Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Thế hệ gen Z học đường “gìn vàng giữ ngọc”: “Truyền nhân 4 đời hát bội” quyết tâm giữ nghề

Tạp Chí Giáo Dục

Dù ngh thut hát bi đang gp rt nhiu khó khăn, khán gi tr không còn mn mà nhưng “Truyn nhân 4 đi hát bi” Đoàn Bo Ngc (sinh viên Khoa Đo din Trưng Đi hc Sân khu – Đin nh TP.HCM) chưa bao gi nghĩ đến vic t b ngh hát bi truyn thng ca gia đình. Bo Ngc cho biết, ch cn nơi nào còn mun xem hát bi thì cô s đến đó đ hát bi hát bi đã ăn sâu vào máu ca cô…


“Truyn nhân 4 đi hát bi” Bo Ngc quyết tâm gi ngh

c không bao gi quên

Đoàn Bảo Ngọc sinh năm 1997 trong gia đình có 4 đời duy trì và gìn giữ bộ môn nghệ thuật cổ truyền hát bội. Cha mẹ là đôi nghệ sĩ Vũ Linh Thanh và Hồng Nhân – hậu duệ đời thứ 3 của Đoàn cải lương tuồng cổ Tiền Giang. Ông bà của Bảo Ngọc là nghệ sĩ Kiều Loan và nghệ nhân ưu tú Bảo Ân. Tuổi thơ của Bảo Ngọc là những ngày rong ruổi theo đoàn hát bội của gia đình đi hát đình, hát miễu. Hình ảnh cô bé Bảo Ngọc ngồi bên cánh gà để theo dõi ông bà, cha mẹ biểu diễn ngày ấy là ký ức mà cô không bao giờ quên. Cũng chính vì được tiếp xúc với sân khấu từ rất sớm mà tình yêu dành cho bộ môn nghệ thuật hát bội lớn dần trong cô.

Bảo Ngọc cho biết: “Từ nhỏ, nhìn thấy mọi người biểu diễn, em nghe hát rồi thuộc lòng các câu hát, kể cả vũ đạo em cũng nhớ hết. Khi lên 6 tuổi, em được diễn vai vua con, khán giả vỗ tay khen ngợi. Em rất vui và từ đó khi nào có dịp được diễn là em rất thích. Suốt tuổi thơ theo đoàn hát với cha mẹ, em được học nghề sau cánh gà sân khấu qua những vai diễn hát bội của mẹ như Lưu Kim Đính, Thần Nữ, Hồ Nguyệt Cô… Lớn thêm một chút, em đóng vai quân sĩ, tì nữ và từng bước tiến gần đến đào ba, đào nhì và đến năm 18 tuổi, em hạnh phúc khi được diễn vai đào chính. Thấy em quá yêu nghề của gia đình, ba mẹ không cản ngăn nhưng có dặn rằng sống với nghề này rất cực khổ, nhất là bây giờ hát bội, cải lương ngày càng thưa vắng khán giả… Nhưng bản thân em đã trải nghiệm cuộc sống thiếu thốn, vất vả của nghệ sĩ hát bội từ lúc chào đời, rày đây mai đó cùng ba mẹ nên đã chấp nhận mọi khó khăn…”.

Tuy nhiên, cũng có những lúc vì hoàn cảnh gia đình, Bảo Ngọc muốn gác lại niềm đam mê sân khấu, nhưng rồi nhìn những chiếc áo tuồng lấp lánh kim sa, đao, kiếm bao đời của gia đình, lửa nghề trong lòng lại cháy lên, cô không đành lòng bỏ nghề.


NS Bo Ngc (bìa trái) cùng các ngh sĩ tham gia chương trình Du xuân hc đưng ti Trưng THPT Lê Quý Đôn, TP.HCM

Năm 2019, Bảo Ngọc tham gia chương trình “Sao nối ngôi”. Sự xuất hiện của một cô đào trẻ trong những trích đoạn hát bội, cải lương tuồng cổ cùng sự trợ lực của nghệ sĩ hát bội Thái Hòa và nhóm hát bội của gia đình cô đã gây xúc động cho ban giám khảo cũng như khán giả yêu thích bộ môn nghệ thuật truyền thống này. Bảo Ngọc biết ơn vì những nghệ sĩ nổi tiếng của chương trình đã dành những lời khen ngợi, tạo thêm lửa yêu nghề trong lòng Bảo Ngọc.

Gia s phát trin ca nhiu loi hình gii trí hin nay, vic Bo Ngc chn ngh thut truyn thng hát bi đ th hin, đ phát huy tài năng ca mình là rt đáng ngi khen. Có th nói Bo Ngc là mt trong nhng gương mt tr góp phn to tín hiu lc quan, thêm cơ s cho nhng ai yêu ngh thut hát bi càng tin tưng vào sc sng mãnh lit ca loi hình ngh thut đc sc này trong lòng xã hi hin đi.

