Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Thế hệ trẻ chung tay bảo vệ môi trường

Tạp Chí Giáo Dục

Sau 8 tháng thc hin thí đim ti 20 trưng TH, THCS trên đa bàn TP.Đà Nng, chương trình “Thành ph sch, đi dương xanh” (COCB) đã t chc đưc 65 s kin trong trưng hc và 2.042 tiết hc, hơn 1.200 giáo viên đã đưc cung cp kiến thc liên quan đến mô hình; 24.000 hc sinh đưc nâng cao nhn thc v bo v môi trưng…


Hc sinh Đà Nng tham gia hot đng tuyên truyn bo v môi trưng

Hc sinh tp phân loi rác thi ti ngun

Là một trong 20 trường tham gia chương trình COCB, thầy Đặng Ngọc Lam – Hiệu trưởng Trường THCS Lê Hồng Phong (quận Hải Châu) cho biết, từ khi được COCB lựa chọn tham gia thí điểm, trường đã xây dựng kế hoạch cụ thể, lập Ban chỉ đạo và có các quy định giảm thải nhựa để phổ biến đến các học sinh, phụ huynh. Đồng thời, nhà trường thực hiện củng cố hệ thống cơ sở vật chất để phục vụ cho mô hình “Trường học xanh” như: thay thế các sản phẩm dùng một lần, trang bị hệ thống lọc nước để lấy nước vào bình cá nhân… Bên cạnh đó, chú trọng thực hành hình thành thói quen cho các em trong việc quản lý rác thải, có cách ứng xử phù hợp với rác thải góp phần xây dựng môi trường học tập xanh – sạch – đẹp – an toàn. Ít nhất mỗi tuần 1 lần, các giáo viên cùng học sinh kiểm toán rác một lần để kiểm kê toàn bộ số lượng rác mà các cá nhân, các lớp thu được trong tuần đó. Từ đó, phân loại rác ra từng thùng khác nhau, ước lượng khối lượng và tỷ lệ các loại rác. Điều này giúp cho học sinh biết các loại rác của mình do đâu mà có và nhiều đến mức nào để giúp các em có thể cân đối việc thải rác các lần sau nhằm hạn chế rác thải.

Thầy Lam cho biết, nhà trường cũng chủ động tổ chức và tham gia các cuộc thi rung chuông vàng – tìm hiểu kiến thức về Luật Bảo vệ môi trường, bảo vệ môi trường biển, đa dạng sinh học; cuộc thi về sử dụng rác tái chế để dùng làm công cụ dạy học… đã thu hút đông đảo giáo viên và học sinh tham gia với đa dạng hình thức. “Chúng tôi muốn các em hiểu được rằng học giỏi thôi chưa đủ mà cần phải có các kỹ năng. Qua chương trình này, các em đã biết cách để bảo vệ môi trường, bảo vệ chính sức khỏe của mình. Điều quan trọng nhất chính là nhận thức của các em về bảo vệ môi trường đã thay đổi tích cực, tạo điều kiện hình thành một thế hệ tương lai sống thân thiện, có trách nhiệm với môi trường” – thầy Đặng Ngọc Lam nói.


Hc sinh Đà Nng làm quen mô hình phân loi rác thi ti ngun

Với mong muốn xây dựng ngôi trường xanh – sạch – đẹp và an toàn cho học sinh học tập, vui chơi, Trường TH Lê Văn Tám (quận Thanh Khê) đã triển khai nhiều hoạt động nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, hạn chế rác thải trong học sinh toàn trường. Nhiều hoạt động đã được nhà trường tổ chức như: Ngày hội môi trường, Tết trồng cây… với thông điệp chung tay bảo vệ môi trường, cam kết 100% cán bộ, người lao động, học sinh và cha mẹ học sinh tham gia, hưởng ứng. Điều đáng mừng, học sinh đã hạn chế được rất nhiều việc xả rác và có ý thức hơn trong phân loại rác đúng chủng loại, bỏ rác đúng nơi quy định và nhắc nhở nhau hạn chế sử dụng đồ nhựa làm gia tăng rác thải độc hại cho môi trường.

Hơn 11,7 tn rác đưc phân loi

Sau 8 tháng thực hiện thí điểm tại 20 trường trên toàn thành phố, đã có hơn 11,7 tấn rác trong các trường học được phân loại và xử lý hoặc chuyển giao cho các đơn vị thu gom, trong đó có 700kg rác thải nhựa. Đặc biệt, các trường học đã ban hành quy định giảm thiểu rác thải nhựa và phân loại rác đúng quy định. Đầu tư hệ thống phân loại rác thải, phát động hạn chế đồ dùng nhựa một lần trong căng tin trường học; lắp đặt hệ thống nước uống ở trường và khuyến khích học sinh, giáo viên sử dụng bình nước cá nhân… Nhiều sáng kiến thực hành sống xanh cũng được các giáo viên và học sinh thực hiện có hiệu quả.

Ông Đặng Quang Vinh – Phó Giám đốc Sở TN&MT TP.Đà Nẵng cho biết, trên cơ sở kết quả này, thành phố hướng đến triển khai nhân rộng mô hình trường học xanh đến các trường THCS, THPT trên địa bàn thành phố, góp phần đưa giáo dục môi trường vào trường học hiệu quả thiết thực. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần thúc đẩy công tác quản lý chất thải rắn nói chung và phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn nói riêng, thực hiện hiệu quả Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và các văn bản liên quan đến triển khai phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn thành phố.

“Trưng hc xanh gim thiu rác thi” là mô hình hot đng thuc chương trình “Thành ph sch, đi dương xanh” (chương trình COCB) do Cơ quan phát trin quc tế Hoa K (USAID) tài tr. Có 20 trưng hc ti 5 qun, huyn gm: Hi Châu, Liên Chiu, Cm L, Ngũ Hành Sơn, Hòa Vang tham gia trin khai thí đim mô hình, đưc đánh giá theo 4 tiêu chí chính, gm: Chính sách qun lý, cơ s vt cht, giáo dc truyn thông và thc hành xanh. Tiêu chí thc hành xanh nhm đánh giá mc đ tham gia ca hc sinh, giáo viên trong vic tích cc tham gia các hot đng gim rác.

Tại hội thảo đánh giá kết quả thực hiện thí điểm “Trường học xanh” thuộc chương trình “Thành phố sạch, đại dương xanh” (COCB) do Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) thông qua Công ty Tetra Tech (ARD, INC) tài trợ, tổ chức vào cuối tháng 5 vừa qua, các đại biểu cho rằng chương trình thông qua các hoạt động đã góp phần nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên, học sinh về bảo vệ môi trường, lan tỏa những hoạt động hữu ích về bảo vệ môi trường đến người thân gia đình, bạn bè và cộng đồng góp phần hình thành nên thế hệ công dân có ý thức cao về bảo vệ môi trường trong tương lai.

Tuy nhiên, theo đánh giá thời gian triển khai ngắn với khối lượng công việc nhiều khiến trường gặp nhiều áp lực trong quá trình thực hiện. Việc triển khai bộ tiêu chí mới này làm cho giáo viên, học sinh bỡ ngỡ, trong cách làm, cách ghi chép, tổng hợp, báo cáo… Do đó, cần phải đầu tư thời gian để nghiên cứu và triển khai. Điều này ít nhiều làm ảnh hưởng đến công tác giảng dạy của nhà trường.

Vĩnh Yên

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)