Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Thầy hiệu trưởng… quản gia

Tạp Chí Giáo Dục

Gn gũi, lng nghe và gii đáp tt c nguyn vng ca hc sinh, thy Võ Thành Danh (Hiu trưng Trưng THPT Bà Đim, huyn Hóc Môn, TP.HCM) đưc hc sinh ưu ái gi là… qun gia ca trưng.


Thy Võ Thành Danh (Hiu trưng Trưng THPT Bà Đim, th ba t phi qua – hàng gia) đưc hc sinh trong trưng ưu ái gi là qun gia ca trưng

Khi có những thắc mắc hoặc mong muốn về sân chơi, cơ sở vật chất trường lớp, học sinh đều mạnh dạn… gõ cửa phòng thầy hiệu trưởng để đặt hàng. Trường học hạnh phúc được vun bồi mỗi ngày từ những đơn đặt hàng này.

Hc sinh đt hàng… thy hiu trưng

Đầu năm học, em Lê Minh Ngọc (học lớp 10A3) mạnh dạn gõ cửa phòng thầy hiệu trưởng, nêu nguyện vọng được thành lập Câu lạc bộ Hội họa và được thầy hiệu trưởng đồng ý. “Trong tiết chào cờ đầu tuần, khi thầy hiệu trưởng giới thiệu các câu lạc bộ của trường, em thấy trường chưa có Câu lạc bộ Hội họa. Từ đó ý tưởng thành lập Câu lạc bộ Hội họa nhen nhóm trong em. Sau đó, em hỏi ý kiến nhiều bạn bè thì đều được các bạn đồng thuận, em liền “đánh liều” gõ cửa phòng thầy hiệu trưởng để xin thầy được thành lập câu lạc bộ này. Dù vậy, trong lòng em rất sợ bị thầy hiệu trưởng từ chối, vì em chỉ là một học sinh lớp 10, mới “chân ướt chân ráo” vào trường. Nhưng thật bất ngờ, thầy hiệu trưởng khen ý tưởng của em hay và nói em viết đơn gửi thầy để sáng thứ hai chào cờ đầu tuần, thầy giới thiệu câu lạc bộ của em trước toàn trường”, Minh Ngọc kể lại.


Các câu lc b sinh hot trong Trưng THPT Bà Đim góp phn to môi trưng hc đưng hnh phúc

Trong tiết chào cờ đầu tuần, sau vài lời giới thiệu đầy ấn tượng về Câu lạc bộ Hội họa của thầy hiệu trưởng, Minh Ngọc liên tiếp nhận được đơn xin tham gia câu lạc bộ của các học sinh trong trường. Số thành viên thời điểm mới thành lập câu lạc bộ lên đến 50 bạn, đến từ 3 khối. Minh Ngọc kể: Điều em bất ngờ hơn cả là không chỉ ủng hộ thành lập Câu lạc bộ Hội họa để chúng em được thỏa mãn niềm đam mê mà thầy hiệu trưởng còn tài trợ giấy vẽ, màu vẽ để các bạn sinh hoạt. Đặc biệt, dù chỉ là câu lạc bộ non trẻ nhưng chúng em đã được thầy tin tưởng “đặt hàng” những sản phẩm cho trường… “Ngày 20-10, bức vẽ tuyên truyền về hình tượng người phụ nữ của câu lạc bộ đã được thầy đặt ở sảnh trước của trường khiến chúng em rất bất ngờ, tự hào. Hiện nay, các thành viên trong câu lạc bộ đang cùng nhau hoàn thiện bức tranh sáp dầu vẽ cổng trường để chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 theo đặt hàng của thầy hiệu trưởng (bài viết thực hiện trước Ngày Nhà giáo Việt Nam – PV)”, Minh Ngọc chia sẻ.

