Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Thêm cái nhìn bi quan về môn lịch sử

Tạp Chí Giáo Dục

Kết qu k thi THPT quc gia 2019 môn lch s mt ln na đưc dư lun quan tâm khi có đim khá thp so vi các môn khác.

HS lp 12 Trưng THPT Hip Bình (TP.HCM) trong gi hc môn lch s (nh minh ha). Ảnh: Y.Hoa

 

Dựa vào kết quả đó, nhiều người tiếp tục tỏ ra bi quan khi nhìn nhận về việc dạy và học môn lịch sử, về việc giáo dục truyền thống cũng như việc nối tiếp các giá trị mang tính bản sắc của thế hệ trẻ. Những ý kiến này hẳn nhiên không chỉ căn cứ vào các con số trong kỳ thi năm nay mà còn nhìn nhận ở các kỳ thi những năm trước, khi điểm thi môn này cũng vào nhóm rất thấp. Sự lo âu đó không hẳn là quá thận trọng hay bi quan mà có nhiều căn cứ và cơ sở thực tiễn.

Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng, trong cơ cấu điểm các môn của kỳ thi THPT quốc gia 2019 thì môn lịch sử chiếm một vị trí không phải quá lớn và quan trọng. Theo Bộ GD-ĐT, công thức tính điểm xét tốt nghiệp THPT 2019 như sau: 

Trong đó, 4 bài thi gồm ngữ văn, toán, tiếng Anh và 1 trong 2 bài thi tổ hợp khoa học tự nhiên (vật lý, hóa học, sinh học) hoặc khoa học xã hội (lịch sử, địa lý, giáo dục công dân – riêng hệ GDTX thì không có môn giáo dục công dân). Trong cơ cấu này, điểm môn lịch sử chỉ chiếm tỷ lệ 1/7 trong tổng điểm thi và nếu tính chung cả điểm xét tốt nghiệp thì chỉ chiếm 70% của 1/7 đó! Do đó, nếu nhắm đến mục tiêu tốt nghiệp phổ thông mà không có ưu thế về môn lịch sử thì học sinh chỉ cố gắng không bị điểm liệt; với bài trắc nghiệm, chọn duy nhất một trong 4 phương án thì cũng có thể tránh được điểm liệt rồi! Trừ thí sinh muốn chọn tiếp tổ hợp khoa học xã hội để xét tuyển ĐH, với các thí sinh khác, có vẻ như mục tiêu nêu trên là khá nhẹ nhàng, nên không nhất thiết phải đầu tư nhiều! Rõ ràng cách lý giải đó có vẻ hợp lý nhưng lại không ổn ở một số chỗ khác. Chẳng hạn, với bài thi trắc nghiệm, việc tránh điểm liệt (từ 1 trở xuống) là khá dễ nhưng vì sao cũng có đến 395 thí sinh mắc phải? Hay nhìn tổng thể, đề thi môn lịch sử không quá khó, không có nhiều câu hỏi buộc phải nhớ chi tiết, sự kiện, cũng không có những câu đánh đố, thế nhưng vì sao điểm thi lại thấp? Do đó, không thể nhìn vào điểm số mà đánh giá được toàn bộ thực trạng.

Trong tng 569.905 thí sinh, s thí sinh đt đim dưi trung bình môn lch s là 399.016 (chiếm 70,01%; so vi 32,62% môn vt lý; 37,71% môn hóa hc; 59,70% môn sinh hc; 17,19% môn đa lý; 3,96% môn giáo dc công dân; 33,74% môn toán; 27,84% môn ng văn; 68,74% môn tiếng Anh). S thí sinh đt t 1 đim tr xung ca môn lch s đng th ba vi 395 em, xếp trên môn ng văn và tiếng Anh…

Ở đây, rõ ràng có vấn đề trong việc dạy và học môn lịch sử. Với tâm lý cho đây là môn phụ, có quyền chọn thi tốt nghiệp hay không, nên nhiều học sinh học lịch sử với tâm thế cho qua, chứ không đặt nặng. Nhưng trách nhiệm lớn hơn có lẽ từ phía giáo viên, khi phần đông giáo viên chưa tạo ra sự hứng khởi trong việc học môn này, quá trình giảng dạy ít đào sâu tìm cho ra gốc rễ của các sự kiện, cũng như ít liên hệ những câu chuyện, bài học thực tế để tạo sự hứng thú cho người học. Và, dĩ nhiên trách nhiệm trên hết vẫn là của Bộ GD-ĐT, khi xây dựng chương trình học còn nặng về thuộc bài, cơ cấu bài học có chỗ còn chưa phù hợp với lứa tuổi, có dung lượng chưa thật hợp lý… Những điều này vốn đã được nêu ra từ các năm trước, khi dư luận báo động về điểm thi môn lịch sử thấp, thế nhưng sự điều chỉnh là không nhiều, thấy rõ nhất chủ yếu ở bài thi trong khi quá trình dạy và học thì vẫn như cũ.

Trong bối cảnh đó, cần soát xét lại tổng thể chương trình và cách dạy môn lịch sử trong chương trình phổ thông. Đó là nên tăng thời lượng môn học, nhất là với phân ban khoa học xã hội ở bậc THPT. Đó là điều chỉnh nội dung và các kiến thức giảng dạy, sao cho thiết thực và cụ thể hơn, tránh bắt học sinh phải nhớ những điều không thực tế. Đó là phải xem xét lại cách kiểm tra, đánh giá sao cho khơi gợi sự suy nghĩ, phân tích, phán đoán của người học nhiều hơn, thay vì chỉ ghi nhớ các điều đã có sẵn. Đó là phải bồi dưỡng kỹ năng, phương pháp giảng dạy mới theo hướng chủ động và tích cực hơn cho các giáo viên, tránh dạy như sách giáo khoa mà ít liên hệ, phân tích. Đó là trang bị thêm các thiết bị, phương tiện giảng dạy, như DVD chiếu phim, bản đồ, sa bàn… để học sinh có thể được hấp thụ qua các hình thức trực quan. Đó là tăng cường nội dung tích hợp môn lịch sử với các môn khác có liên quan, nhất là ngữ văn, địa lý…, để thêm những kênh tiếp cận, tìm hiểu cho học sinh. Đó là tổ chức thêm các chương trình ngoại khóa có liên quan đến việc học và tìm hiểu lịch sử, nhất là lịch sử địa phương…

Dĩ nhiên, đây là những cách dài hơi, chứ không phải chỉ cho một vài năm học tới. Nhưng cần triển khai thực hiện sớm và có sự quan tâm, đầu tư sâu thì mới mong đạt kết quả như ý!

ThS. Nguyn Minh Hi

 

Bình luận (0)