Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Thi sĩ Bùi Giáng: “Trao về cho đất vô thường cảo thơm”

Tạp Chí Giáo Dục

Thi sĩ Bùi Giáng đưc xem là mt hin tưng đc bit trên văn đàn Vit Nam thi cn đi. Bi l, khi nhc đến ông, dù ngưi đã tng gp hay ngưi chưa h tiếp xúc, ch nghe nói, ngưi trong gii hay k ngoi đo… đu phi kính n vi s nghip văn chương đ s ca ông.


Chân dung thi sĩ Bùi Giáng

Nhân kỷ niệm 25 năm ngày mất của thi sĩ Bùi Giáng (7-10-1998/ 7-10-2023), bài viết này như một nén hương lòng tưởng nhớ đến ông…

“Phóng túng hình hài, ngang tàng s mnh”

Trên 60 đầu sách, đủ thể loại, từ thi ca đến dịch thuật, từ giới thiệu tác giả – tác phẩm đến bàn luận triết học Đông – Tây. Tất cả như một mê cung đồ trận, một “phù thủy” của ngôn từ, rất độc đáo, có một sức hút, mê hoặc lòng người, ẩn chứa nhiều tư tưởng, triết lý nhân sinh. Không ít câu thơ của ông đã ăn sâu vào tâm thức người Việt, gần gũi đến mức tưởng chừng như những câu ca dao quen thuộc trong dân gian, như: “Mình ơi! tôi gọi bằng nhà, Nhà ơi! tôi gọi mình là nhà tôi”, “Anh vẫn tưởng đầu đường thương xó chợ/ Ai có ngờ xó chợ cũng thương nhau” (thơ Bùi Giáng).

Nhà thơ Bùi Giáng sinh ngày 17 tháng 12 năm 1926 tại làng Thanh Châu, nằm ven sông Thu Bồn, thuộc xã Vĩnh Trinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, nơi mà sau này có lần ông mơ màng hồi tưởng lại: “Làng tôi xưa kia có nhiều cỏ mọc. Cỏ mọc từ trong làng ra ngoài ruộng, tới những cồn gò đồi núi thật xanh. Tôi lớn lên giữa linh hồn cỏ mọc”. Theo cách gọi miền Nam gọi một cách thân mật, tên ông là anh Sáu Giáng. Và ông cũng tỏ ra thích thú với tên gọi này. Trong bài thơ khá hài hước, thi sĩ Bùi Giáng đã viết: “- Ủa, phải anh Sáu Giáng đó không? – Và cô có phải cô Bông năm nào? Anh còn nhớ rõ, ôi chao/ Vợ chồng tôi cũng lúc nào nhớ anh/ Anh điên mà dzui dzẻ thập thành/ Còn chúng tôi tỉnh mà đành buồn thiu”. Ở một bài thơ khác, ông tự vẽ chân dung mình: Hỡi người ngợm hỡi đười ươi/ Hỡi thằng Sáu Giáng buồn vui thế nào/ Vui nhiều buồn ít thế sao/ Buồn nhiều vui ít tiêu hao cõi miền/ Miền xiu lệch, cõi ngửa nghiêng/ Lầm than diện hậu diện tiền soi gương/ Tập thành mộng mị cuối đường thành thân”.

Là hậu bối, chưa bao giờ được vinh hạnh gặp thi sĩ Bùi Giáng, có thể chỉ hình dung về ông trên những nét phác thảo chân dung qua báo chí, qua lớp sương mù của ngôn ngữ, thấy loáng thoáng ông lủi thủi rong chơi trên những chặng đường ngôn ngữ tuyệt trù của ông. Cảm nhận về ông như một gã lãng tử “vạn lý độc hành” trên nẻo nhân sinh mù tịt. Tính khí của ông, khiến ta hình dung như một vị tế công hòa thượng, luôn tinh nghịch, hóm hỉnh, là con người của niềm hoan lạc phát tiết vô cùng. Thật vậy, ngay cả tên mình ông cũng đem ra đùa giỡn một cách hồn nhiên, ông đã biến tên của chính ông thành kẻ Bán Dùi, rồi Bùi Giáng, Bàng Dúi rồi “Bùi ơi thương lấy Giáng này, bán dùi không được quay ra bán mình”…


Tác gi bên tưng và b sưu tp sách v thi sĩ Bùi Giáng

Phác họa về thi sĩ Bùi Giáng, triết gia Bùi Văn Sơn Nam đã hạ bút: “Phóng túng hình hài, ngang tàng số mệnh” và ông có nhận xét trong “Bùi tộc phả hệ” về thi sĩ kỳ dị này, như sau: “Hiếm có tác giả nào mà khi ta đọc đôi câu cũng có thể cảm thụ được cái tinh thể của toàn bộ văn nghiệp đồ sộ, nhìn một hành vi mà thấy được phong độ dị thường của cả bình sinh. Một giọt nước mắt mang cả lượng hải hàm của đại dương – nói như nhà Phật. Các bậc thâm trầm ngày xưa gọi đó là “mở cửa thấy núi, một khí xuyên suốt (khai môn kiến sơn, nhất khí quán hạ)”.

