Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Thêm một cách học những bài văn mẫu

Tạp Chí Giáo Dục

Lâu nay, chúng ta đã nói rt nhiu v nhng tác hi ca các bài văn mu dành cho hc sinh. Trên thc tế, vì nhiu lý do, vic s dng bài văn mu đưc giáo viên t chc mt cách th đng, máy móc nên đ li nhiu hu qu cho ngưi hc.


Theo tác gi, văn mu nên xem là mt s “th phm”, “làm mu” cho ngưi hc ch không phi bt chưc mt cách máy móc. Trong nh: Hc sinh THCS đc sách ti thư vin trưng (chp khi chưa có dch Covid-19). Ảnh: Hàn Giang

Trên hết là sự ỷ lại, lười biếng của học sinh, bởi nhiều em sẽ không còn suy nghĩ, không còn chủ động sáng tạo; bản thân giáo viên cũng ít năng động vì không cần nghĩ nhiều để cho ra những bài văn mới mà tận dụng “kho” bài có sẵn.

1. Điều đáng ngại nhất không chỉ riêng ở những bài văn cụ thể hay ở môn văn mà còn có thể hình thành một thói quen, một nếp nghĩ, là sự thụ động, dựa dẫm hoặc không tích cực đào sâu suy nghĩ. Nhiều người hẳn nhớ câu nói của nhà triết học người Pháp Descartes: “Tôi tư duy, nên tôi tồn tại”, để khẳng định sự tồn tại của một người (về mặt xã hội) là sự vận dụng trí não để xử lý các vấn đề của cuộc sống chứ không phải bắt chước, làm theo hoặc hành động để bị hòa lẫn trong số đông. Đây thực sự là điều đáng lo ngại nếu việc học theo các bài văn mẫu vẫn tiếp tục được thể hiện một cách tiêu cực.

Một hậu quả khác cũng rất đáng lưu ý là việc hạn chế vốn từ và hình thành cảm xúc khi lạm dụng bài văn mẫu. Viết một bài văn là một hoạt động sáng tạo, phụ thuộc rất nhiều vào năng lực và cảm xúc, trong đó có năng lực sử dụng ngôn ngữ, diễn đạt, lập luận…, đồng thời ghi đậm dấu ấn xúc cảm (nên nhiều khi được lý giải bằng cảm hứng). Nếu học sinh chỉ làm theo, lệ thuộc thì sẽ dần giảm hoặc mất các năng lực này, từ đó ảnh hưởng xấu đến việc học văn nói riêng và trong nhiều hoạt động khác nói chung. Đây cũng là một hậu quả lâu dài, có thể tác động tiêu cực cho việc hình thành một số thói quen, tính cách của học sinh. Ngoài ra, điều mà nhiều người đã cảnh báo cũng rất cần được quan tâm là văn mẫu cùng với cách truyền đạt một chiều có thể tác động đến sự hạn chế về ý thức và năng lực phản biện mà dễ nghe theo một cách thụ động, chấp nhận áp đặt. Đôi khi, chính tâm lý này đã dẫn đến việc “chạy theo số đông”, tưởng như điều gì có nhiều người ủng hộ thì đều đúng đắn. Đặc biệt, khả năng độc lập suy nghĩ có thể bị hạn chế nên hay tin theo các lối mòn trong cách nghĩ, nhất là với các vấn đề mới phát sinh trong thực tiễn.

Ở bậc ĐH, CĐ, tuy không có các bài văn mẫu nhưng hiện đang tồn tại một tâm lý là sinh viên hay lo lắng bài làm của mình “liệu có đúng ý thầy cô không” mà lẽ ra phải là “liệu có hợp lý không” hoặc “thực tế có đúng vậy không”. Cái “đúng”, cái “hợp lý” nên được xét ở góc độ bình diện xã hội, trên cơ sở đặt trong thực tế khách quan chứ không phải do một cá nhân quyết định. Vì lo sợ “không đúng ý thầy cô” nên lắm khi sinh viên theo lối mòn (nói lại những điều đã được mọi người nói hoặc mọi người đã biết) hoặc theo nội dung đã được truyền đạt (lặp lại lời đã được giảng) mà mất tính sáng tạo, phản biện, thậm chí không dám bộc lộ cái tôi cá nhân dù đã phát hiện ra có điều chưa ổn hoặc cần phải khẳng định quan điểm riêng của mình. Điều này hẳn ít nhiều có nguyên nhân từ cách dạy, cách học ở bậc phổ thông nhưng cũng có lý do từ cách giảng dạy của người thầy ở bậc ĐH, đó là rao giảng một chiều, áp đặt, nặng nề sách vở mà lẽ ra phải là gợi mở, định hướng, dẫn dắt để người học suy nghĩ.

