Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Thế nào là truyện lịch sử?

Tạp Chí Giáo Dục

Va qua, mt giáo viên dy ng văn gi cho tôi câu hi vi ni dung: “Tnh Thanh Hóa dy sách ng văn cp THCS theo b Kết ni, nhưng em vn hi: Chương trình lp 8 có quy đnh dy truyn lch s; nếu sau này kim tra, chúng em ly các câu chuyn viết v Lê Văn Tám và Nguyn Bá Ngc đ làm ng liu ra đ thì có đúng là truyn lch s không? Có đưc hay không?”.


Tiết mc sân khu hóa lch s ca hc sinh Trưng THPT Tân Phong, Q.7, TP.HCM (nh minh ha). Ảnh: N.Quang

Xét thấy câu hỏi của giáo viên trên mang tính đại diện và yêu cầu cần hiểu đúng về truyện lịch sử, tôi xin trả lời như sau:

Về lý thuyết, truyện lịch sử có nội hàm khá rõ, dễ phân biệt, nhưng trong thực tế lại hay nhầm lẫn. Khái niệm truyện lịch sử được hiểu là loại truyện có nội dung liên quan đến các nhân vật và sự kiện lịch sử. Tuy nhiên, truyện lịch sử không chỉ đơn thuần liệt kê các sự kiện, kể về những con người, những nhân vật lịch sử có thật mà còn được nhà văn hư cấu, tưởng tượng, bổ sung, sáng tạo thành những hình tượng văn học sinh động. Vì thế khi đọc, để xác định một văn bản có phải truyện lịch sử không, giáo viên cần xem xét hai phương diện cơ bản: Thứ nhất, cốt truyện có liên quan đến nhân vật và sự kiện lịch sử của một dân tộc, một đất nước nào đó hay không? Nhân vật lịch sử trong truyện lịch sử cần hiểu theo nghĩa hẹp, thường chỉ những anh hùng nổi tiếng xưa nay, những người có công lớn lao làm rạng danh đất nước, đã được lưu danh sử sách, được rất nhiều người biết đến… Các sự kiện, sự việc cũng là những dấu ấn lịch sử lớn lao được sử sách truyền tụng, ai cũng biết. Thời gian, thời điểm lịch sử được mô tả, tái hiện trong tác phẩm cũng đã xảy ra từ rất lâu, xa xưa, đã thành lịch sử… Nhân vật và sự kiện chính của truyện lịch sử thường là người thật, việc thật, nhà văn phải trung thành với sự thật ấy. Tuy nhiên, để làm nổi rõ nhân vật chính, tô đậm sự thật lịch sử, tác giả vẫn có thể tưởng tượng, hư cấu thêm một số nhân vật khác, thường là các nhân vật phụ.

Thứ hai, câu chuyện ấy có được viết theo thể loại truyện (truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài, tiểu thuyết) hay không? Nghĩa là phải có sự sáng tạo của nhà văn trong việc kể lại câu chuyện, sắp xếp các sự kiện, nhân vật theo một ý đồ nhất định của tác giả nhằm thể hiện nội dung, ý nghĩa tác phẩm. Cần phân biệt với các câu chuyện ghi chép về người tốt việc tốt có thật trong các phong trào thi đua. Kể cả ghi chép về các anh hùng lực lượng vũ trang hay anh hùng lao động trong một thời kỳ lịch sử nào đó, nếu chỉ thuần túy ghi lại bản thành tích cá nhân và các câu chuyện có thật của những người đó thì cũng không phải truyện lịch sử. Ngoài ra, ngôn ngữ truyện lịch sử phải phù hợp với bối cảnh của giai đoạn lịch sử mà truyện tái hiện. Thông qua các yếu tố từ ngữ, cách nói, lời nhân vật, cách miêu tả, trần thuật…, tác giả tái hiện không khí, sự kiện và nhân vật lịch sử một cách sinh động. Tóm lại, nếu thiếu bàn tay sáng tạo của nhà văn tài năng thì cũng không có truyện lịch sử như một tác phẩm văn học đích thực.

Với quan niệm nêu trên, tôi không thể khẳng định được truyện viết về Lê Văn Tám và Nguyễn Bá Ngọc có phải truyện lịch sử hay không. Vì cần phải đọc văn bản trực tiếp. Nếu cần ví dụ về các truyện lịch sử thì các bạn có thể xem sách Ngữ văn 8 (bộ Cánh diều) với các văn bản: “Quang Trung đại phá quân Thanh” trích “Hoàng Lê nhất thống chí” (Ngô gia văn phái); “Bên bờ Thiên Mạc” của Hà Ân viết về danh tướng Trần Bình Trọng thời Trần gắn với địa danh lịch sử nổi tiếng bờ sông Thiên Mạc hoặc truyện “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” của Nguyễn Huy Tưởng, viết về người anh hùng nhỏ tuổi Trần Quốc Toản… Đó là các truyện lịch sử mẫu mực.

PGS.TS Đ Ngc Thng

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)