Ngoài Câu lạc bộ Hội họa, năm học này Câu lạc bộ Đan móc cũng được thành lập theo hình thức… đặt hàng với thầy hiệu trưởng, nâng tổng số câu lạc bộ trong toàn trường lên 22 câu lạc bộ. Chủ nhiệm Câu lạc bộ Đan móc – em Phan Hoàng Hương Giang (học lớp 10A3) khoe: “Thầy hiệu trưởng còn tài trợ len cho câu lạc bộ, và đặt hàng câu lạc bộ làm các sản phẩm móc khóa, hoa tặng thầy cô giáo nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11. Tham gia Câu lạc bộ Đan móc, em quen nhiều bạn bè, từ đó giúp em nhanh thích nghi với môi trường mới. Bây giờ đi đâu em cũng gặp… người quen, mỗi lần sinh hoạt câu lạc bộ chúng em còn chia sẻ thêm về chuyện học hành, vì thế rất vui vẻ”, Hương Giang bày tỏ.

Nim vui mi ngày là đưc hc sinh tin tưng… làm phin

Gần gũi, lắng nghe và đáp ứng những yêu cầu chính đáng của học sinh, thầy Võ Thành Danh được học sinh trong trường mến thương đặt biệt danh là “quản gia” của trường. Từ những câu chuyện như lớp học bị nắng chiếu vào, máy lạnh quá lạnh, quạt bị hư… đến các góp ý, đề xuất ý tưởng hay cho nhà trường hay thậm chí là những câu chuyện cá nhân, gia đình…, đều được học sinh gõ cửa phòng thầy hiệu trưởng chia sẻ. “Phòng học các lớp đều đã được dán tấm chống nắng nhưng nhiều phòng vẫn bị nắng chiếu vào. Khi học sinh than nắng nóng, tôi trực tiếp lên lớp đo và đặt mua tấm dán chống nắng, cùng các em dán vào ngày nghỉ. Qua những việc nhỏ này thầy trò thêm gần gũi, các em kể với tôi những câu chuyện mà nếu không tin tưởng không dễ dàng gì các em chia sẻ”, thầy Danh cho hay.

Với quan niệm đến trường học sinh không chỉ học mà còn là trải nghiệm, phát huy phẩm chất năng lực, thầy Danh tạo ra nhiều sân chơi để học sinh được tham gia, rèn luyện. Mỗi buổi chiều không có giờ học hay ngày cuối tuần, sân trường THPT Bà Điểm được ví như “chợ Bà Điểm” khi có nhiều hoạt động rèn luyện của học sinh được tổ chức: nấu ăn, cầu lông, cờ vua, đấm bốc, bóng đá, đan móc, hội họa… Là chủ nhiệm Câu lạc bộ Khuyến học của trường –  thầy “quản gia” Trường THPT Bà Điểm còn sâu sát đến từng hoàn cảnh học sinh một cách rất tế nhị. Hàng tháng, qua danh sách học sinh chưa đóng tiền học phí, thầy Danh đều yêu cầu giáo viên chủ nhiệm tìm hiểu lý do vì sao để có thể hỗ trợ các em kịp thời. “Có trường hợp một học sinh lớp 11 chưa đóng tiền học, khi tìm hiểu mới biết ba em bị ngã giàn giáo, sau em còn hai đứa em đang tuổi ăn học. Nhà trường đã kịp thời trích nguồn quỹ khuyến học để hỗ trợ em đóng học phí và hỗ trợ thêm gia đình em”, thầy Danh kể.

Theo thầy Danh, hiện nay, nếu hiệu trưởng nhà trường “đóng cửa phòng làm việc” với học sinh là đi ngược xu thế giáo dục tích cực. Để hiểu học sinh, để học sinh cởi mở, chia sẻ thì không gì khác chính hiệu trưởng nhà trường phải tìm đến học sinh. “Khi nhìn thấy học sinh bày tỏ tình cảm trong trường, tôi chỉ nhắc các em hãy xem tình cảm đó là động lực để cùng cố gắng học tập, phấn đấu vì mục tiêu tương lai. Vì thế, nhiều học sinh sẵn sàng kể cho tôi nghe câu chuyện của các em. Với tôi, niềm vui mỗi ngày đến trường là được học sinh tin tưởng… làm phiền”, thầy Danh vui vẻ nói.

Bài, ảnh: Thành Nam

 

 

 

Bình luận (0)