Sau chương trình này, Bảo Ngọc được nghệ sĩ Bình Tinh, Trưởng đoàn cải lương tuồng cổ Huỳnh Long mời về diễn cho đoàn. Như cá gặp nước, Bảo Ngọc được sự dìu dắt của nhiều nghệ sĩ cải lương nổi tiếng như: NSƯT Ngọc Huyền, NSƯT Thoại Mỹ, NSƯT Kim Tử Long, NSƯT Hữu Quốc, NS Bình Tinh… nên ngày càng nâng cao khả năng diễn xuất của mình ở lĩnh vực hát bội lẫn cải lương Hồ Quảng.

Năm 2002, Bảo Ngọc tự tin tham gia cuộc thi “Trăm năm ánh Việt”, hóa thân vào những vai tuồng Bạch Viên – Tôn Cát, Công chúa Ngọc Hân, Phàn Lê Huê, Duyên kiếp… Bảo Ngọc ngày càng tỏa sáng với giọng ca và khả năng diễn xuất của mình. Không chỉ sở hữu giọng ca sáng và khỏe khoắn, mà thần thái đến điệu bộ vũ đạo Bảo Ngọc cũng đều chinh phục hoàn toàn ban giám khảo. Bảo Ngọc có thể đảm nhận được nhiều loại vai, nhưng xuất sắc nhất vẫn là những vai nữ tướng oai phong lẫm liệt với những màn đi ngựa, đi gối, đánh kiếm thuần thục. Bảo Ngọc đã đoạt giải á quân cuộc thi này, những vai diễn dự thi của cô phát trên truyền hình cũng như trên Youtube được khán giả đón nhận nồng nhiệt!

Trang phục của hát bội – tuồng cổ mặc rất nhiều lớp, tính luôn mũ mão có khi gần 10kg, nhiều màn diễn phải cầm thêm cả đạo cụ như đao, kiếm rồi thêm múa, nhảy, đi gối, lăn bò… trên sân khấu, cứ xong một lớp diễn là mồ hôi đầm đìa, nhưng chưa ai thấy Bảo Ngọc than phiền bao giờ.

Nơi nào còn mun xem hát bi thì nơi đó có Bo Ngc

Thời gian qua, ngoài việc biểu diễn thường xuyên ở Đoàn cải lương tuồng cổ Huỳnh Long, vào những mùa lễ hội, mùa hát chầu, Bảo Ngọc vẫn cùng với gia đình đi biểu diễn hát bội phục vụ khán giả các tỉnh thành, cũng như tham gia một số chương trình “Đưa hát bội vào học đường”.


NS Bo Ngc và Trng Nhân trong trích đon “Tây Thi”

So với các loại hình nghệ thuật khác thì nghệ sĩ hát bội có thu nhập rất khiêm tốn nên cuộc sống khá bấp bênh. Thế nhưng, chưa bao giờ Bảo Ngọc nghĩ đến việc từ bỏ nghề hát bội. Nữ nghệ sĩ cho biết, giới trẻ bây giờ không thích xem hát bội vì họ xem họ không hiểu gì hết: “Mình nói Nho, nói văn, hát khách, hát tẩu… các bạn không nghe được và cũng không hiểu. Vì thế, bản thân Bảo Ngọc phải cố gắng làm sao khi biểu diễn phải giúp cho các bạn trẻ nghe được và hiểu được… Từ đó các bạn mới có động lực để xem bộ môn nghệ thuật truyền thống này”.

Bảo Ngọc bộc bạch là cô luôn cảm thấy tự hào khi là một nghệ sĩ hát bội, hoạt động trong loại hình nghệ thuật tuy có kén khán giả nhưng lại được Nhà nước chú trọng bảo tồn và phát huy. Bảo Ngọc cảm thấy lạc quan khi các cơ quan quản lý văn hóa đang nỗ lực vực dậy sân khấu nói chung và nghệ thuật hát bội nói riêng.  Bảo Ngọc cũng mong cơ quan quản lý văn hóa quan tâm, đầu tư kinh phí đào tạo lớp nghệ sĩ trẻ đồng thời tạo điều kiện để họ có cơ hội phát huy tài năng trên những sân khấu chuyên nghiệp.

Bản thân Bảo Ngọc khi tốt nghiệp ra trường sẽ dàn dựng thật nhiều vở hát bội để phục vụ các bạn học sinh – sinh viên. “Truyền nhân 4 đời hát bội” mong muốn trong tương lai hát bội sẽ có nhiều suất diễn trên sân khấu học đường để khơi dậy sự hứng thú, yêu thích của các bạn trẻ đối với loại hình truyền thống này.

Anh Khôi

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)