Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Thầy thuốc không biên giới

Tạp Chí Giáo Dục

Biết đến Vit Nam trong mt ln làm tình nguyn trong đoàn bác sĩ vt lý tr liu t M đến Đà Nng h tr các bnh nhân không may gp tai biến, chn thương, bà Virginia Mary Lockett đã quyết đnh bán nhà quê hương, tr li gn bó vi Đà Nng. 15 năm qua, bà đã lng l góp sc mình giúp hàng ngàn bnh nhân vưt qua khúc ngt ca m đau bnh tt, truyn la yêu ngh cho đng nghip…


Bà Virginia Mary Lockett đang luy
n tp phc hi cho bnh nhân  Bnh vin Y hc C truyn Đà Nng

Nhng mnh đi hi sinh

“Nếu không có bà Virginia Mary Lockett, hẳn bây giờ tôi đã không trở thành họa sĩ”, anh Nguyễn Tấn Hiền (ở quận Liên Chiểu, TP.Đà Nẵng) gói gọn khi nói về người đã truyền cho anh động lực vượt qua sự chán nản và trở thành một họa sĩ, có tổ ấm vẹn tròn mà trước đó khi nhìn anh với nhiều chấn thương, liệt tứ chi, không ai dám nghĩ đến.

Anh Hiền không may bị tai nạn chấn thương cột sống cổ khi còn là một chàng sinh viên. Những năm tháng sau đó với anh gắn liền với bệnh viện Chấn thương chỉnh hình do bị liệt tứ chi. Sự bất lực nhiều khi khiến anh căng cứng và tuyệt vọng suốt nhiều ngày liền. Rồi anh gặp bà Virginia Mary Lockett trong những lần bà đến giúp các bệnh nhân cùng phòng. Nhận ra sự tuyệt vọng trong mắt anh, bà bắt đầu làm quen, động viên và trao cho anh sự tự tin. Bà khuyến khích anh tập vẽ. “Lúc đó tôi chẳng có khái niệm gì về vẽ tranh. Chỉ là cố gắng tìm một thú vui cho quên đi nỗi đau mình đang nhận. Tôi buộc cây bút vào cả bàn tay và cố gắng điều khiển trên tập vỡ học sinh. Bà đã khuyến khích tôi rất nhiều. Chồng bà là họa sĩ nên bà về mang cho tôi mượn nhiều tài liệu để hiểu hơn về các lĩnh vực vẽ tranh, cách lấy khuôn hình, đưa nét vẽ…”, anh Hiền kể lại.

Sản phẩm đầu tiên được thương mại hóa của anh Hiền là 10 chiếc card với nét vẽ nguệch ngoạc theo đơn đặt hàng của bà Virginia Mary Lockett. Bà luôn tìm cách để giới thiệu tranh của anh đến với mọi người. “Dù biết bà chỉ động viên mình nhưng vẫn thấy rất vui. Vừa vẽ, mình vừa kiên trì tập luyện để cải thiện tình trạng của đôi tay. Bây giờ trở thành họa sĩ, nhiều bức tranh của mình được nhiều người ủng hộ mua. Nhờ đó, mình phụ cùng vợ được chút đỉnh để nuôi hai con nhỏ”, anh Hiền bộc bạch.

Trong câu chuyện dài về những bệnh nhân từng được bà hỗ trợ luyện tập, chị Nguyễn Thị Tuyết Hoa, quê ở Duy Xuyên (tỉnh Quảng Nam) bảo: “Với tôi, bà như người thân ruột thịt. Sự phúc hậu, từ tốn, kiên nhẫn và yêu cuộc sống ở bà truyền cho tôi niềm tin, ý chí không từ bỏ”, chị Hoa nói. Hơn chục năm trước, chị Hoa gặp tai nạn chấn thương nặng. Hơn 3 năm ròng, chị điều trị ở Bệnh viện Y học cổ truyền Đà Nẵng. Ngần ấy thời gian, bà Virginia Mary Lockett đồng hành cùng chị. Sau khi sức khỏe khá hơn, chị Hoa xin về nhà, bà vẫn tiếp tục chạy xe máy tuần 2 buổi đến tận nhà để hướng dẫn chị tập các bài tập phục hồi chức năng. Hôm nào bận, bà nhờ các đồng nghiệp khác đi thay. “Dù bà tuổi đã cao lại có rất nhiều bệnh nhân ở viện nhưng thi thoảng bà vẫn đến thăm tôi, xem tình hình tập luyện và theo dõi hồi phục”, chị Hoa cho biết.

