Đây là số liệu thuộc một báo cáo mà Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra tại Pittsburgh, Mỹ vào tháng 9 sắp tới.
Theo báo cáo này, các khoản chi phí giải cứu ngành tài chính của thế giới thời gian qua gồm có: 1,1 nghìn tỷ USD được đưa vào các ngân hàng và các định chế tài chính; 1,9 nghìn tỷ USD mua lại tài sản của các ngân hàng và định chế tài chính; 4,6 nghìn tỷ USD bảo lãnh và 2,5 nghìn tỷ USD cung cấp thanh khoản…
IMF cho rằng, một khi kinh tế thế giới phục hồi thì các Chính phủ có khả năng thu hồi phần lớn số tiền nói trên, nhưng tình trạng thâm hụt ngân sách với quy mô lớn sẽ còn đeo đẳng. Cơ quan này cho biết, các nước giàu trong nhóm G20 sẽ chịu mức thâm hụt ngân sách bình quân là 10,2% GDP trong năm 2009, mức thâm hụt cao nhất từ Chiến tranh Thế giới 2 tới nay. Trong đó, mức thâm hụt lớn nhất là Mỹ, với 13,5% GDP, sau đó là nước Anh với mức thâm hụt 11,6%, và Nhật Bản với 10,3%.
IMF dự báo, tới năm 2014, nợ Chính phủ sẽ lên tới 239% GDP ở Nhật, 132% ở Italy, 112% ở Mỹ và 99,7% ở Anh. Trong đó, Anh sẽ là nước có tốc độ gia tăng nợ công cao nhất. Mức nợ Chính phủ được dự báo của Anh như trên cao gấp đôi mức 44% vào năm 2007.
IMF cho rằng, một khi kinh tế thế giới phục hồi thì các Chính phủ có khả năng thu hồi phần lớn số tiền nói trên, nhưng tình trạng thâm hụt ngân sách với quy mô lớn sẽ còn đeo đẳng. Cơ quan này cho biết, các nước giàu trong nhóm G20 sẽ chịu mức thâm hụt ngân sách bình quân là 10,2% GDP trong năm 2009, mức thâm hụt cao nhất từ Chiến tranh Thế giới 2 tới nay. Trong đó, mức thâm hụt lớn nhất là Mỹ, với 13,5% GDP, sau đó là nước Anh với mức thâm hụt 11,6%, và Nhật Bản với 10,3%.
IMF dự báo, tới năm 2014, nợ Chính phủ sẽ lên tới 239% GDP ở Nhật, 132% ở Italy, 112% ở Mỹ và 99,7% ở Anh. Trong đó, Anh sẽ là nước có tốc độ gia tăng nợ công cao nhất. Mức nợ Chính phủ được dự báo của Anh như trên cao gấp đôi mức 44% vào năm 2007.
Bởi vậy, trong cuộc họp thượng đỉnh vào tháng 9 tới tại Mỹ, các nhà lãnh đạo G20 sẽ thảo luận về tình trạng kinh tế thế giới và xác định mức độ hiệu quả của các biện pháp kích thích tăng trưởng và giám sát hệ thống ngân hàng.
Lưu Vân (dddn)
Bình luận (0)