Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Thế nào là nhịp tim khỏe mạnh?

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)
Nhịp tim – con số tưởng chừng rất quen thuộc nhưng không phải ai cũng tỏ tường, nhất là khi nó là thông số hàng đầu về sức khỏe tim mạch. Các chuyên gia y tế thường quan tâm đến nhịp tim khi kiểm tra sức khỏe hay đánh giá hiệu quả của việc điều trị nói chung, và mỗi người chúng ta cũng rất cần hiểu rõ nhịp tim mình để phát hiện những tín hiệu xấu.

Nhịp tim bình thường
Đối với người độ tuổi từ 18 trở lên, nhịp tim bình thường khi nghỉ ngơi từ 60 đến 100 nhịp mỗi phút. Thông thường người càng khỏe mạnh, nhịp tim càng thấp. Một vận động viên chuyên nghiệp khi ở chế độ xả hơi nhịp tim của họ chỉ khoảng 40 nhịp một phút. Ví như nhà vô địch đua xe đạp Lance Armstrong, nhịp tim bình thường của anh là 32 nhịp mỗi phút.
Theo cơ quan y tế quốc gia vương quốc Anh, dưới đây là tiêu chuẩn nhịp tim lý tưởng của từng lứa tuổi: Bé sơ sinh: 120-160 nhịp một phút; Bé tuổi từ 1 tháng -12 tháng: 80-140; Trẻ từ 1 đến 2 năm: 80-130; Trẻ từ 2 đến 6 tuổi: 75-120; Trẻ từ 7 đến 12 tuổi: 75-110; Người lớn từ 18 tuổi trở lên: 60-100; Vận động viên: 40-60.
Nhịp tim của chúng ta có thể bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố, chẳng hạn như: Mức độ hoạt động thể chất vào thời điểm đó; Tình trạng sức khỏe; Nhiệt độ môi trường xung quanh; Tư thế (đứng, ngồi, nằm); Trạng thái tinh thần hoặc cảm xúc (ví như sự phấn khích, giận dữ, sợ hãi, lo lắng, và các yếu tố khác đều có thể làm tăng nhịp tim); ảnh hưởng của một số loại thuốc…
Cẩn trọng với thông số bất thường
Có được nhịp tim bình thường là điều ai cũng mong muốn. Nhưng có những người mắc hội chứng nhịp tim chậm, cụ thể là dưới 60 nhịp mỗi phút đối với người không phải là vận động viên. Bình thường, nếu nhịp tim chậm không gây triệu chứng không cần điều trị nhưng một khi gặp phải triệu chứng nặng (hay ngất) thì cần phải dùng thuốc, thậm chí bệnh nhân cần được cấy máy tạo nhịp tim vĩnh viễn. Trường hợp xấu nhất khi nhịp tim quá chậm (dưới 30 lần/ phút), ôxy não bị thiếu trầm trọng dẫn tới ngất, nếu các biện pháp làm tăng nhịp tim không được thực hiện kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Trong khi đó, lại có người gặp hội chứng nhịp tim nhanh, lúc nghỉ ngơi mà người lớn tim đập hơn 100 nhịp mỗi phút. Khi tim đập nhanh, nó sẽ bơm máu kém hiệu quả và lưu lượng máu được cung cấp sẽ ít hơn so với các phần còn lại của cơ thể, bao gồm cả chính trái tim. Nhịp tim tăng cũng dẫn đến nhu cầu ôxy cần cho cơ tim cao hơn, việc này có thể dẫn đến thiếu máu cục bộ, xấu hơn là một cơn nhồi máu cơ tim.
Không chỉ có 2 dạng nhịp tim bất thường đó, rất nhiều người bị rối loạn nhịp tim, tim đập lúc nhanh, lúc chậm, nhịp tim non, loạn nhịp… Vì thế, nếu thấy khó thở, chóng mặt, đau thắt ngực… cùng với nhịp tim bất thường, cần sớm xét nghiệm và chẩn đoán để ngăn ngừa biến chứng.

Yến Chi/ANTĐ
(Theo Medicalnewstoday)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)