Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Thầy giáo yêu quê hương qua từng nốt nhạc

Tạp Chí Giáo Dục

Tròn 18 năm công tác huyn min núi Hưng Hóa (Qung Tr), thy giáo Trn Minh Hi – giáo viên Trưng THCS Thanh đã sáng tác gn 20 ca khúc ngi ca ngh giáo, tình yêu quê hương, con ngưi…


Thy giáo Trn Minh Hi đã sáng tác gn 20 ca khúc ngi ca ngh giáo, tình yêu quê hương, con ngưi…

Nhng ca khúc dt dào tình yêu

Sân trường THCS Thanh sáng đầu tuần vang vang bài ca “Em là cô giáo trường Thanh”. Trở lại trường sau ngày nghỉ cuối tuần, thầy trò nhà trường đều rạng rỡ đón một tuần dạy học mới đầy phấn khởi. Tác giả của ca khúc ấy là thầy giáo Trần Minh Hải – giáo viên đã gắn bó nhiều năm với mái trường vùng cao này. Thầy Hải chia sẻ, sinh ra và lớn lên ở huyện miền núi Hướng Hóa, tốt nghiệp Đại học Nghệ thuật Huế (Khoa Sư phạm âm nhạc), chọn mảnh đất này để tiếp tục gắn bó nên thầy hiểu sự vất vả của những người gieo chữ. Hiểu để yêu thương và khâm phục sự hy sinh thầm lặng của đồng nghiệp từ miền xuôi “cõng chữ” lên ngàn. Đó cũng là lý do ra đời của ca khúc về nghề giáo mà sau này trở thành “trường ca” trong mỗi dịp lễ, ngày khai giảng năm học mới hay là những dịp nhà trường đón sự kiện.

Còn nhớ vài năm trước, khi đại dịch Covid-19 bùng phát mạnh, bài hát “Niềm tin Việt Nam” do thầy Hải sáng tác được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội, nhận được sự hưởng ứng của nhiều người. Năm 2023, thầy Hải lại sáng tác ca khúc “Quảng Trị ngày mai sáng tươi”. Những ca từ dạt dào cảm xúc về tình yêu quê hương đó đã đạt giải ba cuộc thi với chủ đề: “Quảng Trị – Niềm tin và khát vọng”. Tiếp đó, thầy còn sáng tác nhiều ca khúc như: Khe Sanh bình minh, Lao Bảo khát vọng ngày mai, Bao la tình mẹ… Còn nhớ những ngày đầu, để mọi người được thưởng thức sáng tác của mình, thầy Hải dành dụm tiền lương để tự thực hiện thu âm, phối khí cho ca khúc của mình. Sau này, khi âm nhạc của thầy được nhiều người biết đến, nhiều cơ quan, đơn vị tìm đến đặt hàng viết ca khúc cho những sự kiện quan trọng. Gần đây nhất, thầy Hải đã sáng tác thành công ca khúc “Khe Sanh miền nhớ” nhân kỷ niệm sự kiện 40 năm hợp nhất thị trấn Khe Sanh.


G
n 2 thp k theo ngh giáo, thy Hi truyn tình yêu âm nhc cho nhiu thế h hc trò vùng cao

Nhng năm tháng dy hc, thy Trn Minh Hi truyn la cho bao thế h hc trò vùng cao, trao cho các em nim yêu thích đến trưng. Thay vì nhng ngày cui tun đến tn các bn làng vn đng hc sinh đến trưng, dn dn, nhng tiết hc hát ca thy Hi tr thành đng lc thôi thúc các em t giác đi hc hơn.

Trong quãng thời gian 18 năm tròn theo nghề giáo, thầy Hải đã sáng tác gần 20 ca khúc. Với thầy Hải, mỗi ca khúc ra đời là một đứa con tinh thần mang đến cho thầy những cảm xúc khác nhau, thể hiện tình yêu quê hương xứ sở, yêu con người miền biên viễn chân chất, hiền lành. Điều đặc biệt, theo như thầy chia sẻ, các ca khúc đều được ra đời ở di tích lịch sử căn cứ Làng Vây. Nơi đây không chỉ là một không gian yên tĩnh, tránh được sự xô bồ mà còn giúp thầy Hải có thêm nguồn cảm hứng sáng tác. “Sau những giờ đứng trên bục giảng, trở về, tôi thường dành thời gian ghé lại tản bộ ở không gian căn cứ Làng Vây. Lặng ngắm hoàng hôn và bình minh yên bình trong không gian của chứng tích hào hùng nơi miền đất lửa này, tôi thường nghĩ về ngày xưa – thời bao lớp cha anh đã ngã xuống để trời Khe Sanh hôm nay thêm xanh. Hòa bình, biết bao người con từ miền xuôi lên đây làm kinh tế mới, góp phần dựng xây bản làng, trong đó có gia đình tôi. Những niềm xúc cảm ấy thôi thúc tôi cầm bút viết lên những nốt nhạc”, thầy Hải kể lại.

