Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Thầy Hy của người nghèo

Tạp Chí Giáo Dục

Hơn 30 năm gn bó vi Trưng THPT Thu Xà (xã Nghĩa Hòa, huyn Tư Nghĩa, Qung Ngãi), thy giáo Bùi Anh Hy, sinh năm 1965 không ch nhit tâm và trách nhim trong tng bài ging mà còn lng l đ li nhng du chân trên hành trình chia s khó khăn vi hc trò và nhng mnh đi kém may.


Thy Bùi Anh Hy trao hc bng cho hc trò nghèo, hc gii trong l tng kết năm h

Giúp hc trò chm ti ưc mơ

Nhớ về quãng thời gian 3 năm trước, khi cầm trên tay tờ giấy báo đỗ đại học vào Trường Đại học Y Dược TP.HCM trong tâm trạng rối bời, Lê Thị Như Quỳnh ở xã Nghĩa Hòa vẫn không hình dung được giây phút được thầy Hy hỗ trợ để biến ước mơ thành hiện thực. Gia cảnh của Quỳnh rất khó khăn, ba làm nghề khuân vác thuê, mẹ đi giúp việc. Số tiền kiếm được chỉ đủ chi phí ăn uống sinh hoạt qua ngày cho cả nhà một cách chật vật. Quỳnh học giỏi, ước mơ được bước vào đại học nung nấu trong em mỗi ngày đến trường. “Nhưng ngay khi cầm tờ giấy nhập học, em mới thật sự lo âu. Nhìn quanh không biết ba mẹ lấy gì cho mình đi học, lại học ở thành phố lớn với bao nhiêu chi phí tốn kém. Lo lắm nhưng không biết phải làm sao. Rồi em may mắn được thầy Hy giúp, thầy kêu gọi các mạnh thường quân hỗ trợ chi phí hàng tháng cho em theo học ở thành phố. Không có thầy, hẳn ước mơ của em chỉ mãi mãi dừng lại ở ước mơ mà thôi”, Quỳnh chia sẻ.

Có nằm mơ, Lê Thanh Ngân ở TP.Quảng Ngãi cũng không dám nghĩ đến ngày mình có thể trở thành sinh viên, ngồi trên ghế giảng đường Đại học Ngân hàng TP.HCM. Ngân nói: “Ba em làm nghề đánh cá, mẹ bán bánh xèo. Quần quật cả ngày cũng chỉ đủ nuôi mấy chị em, chuyện đi học đại học gần như là điều không thể. Ba mẹ cũng muốn cho em đi học nhưng nhìn tới nhìn lui trong căn nhà trống hoác không biết lấy gì để làm lộ phí lên thành phố, rồi còn bao nhiêu chi phí như phòng trọ, ăn, ở, học hành… Rất may em gặp được thầy Hy. Thầy giúp đỡ và kêu gọi thêm mạnh thường quân hỗ trợ để em thực hiện ước mơ của mình. Không có thầy, có lẽ giờ này thay vì được đến trường, có khi em phải đi làm công nhân trong một nhà máy nào đó, hoặc cùng theo mẹ bán bánh xèo”.


Thy Bùi Anh Hy (bìa trái) tng quà h tr cho m con ch Đng Thanh Dung

Đó chỉ là 2 trong hàng chục học trò nghèo ở Quảng Ngãi đã được thầy Hy chìa tay ra nắm lấy trong lúc khó khăn, trước “ngã ba” quan trọng nhất để chọn lấy lối đi cho tương lai đời người. Thầy còn phát hàng trăm suất học bổng cho học sinh nghèo vượt khó. Ở Trường THPT Thu Xà, hễ có học sinh nghèo khó cần giúp đỡ, cần đóng học phí… thầy sẵn sàng hỗ trợ. Thầy Hy nói: “Tôi chọn nghề giáo vì tình yêu con trẻ, không đành nhìn học trò đứt học. Mỗi ngày, tôi nỗ lực truyền cảm hứng vào từng bài giảng để chắp cánh cho học trò vươn xa, nhưng tôi biết đâu đó có nhiều em cần nhiều hơn. Đó là cần những cái nắm tay thật chặt mới có đủ điều kiện thực hiện ước mơ. Đó cũng là lý do, hơn 10 năm qua tôi làm thiện nguyện ngoài giờ dạy”.

