Hướng nghiệp - Tuyển sinhThông tin hướng nghiệp

Thí sinh không “mặn mà” đổi nguyện vọng

Tạp Chí Giáo Dục

Kết thúc thi gian thay đi nguyn vng (NV) xét tuyn ĐH bng đim thi tt nghip THPT, theo thng kê ti nhiu trưng THPT trên đa bàn TP.HCM, sng thí sinh thay đi NV (bao gm thay đi trc tuyến và trc tiếp bng phiếu) năm nay so vi mi năm không nhiu.


Nhân viên hc v ca Trưng THPT Nguyn Du (Q.10) hưng dn thí sinh điu chnh nguyn vng

Nguyên do là ngoài việc vào ĐH bằng nhiều phương thức xét tuyển thì thí sinh đã được nhà trường tư vấn kỹ lưỡng trong quá trình đăng ký NV xét tuyển theo hướng phù hợp nhất với năng lực và NV của bản thân.

Gim 50% s thí sinh thay đi nguyn vng

Năm 2020, thời gian điều chỉnh NV của thí sinh kéo dài từ ngày 19 đến 25-9 đối với phương thức trực tuyến và từ ngày 19 đến 27-9 đối với phương thức trực tiếp bằng phiếu. Tuy nhiên, tỷ lệ thí sinh điều chỉnh NV tại các trường THPT lại không nhiều, tình trạng thí sinh thêm ồ ạt NV như mọi năm cũng không tái diễn. Đơn cử, tại Trường THPT Tenlơman (Q.1), theo thống kê của Phòng học vụ, số thí sinh điều chỉnh NV trực tiếp bằng phiếu tại trường năm nay chỉ khoảng gần 50 em; trong khi đó, số thí sinh điều chỉnh NV trực tuyến là trên 160 em. Với phương thức điều chỉnh bằng phiếu, thí sinh chỉ tăng thêm 1 đến 2 NV, nâng tổng số NV lên 5 đến 7, không quá nhiều như mọi năm. “So với năm ngoái, năm nay số thí sinh điều chỉnh NV giảm đến 50%. Các trường hợp điều chỉnh chủ yếu là điều chỉnh về trường ĐH, về tổ hợp xét tuyển để phù hợp với mức điểm thi của các em. Còn đa phần các em đều giữ ngành nghề mà bản thân lựa chọn từ trước đó”, cô Hoàng Thị Ngọc Hoa (nhân viên phụ trách học vụ của Trường THPT Tenlơman) thông tin. Theo cô Hoa, các ngành nghề mà thí sinh của trường quan tâm nhiều bao gồm: Quản trị kinh doanh, du lịch – dịch vụ, logistics, kinh tế, chủ yếu xét tuyển bằng các khối thi truyền thống. “Mặc dù phổ điểm thi và ngưỡng điểm sàn xét tuyển của các trường ĐH năm nay cao nhưng không vì thế mà thí sinh ồ ạt điều chỉnh NV. Do đã được nhà trường, giáo viên tư vấn lựa chọn NV rất kỹ ngay từ khi đăng ký NV nên thí sinh đều hết sức cân nhắc khi điều chỉnh. Nhà trường hỗ trợ thí sinh điều chỉnh bằng cả phương thức trực tuyến, trực tiếp để kịp thời giải đáp những thắc mắc của các em”, cô Hoa cho biết.

Tương tự, tại Trường THPT Trần Khai Nguyên (Q.5), trong tổng số 638 thí sinh tham gia thi tốt nghiệp THPT năm 2020 thì chỉ có khoảng gần 300 em tiến hành điều chỉnh NV thông qua phương thức trực tuyến và trực tiếp bằng phiếu. Các NV ngành nghề mà thí sinh của trường quan tâm thiên nhiều về khối kinh tế, tài chính, kế toán, quản trị kinh doanh…, ở các khối thi truyền thống như A, B, C, D, A1. Cô Trần Thị Ngọc Ánh (nhân viên học vụ của Trường THPT Trần Khai Nguyên) cho hay, nếu như mọi năm thí sinh ồ ạt điều chỉnh NV, nhiều trường hợp thêm 5 đến 7 NV, thì năm nay tình trạng này không diễn ra. “Khi điều chỉnh, các em chỉ thiên về điều chỉnh tổ hợp xét tuyển, điều chỉnh thứ tự NV. Số thí sinh tăng thêm NV cũng không nhiều, chỉ khoảng trên dưới 50 em”, cô Ánh cho biết.

“Vắng lặng” thí sinh điều chỉnh NV là thực tế tại nhiều trường THPT trên địa bàn TP.HCM trong mùa tuyển sinh năm nay. Cụ thể, tại Trường THPT Nguyễn Du (Q.10), nhân viên học vụ nhà trường cho biết “chưa năm nào thí sinh ít mặn mà với việc điều chỉnh NV như năm nay” khi tỷ lệ thí sinh đến trường điều chỉnh NV so với mọi năm giảm mạnh.

