Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

“Thầy ơi, em muốn thi lại ĐH”

Tạp Chí Giáo Dục

Học k 1 ca năm hc mi gn kết thúc. Cũng như các anh ch khóa trên, nhng sinh viên (SV) năm nht đang mit mài chun b cho k thi cui k đu tiên ca chng đưng ĐH. Tuy vy, thi đim này còn một b phn SV năm nht đang cm thy băn khoăn. Đó chính là các em mơ h nhn ra bn thân đã chn la sai ngành ngh và phát sinh tư tưng mun thi li ĐH.

Hc sinh Trưng THPT Bình Hưng Hòa (TP.HCM) đt câu hi cho các chuyên gia trong chương trình hưng nghip “Cùng bn chn ngh cho tương lai” ln th 11 năm hc 2018-2019. Ảnh: H.Thương

Hu hưng nghip

Dường như chúng ta thường quan niệm công tác hướng nghiệp chỉ dừng lại ở thời gian trước khi SV bước vào giảng đường, trước khi SV được đào tạo nghề, chứ chưa thật sự dành sự quan tâm đúng mức đến việc chia sẻ những tâm tư, những trăn trở của SV trong quá trình các em đã lựa chọn và đang tích lũy kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp.

Trực tiếp phụ trách học phần “Trải nghiệm ngành nghề” cho SV năm nhất, tôi dễ quan sát được sự tiếp nhận của các em đối với ngành học. Nội dung chủ yếu của học phần này chính là đưa SV, mặc dù mới chỉ ở giai đoạn học kỳ 1 của năm nhất, đến cơ sở nghề để các em mắt thấy tai nghe, để các em chứng kiến và thể nghiệm một ngày làm việc cụ thể, chi tiết đối với nghề nghiệp mà mình đã lựa chọn cho tương lai. Ngoài ra, với vai trò cố vấn học tập (tương tự như chức danh chủ nhiệm lớp ở bậc phổ thông, nhưng ít trực tiếp, ít can thiệp SV hơn), tôi cũng có nhiều cơ hội để tiếp cận SV, theo dõi các em định hướng nghề nghiệp, tiếp nhận ngành học.

Khi thực hiện hai công việc trên, và cả trong những buổi dạy của các học phần khác, gặp trường hợp SV chia sẻ suy nghĩ muốn thi lại ĐH, muốn chọn lại ngành học, tôi không ngần ngại đưa ra những phân tích, gợi ý mang tính so sánh để các em chủ động đánh giá lại sở thích, sở trường và năng lực của bản thân. Tôi cũng không ngần ngại bày tỏ quan điểm ủng hộ nếu SV lựa chọn giải pháp năm sau thi lại. Tương lai của người học mới là điều quan trọng nhất. Bản thân các em đang “mất lửa” với ngành học, gia đình, bạn bè nhiều khi chưa đồng cảm, chưa ủng hộ, nay đến giảng viên cũng không mảy may quan tâm, thì thật khó để các em có thể dễ dàng vượt qua thời khắc vừa chông gai vừa hệ trọng này.

“Không b ngang thì cũng b dc”

Nhiều SV mang tâm lý nuối tiếc, thậm chí nảy sinh trạng thái cực đoan là hối hận, vì đã sai lầm trong việc chọn ngành, chọn trường, dẫn đến oan uổng mất đi một năm của tuổi trẻ, vốn được cho là quý giá nhưng ngắn ngủi. Kỳ thực, các em rất cần tránh những suy nghĩ không đáng có kiểu này. Vì suy cho cùng, một năm qua đều là những trải nghiệm đáng trân trọng. Khi các em lần nữa trở thành tân SV vào năm sau, những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm thu nhận trong lần đầu làm tân SV năm nay sẽ phát huy tác dụng. Các em sẽ không còn bỡ ngỡ, thay vào đó là sự tự tin, sự thuần thục. Đây chính là lợi thế, là đà xuất phát rất tốt để các em khởi đầu một chặng đường mới, với đúng sở trường và sự yêu thích của bản thân.

Tr con đưng lui

Tuy vậy, không phải SV nào cũng suôn sẻ trong những ngã rẽ của cuộc đời. Các em cũng cần lý trí, cẩn thận tính toán những tình huống có thể xảy ra. Nếu khả năng  thi lại không đạt kết quả như mong đợi, các em sẽ có những phương án như thế nào? Việc bảo lưu kết quả học tập ở trường học hiện tại là việc nên làm. Nhiều em chỉ suy nghĩ đơn giản là bỏ ngang để thi lại, đến khi kết quả không như mong muốn, lại không thể quay lại trường cũ, điều này rất thiệt thòi.

Nhưng đã xác định không phù hợp ngành học, sao có thể quay lại? Kỳ thực, các em vẫn có thể học lại ngành cũ, nhưng cố gắng tìm ra những ngách ngành nghề mới, có sự tương quan nhất định đối với ngành nghề đang theo học. Đây chỉ là giải pháp tình thế, sau khi các em không thành công trong giải pháp ban đầu là thi lại.

Thế nên, để tránh rơi vào trường hợp thi lại không thành công, các em cần lập rõ kế hoạch, lộ trình chi tiết để đạt đến mục tiêu. Cần có thời khóa biểu ôn tập cụ thể, và hơn hết là phải tuyệt đối nghiêm túc thực hiện. Nếu xác định vừa học ĐH vừa ôn thi, lại càng phải hạ quyết tâm, kiên trì sự cố gắng nỗ lực.

Trn Xuân Tiến
(Trưng ĐH Văn Hiến)

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)