K ngao du nơi cõi mng phù vân

Xin đưc mưn li ca nhà văn Ngô Văn Tao, ngưi bn xưng ha thơ bng ch Hán và bng ch Pháp vi Bùi Giáng đ kết thúc bài viết này: “Khi nhng công trình dù bng đá hoa s đi vào hoang phế đ li my vn xương khô, thì thơ văn ca Bùi Giáng s tn ti trong s sách”. Tht vy, mt bc k nhân trong thế gii văn chương.

Trong đoạn tái bút cho tác phẩm “Ngày tháng ngao du”, Bùi Giáng có viết: “Ngày tháng ngao du đi bước ngu dao nghiêm mật phiêu bồng trong toàn thể phiêu bồng của nó… Đành rằng ngao du là ngao du với bước đi của ngôn ngữ thượng thừa, nhưng thỉnh thoảng cũng phải chịu chơi dấn thân vào cuộc với ngôn ngữ hạ thừa… Dù sao thì dù, lúc ngôn ngữ Ngao Du đi bước hạ thừa, nó vẫn đi trong nếp gấp riêng biệt của Ngao Du và được Ngao Du chiếu cố bằng những làn cánh thượng thừa chuồn chuồn phấp phới…”. Không phải ngẫu nhiên, ông từng được các nhà nghiên cứu văn học đặt nhiều biệt danh: “phù thủy ngôn ngữ”, “Tề Thiên ngôn ngữ”, “đười ươi thi sĩ”, “Thiên tài tái tạo ngôn ngữ”… Thật vậy, ông sử dụng ngôn ngữ một cách hào phóng, vượt thoát khỏi ý nghĩa của ngôn tự, những ngữ cảnh như đu bay, nhào lộn, như một trò chơi, ảo thuật, lúc mộc mạc dân dã, lúc thượng thừa quý phái, lúc cuồng phong giông tố, lúc chan hòa ẩn mật, như một bí ngữ huyền môn.

Bản thân ông ngao du trong một sa mạc chữ nghĩa vô cùng vô tận, ông đã ngao du không một nơi nào chốn nào cố định, đi thong dong trong tinh thần nước biển, mưa nguồn, đi một cách tương nghịch mà tinh thông, đi trong tùy duyên bất biến, một thông lộ riêng cho chính mình… Dường như, tất cả những chất liệu trần gian đã tạo nên những cung bậc, màu sắc, những con đường của tâm thức, cảm xúc, của triết lý nhân sinh, của đạo vô vi, tính vô thường… để ông hóa nó thành những vần thơ phiêu bồng, du ký mộng mị, đầy ma lực và minh triết: “Em về mấy thế kỷ sau/ Nhìn trăng có thấy nguyên màu ấy chăng/ Ta đi còn gửi đôi giòng/ Là rơi có dội ở trong sương mù?”. Ông đi trong cõi ta bà, cõi phàm phu tục tử mà chẳng rơi vào lòng thị phi: “Sài Gòn, Chợ Lớn rong chơi/ Đi lên đi xuống đã đời du côn”! Tìm hiểu về Bùi Giáng, như ta đứng trước một họa sĩ đại tài, cuồng phong với những nét vẽ, bỗng chợt hiện lên ở nét bút xuất thần, màu sắc dị thường, lột trần cái lý thâm sâu của thực tại. Thơ ông là vậy, thả hồn thả lý trí theo những từ ngữ không đâu nhưng rồi lại chợt nhận ra một từ, một ngữ, toát lộ cả một khoảng trời tâm tư tiềm ẩn. Ông là nhà thơ của triết nhân, ngộ đạo, thơ ông như những công án thiền, như một vị tiên ông lãng du trong cõi nhân gian này, như ông đã từng viết: “Ta cứ ngỡ đùa vui trong chốc lát/ Nào ngờ đâu đùa mãi đến điêu linh” và “Tôi sẽ tiếc thương trần gian này mãi mãi/ Vì nơi đây tôi sống đủ vui sầu”.

ThS. Nguyn Hiếu Tín

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)