Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Thí điểm tuyển sinh đầu cấp qua bản đồ GIS: Học sinh hưởng lợi song vẫn “nóng” ở trường “hot”

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Năm hc 2023-2024, TP.HCM thí đim bn đ GIS trong tuyn sinh đu cp TP.Th Đc, Q.8 và Tân Bình, trong đó hc sinh đưc hc trưng gn nhà. Dù đa phn ph huynh, hc sinh hưng li song các đa phương vn chu nhiu áp lc ti các trưng “hot” khi nhu cu tuyn sinh vn “nóng”.


M
c dù vy, áp lc tuyn sinh vn xy ra  các trưng “có sc hút”

Thun li cho c ph huynh hc sinh và đa phương

Tính đến nay, Q.Tân Bình đã hoàn thành công tác tuyển sinh đầu cấp năm học 2023-2024. Đây là một trong 3 địa phương tại TP.HCM thí điểm đưa bản đồ GIS trong phân tuyến tuyển sinh đầu cấp trực tuyến trong năm nay.

Lãnh đạo Phòng GD-ĐT quận cho biết, hiện khoảng 91% học sinh tiểu học và 95% học sinh THCS xác nhận nhập học. Việc thí điểm bản đồ GIS đã mang lại nhiều tín hiệu khả quan cho công tác tuyển sinh đầu cấp trên địa bàn quận khi giúp học sinh được học trường gần nhà, đại đa số phụ huynh học sinh đồng tình.

Dù vậy, vị này thừa nhận quá trình phân tuyến vẫn còn một bộ phận phụ huynh chưa bằng lòng với kết quả tuyển sinh. Đặc biệt, còn sót một bộ phận học sinh ở địa phương khác hoặc do chưa thực hiện khai báo trong giai đoạn đầu nên chưa được phân tuyến dẫn đến những băn khoăn của phụ huynh…

“Năm nay áp lực tuyển sinh ở bậc THCS địa bàn quận vẫn rất căng khi tăng thêm gần 2.000 em, để đáp ứng nguyện vọng học sinh học gần nhà cũng là một thách thức. Riêng với bậc tiểu học, dù áp lực tuyển sinh có giảm do năm sinh song ở một số phường như phường 13, 14, 15 – số học sinh ra lớp vẫn rất lớn, đặt quá tải lên các trường trong khu vực đó. Để phân tuyến, quận phải “giãn” bớt số học sinh ở các phường này “san sẻ” cho các phường khác song phụ huynh học sinh cũng tâm tư…” – lãnh đạo Phòng GD-ĐT quận này bày tỏ.

Thời điểm này, dù đã kết thúc thời gian tuyển sinh đầu cấp năm học 2023-2024, lãnh đạo Phòng GD-ĐT Q.8 vẫn đang giải quyết nốt các trường hợp phụ huynh học sinh chưa được phân tuyến hoặc phân tuyến nhưng không đồng ý với kết quả. Con số này lên đến vài trăm trường hợp. Là một trong 3 địa phương tại TP.HCM thí điểm tuyển sinh đầu cấp trực tuyến theo bản đồ GIS, ông Dương Văn Dân – Trưởng phòng GD-ĐT quận cho biết, khi thực hiện tuyển sinh các lớp đầu cấp trực tuyến, quận đã đạt tỷ lệ vượt số chỉ tiêu ở bậc THCS, do lớp 6 năm nay tăng nhiều, ngoài số học sinh hoàn thành chương trình tiểu học trên địa bàn Q.8 thì còn nhiều trường hợp học sinh lớp 6 ở khu vực giáp ranh là Bình Tân, Bình Chánh cũng có mong muốn học trên địa bàn quận. Riêng bậc tiểu học thì số học sinh lớp 1 ra lớp tương đương như năm ngoái với gần 5.000 học sinh.

“Năm đầu thực hiện thí điểm tuyển sinh đầu cấp trực tuyến áp dụng bản đồ GIS đã mang lại nhiều thuận lợi cho cả nhà trường và phụ huynh học sinh khi phụ huynh chỉ cần ngồi ở nhà vẫn đăng ký được thông tin tuyển sinh cho con, đặc biệt học sinh được học gần nơi cư trú” – Trưởng phòng GD-ĐT Q.8 đánh giá.

Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có nhiều trường hợp học sinh chưa được phân tuyến sau khi kết thúc thời gian tuyển sinh do không đăng ký trực tuyến, do từ quận khác chuyển đến, chuyển nhà từ tỉnh khác lên hoặc đã được phân tuyến nhưng không đồng ý mà lại có nguyện vọng trường gần nhà.

C chung cư vào cùng mt trưng…

Từ thực tế năm đầu thực hiện tuyển sinh đầu cấp áp dụng bản đồ GIS, lãnh đạo một phòng GD-ĐT tâm tư, với rất nhiều hiệu quả mang lại, tạo sự thuận lợi cho cả phụ huynh học sinh và địa phương song cần có thêm những điều chỉnh để công tác tuyển sinh trong năm tới được hiệu quả hơn.

Trong đó, ngoài thống nhất về kế hoạch tuyển sinh đầu cấp, khi áp dụng tuyển sinh trực tuyến trên cùng một trục dữ liệu tuyển sinh đầu cấp của Sở GD-ĐT TP.HCM thì các địa phương cũng cần phải thống nhất trong dữ liệu tuyển sinh. 

“Hiện nay, mỗi địa phương vẫn đang sử dụng một hệ thống tuyển sinh trực tuyến riêng biệt, không có sự liên thông trong dữ liệu nên phát sinh các trường hợp dù đã xác nhận nhập học trực tuyến ở địa phương này rồi vẫn có thể đăng ký tuyển sinh đợt 2 ở địa phương khác… Như vậy, chỉ khi thống nhất trong dữ liệu tuyển sinh thì mới đảm bảo thực hiện được nguyên tắc là mỗi học sinh chỉ được phân tuyến vào 1 trường” – vị này nêu.


Nhi
u thun li khi thc hin thí đim tuyn sinh qua bn đ GIS

Đối với Q.8, địa bàn vẫn được xem là “điểm nóng” hàng năm trong tuyển sinh đầu cấp, ngay năm đầu áp dụng bản đồ GIS trong phân tuyến gần nhà, ông Dương Văn Dân – Trưởng phòng GD-ĐT Q.8 – cho biết thực tế cho thấy đã dồn áp lực lên các trường vẫn được phụ huynh học sinh đánh giá là có chất lượng giảng dạy tốt, “trường hot”. Có trường hợp, khi quét bán kính bản đồ GIS còn ra cả một tòa chung cư nhà gần trường, mà nếu như phân tuyến tất cả học sinh trong chung cư đó vào cùng một trường thì dẫn đến quá tải, nên rất khó trong phân tuyến. Nhiều phụ huynh học sinh thắc mắc tại sao nhà đối diện trường mà không được phân tuyến vào trường dù thực tế phụ huynh chỉ vừa mới cư trú tại đây…

“Nếu vẫn tiếp tục áp dụng hình thức phân tuyến này trong năm tới, tôi cho rằng cần có những ràng buộc, quy định cụ thể để địa phương thuận lợi hơn trong phân tuyến, cha mẹ học sinh cũng không thắc mắc. Nếu không có ràng buộc, địa phương trở tay không kịp. Đặc biệt, kế hoạch tuyển sinh đầu cấp các quận huyện phải có sự thống nhất ngay từ đầu để phụ huynh học sinh không bị động, hạn chế các trường hợp phát sinh…” – ông Dân đề xuất.

Ông Ngô Văn Tuyên – Trưởng phòng GD-ĐT  Q.Bình Tân nhìn nhận, điều quan trọng nhất trong khâu phân tuyến tuyển sinh đầu cấp trực tuyến đó là nhận thức của phụ huynh học sinh, làm sao phụ huynh phải hiểu về các thao tác thực hiện, về việc phân tuyến thì mới mang lại hiệu quả cao nhất. 

“Số học sinh ảo trên hệ thống vẫn còn nhiều vì phụ huynh học sinh thao tác thông tin sai, dẫn đến quá trình nhập liệu, phân tuyến từ hệ thống chưa chính xác. Do đó, để có thể hiệu quả nhất thì chính từ phụ huynh học sinh phải ý thức được điều này. Đặc biệt nhất là khâu điều tra trẻ ra lớp của địa phương phải chính xác…” – ông Ngô Văn Tuyên nhấn mạnh.

Đ Giang Quân

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)