giáo dạy sử nói về việc học… sử

Tạp Chí Giáo Dục

“Hc lch s cn nm k ni dung tng ch đ, không nên đc lưt, hc thuc lòng… Có như thế mi hiu sâu và yêu môn hc hơn”, đó là bí quyết ca thy Hunh Hi Hc (giáo viên môn lch s Trưng Ph thông FPT Đà Nng).

Thy Hunh Hi Hc (gia, hàng đu) cùng các em hc sinh trong mt tiết hc lch s

Với điểm trung bình 4 năm học tại Khoa Lịch sử Trường ĐH Sư phạm (ĐH Huế) đạt loại xuất sắc (3,62/4,0 điểm), thầy giáo trẻ Huỳnh Hải Học xuất sắc ghi tên mình vào danh sách 11 ứng viên có thành tích xuất sắc trong học tập và nghiên cứu khoa học, được Quỹ sử học Đinh Xuân Lâm trao Giải thưởng sử học Đinh Xuân Lâm năm 2019 hồi tháng 11 vừa qua tại Trường ĐH KHXH-NV (ĐH Quốc gia Hà Nội).

Anh Học cho biết, ngay từ nhỏ bản thân đã có niềm say mê đặc biệt với môn sử. “Hồi học tiểu học và THCS, tôi đã được đọc qua sách và xem phim tư liệu về lịch sử nên từ đó yêu thích luôn môn học này”, anh Học kể. Lên lớp 10, cậu học trò mê sử đăng ký và thi đỗ vào lớp chuyên sử của Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (TP.Đà Nẵng). Trong năm học này, Học có mặt trong đội tuyển học sinh giỏi môn sử của trường tham dự kỳ thi Olympic 30-4 tổ chức tại TP.HCM và xuất sắc đoạt huy chương bạc. Những năm  tiếp theo, Học luôn có mặt trong đội tuyển của trường tham dự các kỳ thi học sinh giỏi cấp thành phố, kết quả đoạt hai giải nhất và một giải nhì.

Qu s hc Đinh Xuân Lâm mang tên GS.NGND Đinh Xuân Lâm (1925-2017). Qu đưc thành lp năm 2017 nhm phát huy nhng thành tu trong đào to và nghiên cu s hc ca ông; đng thi khuyến khích, bi dưng các tài năng s hc cho đt nưc. Hng năm qu s dành nhng sut hc bng trao cho sinh viên, hc viên cao hc, nghiên cu sinh có thành tích xut sc trong hc tp và nghiên cu khoa hc.

Chia sẻ về bí quyết học môn sử, anh Học cho biết: “Tôi nghĩ môn sử cũng như tất cả các môn học khác, trước hết bản thân phải tự tạo đam mê và mạnh dạn chọn đam mê để theo đuổi. Đối với môn sử, do đây là môn học có rất nhiều sự kiện, con số nên trước khi lên lớp phải đọc nội dung bài học ở nhà và đặt câu hỏi về những vấn đề bản thân còn thắc mắc. Khi lên lớp thì lắng nghe và tư duy về những điều giáo viên giảng dạy”. Một bí quyết nữa, theo anh Học, người học phải dùng ít nhất 2 màu mực để ghi chép nhằm nhấn mạnh những sự kiện cần lưu ý. Lịch sử có nhiều con số, sự kiện nên cần chia nhỏ, học nhiều lần để nắm nội dung từng chủ đề, sự kiện để ghi nhớ sâu thay vì ôm đồm học nhiều nội dung trong một lần. Sau đó xâu chuỗi các sự kiện lại để tìm ra đặc điểm của nó. Ví dụ, nói đến giai đoạn 1939-1945, đây là thời kỳ vận động trực tiếp Cách mạng tháng 8 thì những sự kiện bên trong chỉ để làm rõ hơn tính chất của thời kỳ này.

Bên cạnh đó, theo anh Học, để tạo sự tương tác và ghi nhận sâu kiến thức, người học nên dành thời gian học theo nhóm nhằm trao đổi, dò bài lẫn nhau. Ngoài ra phải đọc thêm sách, báo, các tài liệu khác và xem phim tư liệu về lịch sử. Đôi khi có một số sự kiện thì sử dụng cách dùng mẹo để ghi nhớ. “Đơn cử như sự kiện Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước vào ngày 5-6-1911 thì có thể tạm nhớ là 5+6=11”, anh Học dẫn chứng. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là tự tạo động lực học tập cho bản thân, không nên học thuộc một cách máy móc các sự kiện vì như thế sẽ nhanh quên.

Anh Học chia sẻ: “Lịch sử là những câu chuyện xưa cũ. Điều này kích thích tính tò mò của tôi ngay từ nhỏ. Môn học này chỉ khô khan khi chúng ta đọc hay học lướt qua các sự kiện, con số mà không đưa ra quan điểm của bản thân về những dòng sự kiện, con số đó. Hơn nữa, học lịch sử hay nhất là ở chỗ khi đọc sách, đọc tài liệu sẽ thấy có rất nhiều quan điểm, nhận xét về một sự kiện cụ thể, nó tạo ra sự phong phú, tính đa diện của các sự kiện này. Ngoài ra, học lịch sử để hiểu được quá khứ, từ đó ứng dụng sao cho hiện tại và tương lai được tốt hơn”.

Trong khi câu chuyện học sinh không yêu thích môn sử, dẫn đến điểm thi môn này trong kỳ thi THPT quốc gia những năm gần đây rất thấp thì anh Học vẫn miệt mài với đam mê của mình và chọn con đường giảng dạy để truyền lửa đến thế hệ trẻ với mong muốn ngày càng có nhiều người hiểu sâu và yêu môn học này hơn. “Đừng lướt qua những con số, những sự kiện một cách thờ ơ. Hãy đọc, học và thấu hiểu để yêu môn sử”, anh Học nhắn nhủ.

Hàn Giang

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)