Nhân lên nim vui

Trên hành trình đến với những học trò nghèo khó, thầy Hy còn chia sẻ với nhiều mảnh đời bất hạnh khác. Những món quà của thầy mang đến có khi là bao gạo, thùng mì tôm, chai nước mắm, một ít tiền mặt, thậm chí là giúp người nghèo dựng lại mái nhà vững chãi…

Kết thúc năm học, hành trình của thầy Hy được lên lịch dày đặc. Hôm ghé nhà ba mẹ con chị Đặng Thanh Dung (38 tuổi) ở thôn Thanh Khiết, xã Nghĩa Hà, TP.Quảng Ngãi, chị Dung dù không được lanh lẹ vẫn nở nụ cười thật tươi và khẽ gật đầu chào khi nhận ra ân nhân của mình. Do có phần khiếm khuyết về trí tuệ nên không ai rõ cha của hai đứa con của chị Dung là ai. Khờ khạo và không việc làm, một nách hai đứa con thơ khiến gia cảnh chị lâm vào khốn khó. Món quà thầy Hy mang đến với đủ gạo, muối khiến nỗi lo trên gương mặt chị như được giãn ra. Một tay bồng con, tay kia tì miết vào bao gạo.

Mỗi cảnh đời thầy Hy gặp đều man mác một nỗi buồn thân phận. Từ ngày được thầy Hy hỗ trợ xây nhà mới, chị Võ Thị Thúy Trâm, ở xã Nghĩa Hà (TP.Quảng Ngãi) thi thoảng lại đứng lặng từ đầu ngõ để nhìn ngắm. Chị Trâm nói: “Tui lấy chồng 15 năm, nhưng từ đó đến nay vẫn đi ở nhờ nhà chị họ. Ước mơ có được một ngôi nhà của chính mình luôn thường trực nhưng càng mơ càng xa, vì con cái ngày một lớn, cần cho chúng đến trường trước đã. Với gia đình tôi, thầy Hy như ông Bụt đã biến ước mơ đó thành hiện thực”.

Lng thm vi hành trình thin nguyn, thy Hy nói: “Tôi luôn ưc mình có tht nhiu đ chia s cùng bà con. Cuc sng có nhiu hoàn cnh cn giúp đ, nếu giúp đưc thì ngưi vui trưc tiên là chính bn thân mình. Tôi luôn mong mi ngày trôi qua, nhng khó khăn vơi đi và n cưi nhân lên. Đ xung quanh mình, không còn ai thiếu đói, không còn ai phi sng cnh không nhà ca che nng, chn mưa, cũng không có hc trò nào phi dng bưc trưc cnh cng trưng hc vì gia cnh không đ kh năng… Ch cn như thế, tôi du có phi nga tay đi xin vì điu đó cũng không h thn. Tôi luôn nhn nh vi mi ngưi và các hc trò: Hãy c gng tht tt. Hãy tin cuc đi này còn có triu tm lòng đp”.

Thầy Hy bảo, trong nhiều phận đời mà thầy gặp, quý nhất là nỗ lực vươn lên và ở nhiều bậc phụ huynh, dù khó khăn đến đâu cũng cho con cái đến trường, thậm chí có bà mẹ còn nhịn ăn để con được đi học. Cảm động trước điều đó, thầy nỗ lực tìm cách chia sẻ. Nhiều năm trước, thầy tự trích tiền lương của mình để hỗ trợ người khó, nhưng trên hành trình dài cần nhiều hơn sự chung tay, thế là gần 10 năm trước, thầy thành lập quỹ “Em cần yêu thương”. Từ đó đến nay, có hàng trăm hoàn cảnh được thầy đồng hành, giúp đỡ vượt qua khó khăn.

Lặng thầm với hành trình thiện nguyện, thầy Hy nói: “Tôi luôn ước mình có thật nhiều để chia sẻ cùng bà con. Cuộc sống có nhiều hoàn cảnh cần giúp đỡ, nếu giúp được thì người vui trước tiên là chính bản thân mình. Tôi luôn mong mỗi ngày trôi qua, những khó khăn vơi đi và nụ cười nhân lên. Để xung quanh mình, không còn ai thiếu đói, không còn ai phải sống cảnh không nhà cửa che nắng, chắn mưa, cũng không có học trò nào phải dừng bước trước cảnh cổng trường học vì gia cảnh không đủ khả năng… Chỉ cần như thế, tôi dẫu có phải ngửa tay đi xin vì điều đó cũng không hổ thẹn. Tôi luôn nhắn nhủ với mọi người và các học trò: Hãy cố gắng thật tốt. Hãy tin cuộc đời này còn có triệu tấm lòng đẹp”.

Phan Vĩnh Yên

Bình luận (0)