Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

“Thay tên đổi họ” cho tiếng Việt từ khi nào?

Tạp Chí Giáo Dục

Tôi có mt cháu hc tiu hc. Mi khi thì tôi dy toán cho cháu, còn m cháu ph trách phn Tiếng Vit. Nhưng hôm nay con gái nh ba dò bài đ ngày mai thi hc k 2. Tôi nhìn theo con ch trong sách, ri git bn c ngưi vi cách đt du thanh trong sách Tiếng Vit lp 3, tp 2 ca Nhà xut bn (NXB) Giáo dc Vit Nam hin đang đưc s dng các trưng hc.

Theo tìm hiểu của tôi thì hiện nay có hai quan điểm về cách đặt dấu thanh trong tiếng Việt (chữ quốc ngữ) thường được gọi là “kiểu cũ” và “kiểu mới”.

Tôi không có chuyên môn về ngôn ngữ học, tôi cũng không phải là giáo viên tiểu học để đo lường mức độ tiếp nhận của học sinh, nhưng cá nhân tôi không đồng ý tác giả cuốn sách giáo khoa (SGK) này đã “thay tên đổi họ” của chị Nguyễn Thúy Hiền, một vận động viên tiêu biểu của Việt Nam. Một người cũng được nhiều người biết đến là cô Nguyễn Dzoãn Cẩm Vân, một cô giáo dạy nấu ăn nổi tiếng trên truyền hình. Sẽ không ai bắt lỗi chính tả tên của cô, trong khi bộ chữ cái tiếng Việt không hề có chữ “Z” bởi đây là tên “cha sanh mẹ đẻ” sao có thể dễ dàng bị thay đổi như vậy được! Gần đây, một câu chuyện xôn xao dư luận về một trường hợp sinh viên Phuc Bui Diem Nguyen (Nguyễn Bùi Diễm Phúc) nhận email của giáo sư Matthew Hubbard tại California (Mỹ) yêu cầu cô sinh viên gốc Việt đổi tên sang tên tiếng Anh vì cái tên đó “nghe như một từ thô thiển” trong tiếng Anh. Ngay sau đó giáo sư Matthew Hubbard phải lên tiếng xin lỗi. Thế nhưng, cuốn sách Tiếng Việt lớp 3, tập 2 đã xuất bản được hơn 6 năm nay mà chưa có bất cứ cơ quan kiểm duyệt nào phát hiện “hạt sạn” này lẩn trong một tài liệu chính thống mang tầm quốc gia!

Tôi không “bới” thêm những trang sách khác làm gì, chỉ xin mạn bàn chút ý kiến về mẩu chuyện tựa đề “Bản tin” được đem vào phần tập đọc như đã nói ở trên: “Tin từ Hồng Công cho biết: vận động viên Việt Nam Nguyễn Thuý Hiền vừa đoạt Huy chương Vàng môn trường quyền nữ tại Giải vô địch thế giới về võ thuật lần thứ năm tổ chức ở đây”. Từ trước tới giờ chúng ta vẫn quen dùng từ Hồng Kông (gọi theo tên tiếng Anh là Hong Kong), hoặc gọi Hương Cảng theo Hán Việt. Cách gọi “Hồng Công” khá mới lạ, thế nhưng các địa danh Bắc Kạn, Pác Bó, Đắk Lắk… giờ sẽ sửa đổi ra sao cho “đúng chuẩn” của bộ SGK lớp 3. Tôi e rằng cách dùng từ “Hồng Công” chưa được phổ biến, chỉ có thể áp dụng trong các nghiên cứu diện hẹp. Như mới đây, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội đã gửi công văn yêu cầu thu hồi cuốn “Từ điển chính tả tiếng Việt” của nhóm tác giả PGS.TS Hà Quang Năng (chủ biên) và ThS. Hà Thị Quế Hương bị cho là sai chính tả nghiêm trọng, làm “choáng váng” giới ngôn ngữ và công chúng. Ông Nguyễn Nguyên (Cục trưởng Cục Xuất bản, in và phát hành – Bộ Thông tin và Truyền thông) chia sẻ: “Về những lý lẽ của tác giả và NXB cho rằng những lỗi sai trong cuốn từ điển không phải là các tác giả không biết mà đó chính là mục đích của công trình này muốn đưa ra cả những dạng chính tả chưa chuẩn nhưng vẫn được sử dụng”. Ông Nguyễn Nguyên còn cho biết ông tôn trọng các quan điểm khác nhau trong nghiên cứu khoa học nhưng chỉ áp dụng trong các nghiên cứu diện hẹp. Còn khi đã là một cuốn từ điển phục vụ cho số đông thì “quan điểm khoa học” đó (của tác giả cuốn Từ điển chính tả tiếng Việt) không phù hợp.

Cái mới, cái tiến bộ luôn biến đổi theo nhu cầu của con người nhưng phải được số đông đón nhận. Cái “mới ra lò” do một nhóm người áp đặt quy tắc “có lý” cần phải được xem xét cẩn trọng trước khi xuất bản. Nếu những lô “vắc-xin” chưa được kiểm chứng đầy đủ đã vội vàng “thoát” ra ngoài các phòng “thí nghiệm” thì hậu quả có khi còn lớn hơn! Đó có thể là câu chuyện không hồi kết cho hai trường phái “kiểu cũ”, “kiểu mới”. Nhưng nó sẽ là nỗi lo cho các bậc phụ huynh có con sắp bước vào lớp 1, chuẩn bị học chương trình giáo dục tổng thể, với việc cho phép nhiều bộ SGK cùng lưu hành (hiện nay đã có 5 bộ SGK được Bộ GD-ĐT duyệt và cho phép xuất bản). Chúng ta đã phá vỡ được thế “độc quyền sách” thì tại sao không phá vỡ “độc quyền tri thức”. Tôi mong rằng các bộ SGK sẽ có sự thống nhất chung, vừa chặt chẽ về mặt khoa học, vừa linh hoạt trong cách dùng từ mang tính vùng miền, để học sinh có thể chọn một bộ SGK phù hợp hoặc có thể thay đổi sự lựa chọn đó khi cần thiết.

Lâm Vũ Công Chính
(Giáo viên Trưng THPT Nguyn Du, Q.10, TP.HCM)

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)