Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Thầy giáo dạy toán mê sáng tác văn chương

Tạp Chí Giáo Dục

Là giáo viên dy toán nhưng vì yêu ngh báo và có năng khiếu và đam mê sáng tác, thc sĩ Lê Quang Hào (nguyên giáo viên Trưng THPT chuyên Hunh Mn Đt) đã tr thành hi viên Hi Văn hc – Ngh thut (VHNT) Kiên Giang bng nhng sáng tác thơ, văn xuôi và nhng bài báo mang tính thi s đa phương.

Nhà giáo – nhà thơ Lê Quang Hào 

Ngã r trong ngh dy hc

Năm 1982 sau khi tốt nghiệp Trường ĐHSP Vinh, mặc dù có thể xin được ở lại quê nhưng chàng trai quê Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã tình nguyện đăng ký vào Nam công tác. Vào tận vùng đất tận cùng của Tổ quốc, thầy Hào là một trong 5 giáo viên đầu tiên của ĐHSP Vinh xây dựng Trường Cấp 3 Gò Quao thuộc vùng sâu của tỉnh Kiên Giang.

Nói về duyên nợ đến với văn chương, thầy Hào chia sẻ: “Vào những năm mới ra trường, anh Nguyễn Thiện Cẩn – Trưởng phòng VH-TT Gò Quao – có nhã ý mời tôi tham gia viết bài cho tờ tin huyện. Vậy là bắt đầu từ đó cây bút tôi chuyển hướng để có thêm nghề tay trái”. Niềm vui công việc càng được nhen nhóm khi các tin bài của mình được xuất hiện trên mặt báo và niềm đam mê cứ lớn dần làm nguồn động lực cho buổi đầu chạm ngõ với làng báo và văn chương. Nhiều lần được Phòng VH-TT mời gặp mặt giao lưu cùng các văn nghệ sĩ của tỉnh nhà đã trở thành cầu nối để cộng tác viên Lê Quang Hào thắp thêm ngọn lửa yêu nghề viết. Bắt đầu từ đó anh có thêm bước đệm vững hơn để cộng tác với các tờ báo: Tiền phong, Lao động, Tuổi trẻ cười… Năm 1994 khi được điều động về dạy tại Trường THPT chuyên Huỳnh Mẫn Đạt, do đặc thù của trường chuyên nên thầy Hào vươn “cánh tay nối dài” cộng tác các tờ báo chuyên sâu đến chuyên môn: Toán học và Tuổi trẻ, Toán học trong nhà trường, Kiến thức ngày nay… “Đó là thời gian tôi đạt giải ba cuộc thi thơ do Báo Kiên Giang, Sở GD-ĐT Kiên Giang, Hội VHNT Kiên Giang phối hợp tổ chức chào mừng “Kỷ niệm 20 năm giải phóng miền Nam”. Phần thưởng đó đã khích lệ tôi trong sự nghiệp sáng tác của mình” – thầy Hào nhớ lại.

Sc viết không ngng ngh

Nhưng có lẽ khoảng thời gian sáng tác nhiều nhất của nhà thơ Lê Quang Hào là từ cột mốc nghỉ hưu năm 2020. Các đợt đi thực tế và dự các trại sáng tác do Hội VHNT Kiên Giang trong và ngoài tỉnh đều có dấu chân của nhà thơ – nhà giáo này để có một tập thơ đầu tay (Khúc hát mùa thu do NXB Hội Nhà văn ấn hành). Đây cũng là dịp để “nhà thơ trẻ” bổ sung thêm những kiến thức mà mình còn thiếu của người cầm bút và tạo cảm hứng để những tác phẩm của mình bám sát thực tế của cuộc sống được tốt hơn. Dù lớn tuổi nhưng thầy Hào vẫn tham gia các trại sáng tác thơ văn, lý luận phê bình của Trung ương, địa phương nhằm tiếp thu một số cơ sở lý luận về văn học và tìm cảm xúc trong sáng tác. Với thầy, việc học luôn không có điểm dừng. Rất nhiều tạp chí trong nước cũng như các ấn phẩm xuân của các địa phương trong tỉnh có tên đều đặn của tác giả Lê Quang Hào.