2. Như nhiều người đã nhận xét, văn mẫu có nhiều mặt tích cực và cần phát huy nó chứ không phải vì có hạn chế thì loại hẳn nó ra khỏi môi trường giáo dục. Xét một góc độ nào đó, văn mẫu nên xem là một sự “thị phạm”, “làm mẫu” cho người học để từ đó làm theo và phát triển chứ không phải bắt chước một cách máy móc. “Làm mẫu” ở đây nên hiểu là tạo ra một trong những “hành động chủ yếu”, như cách một võ sư làm mẫu trong thực hiện một động tác tấn công hoặc phòng thủ, còn khi trực chiến, người học còn phải vận dụng nhiều yếu tố khác, như phải xem đối phương thế nào, bối cảnh ra sao…, chứ không thể bắt chước hoàn toàn động tác đã được học. Điều này có nghĩa là, bài văn mẫu nên là một sự gợi ý về những yếu tố chung nhất, khái quát nhất chứ không phải cung cấp cho người học hầu hết các dữ kiện để chỉ cần thay đổi vài chi tiết thì hoàn thành bài văn mới. Do đó, trách nhiệm của người dạy phải nhấn mạnh yếu tố phương pháp này khi đem bài văn mẫu ra cho học sinh học tập. Như vậy, thay vì để học sinh học thuộc các bài văn mẫu rồi gợi ý thay đổi những “từ khóa” để hình thành bài mới thì giáo viên nên gợi ý về phương pháp, xây dựng dàn bài, những điểm đặc sắc nhất có thể vận dụng (lưu ý là vận dụng chứ không sử dụng). Ở đây, trách nhiệm của người dạy là rất lớn, đòi hỏi phải tìm ra được nét đặc sắc của một bài văn mẫu để giúp học sinh học nét đặc sắc đó và vận dụng phù hợp vào những loại bài cụ thể. Việc khái quát một bài văn thành một cái sườn để có thể vận dụng cho từng loại bài sẽ có ý nghĩa hơn nhiều so với việc loại những từ, cụm từ rồi gợi ý người học thay bằng các từ khác để dùng trong các trường hợp khác. Như vậy, người học sẽ được tiếp thu cả một bài văn cụ thể và phương pháp sáng tạo cho những dạng bài tương tự.

Nhìn rộng hơn, cách dạy nên là gợi mở để người học chủ động và độc lập suy nghĩ chứ không phải “mớm” sẵn các kiến thức. Chẳng hạn, trong sách giáo khoa hiện nay hay có phần “đại ý” mang tính khái quát nhưng cũng đóng khung kiến thức, cần được điều chỉnh theo hướng gợi mở để người học tự tìm cho mình sự đúc kết trên cơ sở sự giúp sức của giáo viên. Như trường hợp bài “Chia bó đũa”, vốn được dạy theo hướng phải đoàn kết để tạo nên sức mạnh. Điều đó đúng nhưng không phải chỉ có nhiêu đó, mà có thể hiểu ở các góc độ khác: chia nhỏ các việc khó khăn lớn thành các việc khó nhỏ để giải quyết lần lượt; hoặc khi gặp kẻ thù mạnh hơn nhiều lần thì phải biết gây chia rẽ chúng để đối phó từng đối thủ… Đồng thời, phải gợi ý thêm góc nhìn nữa, để tránh từng chiếc đũa bị bẻ gãy thì phải phối hợp với nhau, hòa nhập với nhau nhưng phải đấu tranh trường hợp kẻ vô dụng vì ở lẫn trong một tập thể mà vẫn thụ hưởng thành tựu chung của tập thể đó dù không có đóng góp gì… Đương nhiên, cần chú trọng cách dạy theo lứa tuổi. Tuổi càng nhỏ thì càng cần cụ thể, chi tiết, có thể cho phép bắt chước để làm theo nhưng càng lớn thì càng cần khái quát, gợi mở nhiều hơn và thực hiện việc dẫn dắt, định hướng. Yếu tố “mẫu” chỉ nên áp dụng ở bậc tiểu học và những năm đầu của THCS, sau đó thì nên dần chuyển sang gợi ý, giới thiệu phương pháp. Đồng thời, cần quan tâm năng lực, điều kiện của từng người học để có cách dạy phù hợp, tránh cào bằng, đánh đồng…

Suy cho cùng, từ vấn đề của bài văn mẫu, nhìn rộng hơn, đây là cả một quan niệm giáo dục. Do đó, việc giải quyết không chỉ ở từng giáo viên cụ thể mà của các nhà quản lý, hoạch định chiến lược giáo dục nước nhà!

Trúc Giang

Bình luận (0)