Kiên trì, bền bỉ và giàu lòng nhân ái, hơn 15 năm qua, bà Virginia Mary Lockett đã lặng lẽ giúp cho hàng ngàn mảnh đời không may mắn bị di chứng tai biến mạch máu não, chấn thương sọ não tập hồi phục các chức năng.

Bán nhà đến Vit Nam cha bnh cu ngưi

Trở lại với câu chuyện của người bác sĩ đến từ nước Mỹ xa xôi, thấy hết tấm lòng của người thầy thuốc khoác trên mình màu áo blouse trắng không biên giới, đầy cảm phục. Lần đầu tiên bà Virginia Mary Lockett cùng chồng đến Việt Nam là để nhận 2 người con nuôi ở Nha Trang. Chuyến đi ấy để lại trong bà nhiều kỷ niệm đẹp nhưng cũng có nhiều trăn trở khi bà chứng kiến giọt nước mắt của một người dân bị liệt chân tay sau một chấn thương nặng. Điều ước có thể làm gì đó giúp cho người bệnh kém may ở đây bắt đầu hình thành trong bà từ đó. Năm 2005, tổ chức HVO – vật lý trị liệu và phục hồi chức năng tuyển tình nguyện viên đến Việt Nam trong thời gian 4 tuần. Bà đăng ký, điểm đến là Trung tâm Chấn thương chỉnh hình Đà Nẵng. Nhưng hành trình đến Đà Nẵng sau đó của bà không dừng lại ở con số 4 tuần. “Trở về Mỹ, tôi nghĩ nếu có thể ở lâu dài hơn thì có thể giúp nhiều cho những người bệnh phục hồi chức năng. Tôi nói với ông xã, hay mình bán nhà sang hẳn Việt Nam sinh sống? Không ngờ ổng gật đầu. Năm 2005, chúng tôi đồng sáng lập Tổ chức Steady Footsteps. Một năm sau bán nhà, nghỉ hưu non, tôi cùng ông xã Philip David Lockett khăn gói đến Đà Nẵng”.


Bà Virginia Mary Lockett bên b
c tưng ca chính mình do nhà điêu khc Phm Văn Hng tc khc

Nói v bc tưng, nhà điêu khc Phm Văn Hng cho biết, khi đưc s đ ngh t phía bnh vin vi câu chuyn ca bà Virginia Mary Lockett, ông rt khâm phc và biết ơn v nhng gì bà làm cho các bnh nhân  quê hương mình. Ròng rã sut 100 ngày ông t mn đ điêu khc nên mt bc tưng hoàn ho đến tng đưng nét trên khuôn mt.

Năm 2006, bà đến Đà Nẵng và làm tình nguyện ở một vài bệnh viện thuộc lĩnh vực phục hồi chức năng. Năm 2010, Bệnh viện Y học Cổ truyền Đà Nẵng mời bà về làm chuyên gia tình nguyện. Bà trực tiếp điều trị cho bệnh nhân tai biến, chấn thương sọ não, giúp họ cải thiện chức năng vận động, sinh hoạt, ngôn ngữ… tái hòa nhập để giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội. Bà bảo, nghề thầy thuốc, ở đâu cần có mình thì mình sẽ trở nên có ích ở đó. Nếu việc bà đến sinh sống ở Đà Nẵng có thể giúp cho nhiều người bệnh có cơ hội hồi phục thì đó là hạnh phúc của người thầy thuốc.

Ngay trong Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27-2 vừa qua, Bệnh viện Y học Cổ truyền Đà Nẵng tổ chức thêm một hoạt động đặc biệt. Đó là ra mắt bức tượng về bà Virginia Mary Lockett do nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng thực hiện. Bí mật được tiết lộ vào thời khắc đặc biệt, khi giữa buổi gặp mặt các y bác sĩ bệnh viện, đích thân giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Đà Nẵng mời bà lên vị trí trang trọng nhất của buổi lễ. Bức tượng được hé lộ, bà ngỡ ngàng và xúc động: “Đây là bức tượng đầu tiên trong đời tôi. Nó rất có ý nghĩa. Là tình cảm tôi nhận được trong suốt thời gian tôi đồng hành cùng các bạn. Hẳn chồng tôi cũng sẽ rất hạnh phúc”, bà Virginia Mary Lockett nói.

Phan Lệ

 

Bình luận (0)