Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Thẻ tín dụng: “Con dao 2 lưỡi”

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Th tín dng có nhiu tin ích cho ngưi dùng nhưng ch cn lơ là, ch quan là khách hàng d dàng tr thành “con n” ca ngân hàng. V vic mt khách hàng Qung Ninh n th tín dng Eximbank 8,5 triu đng, sau 11 năm b đòi n hơn 8,8 t đng li mt ln na cnh tnh khách hàng khi s dng th tín dng…


Th tín dng có nhiu li ích trong tiêu dùng nhưng ch th phi biết cách s dng đ tránh tr thành “con n

Ch cn click chut là có th tín dng

Chưa bao giờ mở thẻ tín dụng lại dễ như bây giờ. Vào Google gõ 4 chữ “mở thẻ tín dụng”, chỉ trong vòng 0,26 giây đã cho ra 51.100.000 kết quả. Theo đó, chỉ với vài thao tác đơn giản trên điện thoại thông minh, máy tính có kết nối internet là khách hàng đã mở được thẻ tín dụng…

Cụ thể, với thẻ tín dụng VIB, điều kiện mở thẻ khá đơn giản như không có nợ xấu trong vòng 2 năm gần nhất, đủ 20 tuổi đến 65 tuổi; chứng minh thu nhập bằng bản sao hợp đồng lao động/quyết định bổ nhiệm và bản gốc sao kê lương… Điều kiện mở thẻ dễ như vậy nhưng quyền lợi thì vô cùng nhiều. Khách hàng được miễn lãi lên đến 55 ngày cho các giao dịch mua sắm, 3 kỳ sao kê đầu tiên từ ngày phát hành thẻ chỉ tính lãi 2,88%/tháng và các tháng tiếp theo là 1,67% – 3,29%/tháng. Có thể nói, mức lãi này chỉ bằng 30% – 40% mức lãi vay hiện nay của các nhà băng. Mức lãi suất cực thấp này không chỉ áp dụng cho các giao dịch mua sắm mà còn áp dụng cho các giao dịch rút tiền…

Hiện HDBank đang tung ra khá nhiều chương trình hấp dẫn cho khách hàng khi mở thẻ tín dụng như mở thẻ tặng vali cao cấp, mở thẻ trúng vàng, tặng phí thường niên năm đầu… Và tùy từng loại thẻ mà có những ưu đãi thêm. Chẳng hạn với thẻ HDBank Priority có ưu đãi hoàn tiền lên đến 9,6 triệu đồng/năm, hoàn tiền 15% cho các dịch vụ mua sắm hàng hóa, hoàn tiền 0,5% cho các giao dịch chi tiêu khác như y tế, giáo dục, bảo hiểm, giảm đến 40% chi phí đặt phòng, ăn uống hoặc dịch vụ giải trí tại một số nhà hàng, khách sạn. Hạn mức tín dụng từ 100 triệu đến 10 tỷ đồng và được miễn lãi tối đa 55 ngày; Còn với thẻ HDBank Petrolimex 4in1 (gồm thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, thẻ trả trước và Petrolimex ID) được miễn lãi tối đa 45 ngày, hạn mức tín dụng lên đến 10 tỷ đồng; thẻ HDBank JCB Ultimate miễn lãi tối đa 55 ngày, hoàn 20% các giao dịch chi tiêu tại Nhật Bản, hoàn 15% các giao dịch chi tiêu cho lĩnh vực du lịch, khách sạn, resort, hoàn 4% các giao dịch chi tiêu tại POS trên lãnh thổ Việt Nam, giảm giá đến 40% tại hơn 100 nhà hàng và thương hiệu lớn…

Không chỉ các ngân hàng ngoài quốc doanh mà cả các ngân hàng quốc doanh cũng có nhiều ưu đãi hấp dẫn nhằm khuyến khích người tiêu dùng mở thẻ tín dụng.

Đơn cử tại VietinBank hiện đang phát hành thẻ tín dụng quốc tế không cần chứng minh thu nhập, gồm: Thẻ Visa Signature, thẻ VietinBank ICB Ultimate Vietnam Airlines và thẻ tín dụng quốc tế Premium Banking. Khi sử dụng, khách hàng sẽ nhận được khá nhiều ưu đãi như tặng Voucher Golf/Dining/nghỉ dưỡng trị giá lên tới 7,5 triệu đồng khi mở thẻ; giảm tới 35% tại một số resort/khách sạn/nhà hàng 5 sao, miễn phí thường niên năm đầu, phí rút tiền mặt chỉ 2%. Để mở thẻ, khách hàng không cần phải đến quầy giao dịch, ngồi nhà, quán cà phê hay bất kỳ đâu có mạng internet đều làm được. Theo đó, khách hàng chỉ cần thực hiện 7 bước theo hướng dẫn của VietinBank là đã có thẻ…

Mở thẻ tín dụng cực kỳ dễ dàng và có rất nhiều ưu đãi. Vì vậy thời gian qua, nhà nhà, người người đua nhau mở thẻ. Có người mở tới 5-7 thẻ. Tuy nhiên, thẻ tín dụng chỉ hữu dụng với những người biết quản lý chi tiêu, có nguồn thu nhập ổn định và trên hết là am hiểu về cách tính lãi của ngân hàng; ngược lại với những người “a ma tơ” về lĩnh vực tài chính ngân hàng thì thẻ tín dụng chẳng khác nào “con dao 2 lưỡi”, có thể biến khách hàng thành “con nợ” bất cứ lúc nào…

Làm sao đ không phát sinh lãi th tín dng?

Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực tài chính ngân hàng chia sẻ, việc quản lý lãi thẻ tín dụng tốt sẽ giúp khách hàng tiết kiệm được chi tiêu, tuy nhiên để có thể tối ưu hóa lợi ích và tránh phát sinh các khoản phí không mong muốn là điều không hề dễ dàng.

Theo đó, khoản phí không mong muốn “ớn nhất” chính là lãi thẻ tín dụng. Đây là khoản tiền mà chủ thẻ tín dụng phải trả khi thực hiện rút tiền mặt từ thẻ tín dụng hoặc chậm thanh toán một phần tối thiểu/toàn bộ số dư nợ thẻ tín dụng của kỳ sao kê trước.

Tất cả các thẻ tín dụng đều có thời hạn miễn lãi (lên đến 45 ngày, thậm chí 55 ngày). Nếu khách hàng thanh toán toàn bộ dư nợ trước ngày đến hạn sẽ không phải trả bất kỳ khoản lãi nào.

Mi th tín dng có th đem li li ích cho tng mc chi tiêu khác nhau ca ch th. Tuy nhiên, li khuyên t các chuyên gia tài chính là ngưi tiêu dùng không nên m nhiu th tín dng mà ch nên s dng 2 th tín dng ti đa đ d dàng qun lý tài chính cá nhân.

Nói rõ hơn về trường hợp phát sinh lãi thẻ tín dụng, đại diện BIDV nhấn mạnh, quá thời gian miễn lãi, nếu khách hàng không thực hiện thanh toán toàn bộ số tiền dư nợ thì sẽ bị tính lãi trên tổng số tiền đã sử dụng kể từ ngày phát sinh giao dịch. Ngoài ra, nếu không thanh toán đủ số tiền tối thiểu, khách hàng sẽ chịu thêm phí phạt chậm thanh toán.

Một trường hợp khác là khách hàng đã thanh toán dư nợ nhưng thanh toán không đầy đủ. Đây là trường hợp phổ biến nhất dẫn đến phát sinh lãi suất thẻ tín dụng. Theo đó, trong thời gian miễn lãi, nếu khách hàng không thực hiện thanh toán toàn bộ số tiền dư nợ thì sẽ bị tính lãi trên tổng số tiền đã sử dụng kể từ ngày phát sinh giao dịch. Ngoài ra, nếu không thanh toán đủ số tiền tối thiểu, khách hàng sẽ chịu thêm phí phạt chậm thanh toán.

Đối với lãi rút tiền mặt từ ATM sẽ được tính ngay từ thời điểm giao dịch rút tiền hoàn thành cho đến ngày thanh toán đủ dư nợ tín dụng.

Đại diện BIDV cũng chỉ ra 8 mẹo sử dụng thẻ tín dụng để không bị tính lãi. Đó là nên sử dụng thẻ tín dụng để chi tiêu vào thời điểm ngay sau khi nhận được sao kê từ ngân hàng. Điều này giúp khách hàng tận dụng được thời gian miễn lãi dài nhất; Tận dụng các chương trình khuyến mại, ưu đãi và điểm thưởng từ thẻ tín dụng để tiết kiệm và tận hưởng tối đa lợi ích của việc sử dụng thẻ; Kiểm tra lịch sử giao dịch và khả năng chi trả, nếu thấy khả năng chi trả cho ngân hàng trong thời gian miễn lãi bị “quá sức” thì nên hạn chế chi tiêu cho đến kỳ thanh toán mới; Cài đặt thanh toán dư nợ tự động là tính năng hữu ích giúp chủ thẻ tránh được tình trạng quên thanh toán khi đến hạn; Thanh toán dư nợ đúng hạn bằng cách thường xuyên kiểm tra tin nhắn, email của ngân hàng để được nhắc nhở kịp thời; Cân nhắc kỹ khi rút tiền mặt bằng thẻ tín dụng, chỉ rút trong trường hợp thực sự cần thiết. Bởi chủ thẻ sẽ mất thêm phí rút tiền và chịu chi phí lãi nhiều hơn; Lên kế hoạch chi tiêu hợp lý trong khả năng trả nợ. Và cuối cùng là chọn các sản phẩm thẻ có lãi suất cạnh tranh – Khi quyết định đăng ký mở thẻ tín dụng, người dùng nên chọn ngân hàng hoặc dòng thẻ có lãi suất ưu đãi nhất. Điều này sẽ giúp chủ thẻ tận hưởng nhiều lợi ích từ thẻ tín dụng mà không cần lo đến vấn đề lãi suất và tài chính.

Thùy Linh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)