“Tôi t hào mình là cng tác viên báo chí. Và vì thế nên càng phi hc hi đ khc phc nhng hn chế làm cho thông tin báo chí ngày càng đến gn vi đc gi hơn. C gng trau di văn chương, gi vng nim đam mê sn có đ bài viết tht hay, tht ý nghĩa nhm tuyên truyn, qung bá nhng hình nh tt đp ca con ngưi, mnh đt Kiên Giang nói riêng và ca đt nưc Vit Nam thân yêu ca chúng ta”, thc sĩ Lê Quang Hào chia s.

Thầy Hào thổ lộ: “Nhiều người cứ nghĩ rằng toán học và thơ ca là hai lĩnh vực tưởng như đối lập nhau vì toán học toàn là những phép tính khô khan còn thơ ca là lĩnh vực tinh thần, khơi dậy tình cảm của con người với con người. Nhưng tôi thì nghĩ khác, chính toán học đã rèn cho con người tính logic, tính chặt chẽ mà văn học cũng là một khoa học nên cần có bố cục chặt chẽ, rõ ràng, còn ngược lại thơ ca nuôi dưỡng tâm hồn làm cho đầu óc tỉnh táo để giải quyết những bài toán phức tạp. Chính vì thế trong quá trình dạy bộ môn toán, thầy Hào thường hay tổng kết các công thức mà học sinh khó nhớ bằng những vần thơ nhẹ nhàng nhằm làm cho học sinh dễ nhớ, từ đó học sinh yêu thích bộ môn hơn. “Sau này, tôi khai thác nhiều đề tài giáo dục về những điển hình tiêu biểu trong ngành vì đây là môi trường công tác của tôi. Còn vinh dự lớn lao trong nghề dạy học của mình là tôi luôn được các em học sinh, phụ huynh và đồng nghiệp quý mến, tin tưởng và trả nghĩa. Tôi nhớ mãi ơn nghĩa hai bác sĩ là học sinh cũ đã cứu sống người thân của tôi trong giờ phút thập tử nhất sinh mấy năm trước. Một vinh dự là vào các năm 2022, 2023, 2024 tôi đều có các giải thưởng về thơ của Hội VHNT của tỉnh và Bằng khen của UBND tỉnh tặng vì có thành tích xuất sắc trong hoạt động về lĩnh vực VHNT năm 2022. Đây là niềm khích lệ lớn lao đối với bản thân tôi để gắn bó thêm với nghề viết”.

Phan Ngc Quang

 

 

 

Nhà giáo – nhà thơ Lê Quang Hào trong một chuyến đi “Về nguồn”

Tình yêu của người lính đảo

Cô giáo trẻ miền quê

Yêu anh chàng lính đảo,

Nuôi ước mơ hoài bão

Hẹn một ngày chung đôi.

 

Anh ở ngoài biển khơi

Bạn cùng con sóng nhỏ,

Đêm gửi bao thương nhớ

Về người yêu phương xa.

 

Cô giáo ở quê nhà

Thức cùng trang giáo án,

Lòng vấn vương nhớ bạn

Gửi vào từng trang thư.

 

Tranh thủ giờ nghỉ trưa

Anh hái bông bàng nhỏ,

Ép vào trong trang vở

Trao tặng người nhớ thương.

 

Mỗi sáng mai đến trường

Vui bên đàn em nhỏ,

Say sưa cô giáo kể

Người yêu nơi Trường Sa.

 

Giữa biển trời bao la

Anh cầm chắc tay súng,

Gian khổ không nao núng

Giữ bình yên đảo xa.

 

Mỗi lá thư quê nhà

Đồng đội cùng chung đọc,

Trái tim hồng thổn thức

Hòa sóng biển reo vui.

 

Một tình yêu tuyệt vời

Người lính – Cô giáo trẻ

Xuân về mai, đào nở

Mừng hai người sánh đôi.

                        Lê Quang Hào

Bình luận (0)