Đam mê ngh truyn la

Thầy Hải yêu nhạc từ thuở nhỏ. Ngày ấy, đam mê âm nhạc nên cậu bé Trần Minh Hải tìm đủ mọi cách để tiếp xúc với môi trường âm nhạc. Từ đám cưới trong thôn đến những ngày hội nhỏ ở bản làng, Hải đều có mặt từ sớm để thỏa đam mê và học hỏi. Lớn thêm chút nữa, thấy các nhạc cụ thông qua màn hình chiếc ti vi đen trắng, tranh thủ ngoài giờ học, Hải cùng bạn bè trong xóm mày mò chế tác ra các loại nhạc cụ như đàn, trống từ các vật dụng cũ. Nhận ra năng khiếu và đam mê của Hải, mặc dù hoàn cảnh kinh tế còn khó khăn nhưng mùa hè năm học lớp 11, gia đình đã tạo điều kiện cho Hải vào Huế để ôn thi. Tốt nghiệp THPT, Hải đỗ vào Trường Đại học Nghệ thuật Huế (nay là Học viện Âm nhạc Huế) với thành tích á khoa. Từ thời điểm đó, khi đã am hiểu hơn về nhạc, Trần Minh Hải bắt đầu tập tành sáng tác nhạc. Tốt nghiệp đại học, Hải chọn trở về quê và theo nghề giáo. “Tôi muốn mang lời ca tiếng hát trở về truyền thêm tự tin cho các em nhỏ vùng cao vốn rụt rè và chịu nhiều thiệt thòi. Đó cũng là cách để các em có thêm cơ hội tiếp cận với niềm đam mê âm nhạc của mình”, thầy Hải chia sẻ.

Những năm tháng dạy học, thầy Hải truyền lửa cho bao thế hệ học trò vùng cao, trao cho các em niềm yêu thích đến trường. Thay vì những ngày cuối tuần đến tận các bản làng vận động học sinh đến trường, dần dần, những tiết học hát của thầy Hải trở thành động lực thôi thúc các em tự giác đi học hơn. Cùng với nhiệm vụ giảng dạy, thầy Hải cùng tập thể nhà trường, với ngành giáo dục huyện Hướng Hóa tham gia nhiều hoạt động phong trào, tham gia nhiều hội thi, hội diễn cấp địa phương, huyện, tỉnh và đạt được nhiều thành tích đáng ghi nhận.

Nhận thấy thầy Hải có năng lực và nhiệt huyết trong chuyên môn và nhiều năm đạt giải cao trong cuộc thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh nên Phòng GD-ĐT huyện Hướng Hóa tín nhiệm giao nhiệm vụ làm Tổ trưởng Hội đồng bộ môn âm nhạc của phòng nhiều nhiệm kỳ liền.

Sau chặng hành trình gần 2 thập kỷ gắn bó với công tác dạy học, thầy Hải vẫn giữ trọn một tình yêu dành cho học trò vùng cao. “Tôi rất vui khi mỗi tiết dạy của mình đều được các học sinh hưởng ứng tích cực. Nhiều em bước vào đầu năm học rất rụt rè nhưng qua vài tiết học âm nhạc đã cởi mở hơn, sẵn sàng chia sẻ những điều thắc mắc với thầy giáo. Đó là hạnh phúc của người đứng lớp. Tôi ấp ủ rất nhiều năm muốn xin ý kiến của Phòng GD-ĐT huyện để phát động phong trào sáng tác nhạc trong tập thể giáo viên âm nhạc về những chủ đề trong môi trường công tác của mình  và mong muốn nhận được sự hưởng ứng tích cực từ các đồng nghiệp”, thầy Hải bộc bạch.

Phan Vĩnh Yên

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)