Thênh thang đưng vào ĐH

Trái ngược với dự đoán ban đầu của nhiều chuyên gia, nhà giáo là thí sinh có khả năng sẽ ồ ạt điều chỉnh NV do phổ điểm thi năm nay cao, mức điểm sàn nhận hồ sơ xét tuyển của các trường ĐH cũng tăng. Thực tế cho thấy số thí sinh điều chỉnh NV không nhiều. Lý giải thực tế này, nhiều nhà giáo cho rằng nguyên do là trong mùa tuyển sinh năm nay, các trường ĐH tuyển sinh bằng nhiều phương thức, trong đó chỉ tiêu xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT giảm mạnh. Bên cạnh đó, công tác hướng nghiệp tại các trường THPT đã đi vào chiều sâu, thực chất hơn. “Phổ điểm trung bình ở các tổ hợp truyền thống của thí sinh nhà trường dao động ở mức trên 20 điểm, có những tổ hợp như A, D trên 23 điểm. Bên cạnh điểm cao, các em đều được thầy cô tư vấn rất kỹ về việc đăng ký NV, lựa chọn trường, ngành học phù hợp với khả năng của bản thân nên đã hạn chế được tình trạng thí sinh ồ ạt thay đổi NV sau khi biết điểm thi”, thầy Ngô Hùng Cường (Phó Hiệu trưởng THPT Trần Khai Nguyên) chia sẻ. Bên cạnh đó, thầy Cường cho biết rất nhiều thí sinh của trường đã sử dụng phương thức xét tuyển học bạ vào các trường ĐH và hầu hết đều trúng tuyển. Nhiều em đã lựa chọn phương thức này để nhập học nên việc thay đổi NV không còn mặn mà như mọi năm.

“Chính tính hiu qu ca công tác hưng nghip, tư vn la chn ngành ngh, la chn NV ca các trưng THPT sát vi năng lc thí sinh nên đã góp phn hn chế vic thí sinh điu chnh NV sau khi có đim thi”, cô Dương Th Hi Quý (Hiu trưng Trưng THPT Nguyn Hu, Q.9) nói.

Mùa tuyển sinh năm 2020, nhiều trường ĐH đã gia tăng phương thức xét tuyển, đồng thời giảm chỉ tiêu xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT. Các phương thức xét tuyển đều độc lập và có giá trị như nhau. Điều này đã làm rộng hơn cánh cửa vào ĐH của thí sinh. Trước khi tiến hành điều chỉnh NV, nhiều thí sinh đã trúng tuyển ĐH bằng các phương thức khác như xét học bạ, xét bằng điểm thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM, điểm kỳ thi riêng. “Số chỉ tiêu xét ĐH bằng điểm thi tốt nghiệp THPT giảm, tỷ lệ cạnh tranh cao, điểm sàn nộp hồ sơ cao trong khi điểm thi trung bình của thí sinh năm nay cũng cao…, với những lý do này, rất nhiều thí sinh chọn cho mình một phương thức an toàn đó là xác định nhập học bằng các phương thức khác. Vì vậy, việc giảm số lượng thí sinh điều chỉnh NV năm nay cũng là điều dễ hiểu”, cô Dương Thị Hải Quý (Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Huệ, Q.9) nhận định. Nhìn từ thực tế đơn vị mình, cô Quý cho rằng chính tính hiệu quả của công tác hướng nghiệp, tư vấn lựa chọn ngành nghề, lựa chọn NV của các trường THPT sát với năng lực thí sinh nên đã góp phần hạn chế việc thí sinh điều chỉnh NV sau khi có điểm thi.

Đồng tình với những lý do trên, hiệu trưởng một trường THPT ở Q.Thủ Đức phân tích thêm, việc nhiều thí sinh lựa chọn phương thức học bạ để xét tuyển ĐH trong năm nay cần được từng trường THPT nhìn nhận là cơ hội để đơn vị mình đánh giá lại kết quả dạy và học theo hướng bám sát kết quả thi tốt nghiệp THPT, từ đó có sự điều chỉnh phù hợp trong cách thức kiểm tra, đánh giá và phương thức giảng dạy. “Làm sao mà việc đánh giá không quá dễ dãi nhưng cũng không quá khắt khe với học sinh, để các em tự tin sử dụng chính kết quả học tập của mình ứng thí vào những trường ĐH mong ước mà không có sự thiệt thòi và mang tính thực chất như phương thức sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT, từ đó giảm bớt áp lực thi cử của chính học sinh”, vị hiệu trưởng trên chia sẻ.

Bài, ảnh: Đ.Yến

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)