Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Thí sinh nắm vững kiến thức nền lớp 9

Tạp Chí Giáo Dục

Đ thi tuyn sinh lp 10 năm nay s có s thay đi mnh theo hưng thc tế và tích hp liên môn đ tăng cưng tính ng dng thc tin. Vì vy, đ làm bài tt đòi hi thí sinh phi nm vng kiến thc môn hc, hiu và biết ng dng trong đi sng.

Thí sinh xem li kiến thc trưc khi vào phòng thi ti k thi tuyn sinh lp 10 các năm trưc. Ảnh: D.B

Theo dự kiến, môn toán sẽ có sự thay đổi nhiều nhất khi có tới 30% kiến thức các bộ môn khác. Hai môn văn và tiếng Anh cũng có chuyển biến mạnh, phát huy tối đa kiến thức thực tế của thí sinh qua những hiểu biết về hình ảnh, về đời sống xã hội. Tuy nhiên, theo ông Phạm Ngọc Tiến (Phó Trưởng phòng Giáo dục Trung học, Sở GD-ĐT TP.HCM), những thay đổi này chỉ mang tính ứng dụng, hoàn toàn đơn giản và không hề đánh đố. Do đó, phụ huynh và học sinh không nên hoang mang, chỉ cần nắm vững kiến thức cơ bản trong 3 môn văn, toán, tiếng Anh mà không cần phải ôn luyện quá sâu xa vào các bộ môn khác.

Đ bài s nhc li kiến thc môn khác

Trao đổi với Giáo dục TP.HCM, ông Phạm Ngọc Tiến khẳng định rằng, tính thực tế của đề tuyển sinh lớp 10 năm nay chỉ để tránh tình trạng thí sinh học vẹt, học tủ, học máy móc, học mà không hiểu vấn đề. Các môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội khác như sinh, sử, địa, hóa, lý… chỉ là các môn công cụ được đưa vào đề thi để làm rõ tính thực tế. Kiến thức giải đề vẫn là kiến thức các môn cơ bản văn, toán, tiếng Anh. “Nếu phải sử dụng kiến thức các môn học khác để tính toán làm bài thì đề bài sẽ nhắc lại cho thí sinh như cho sẵn công thức hay giải thích rõ”, ông Tiến khẳng định.

Đặc biệt, ông Tiến cho biết môn toán sẽ có sự thay đổi theo hướng ứng dụng toán thực tế mạnh nhất. Vẫn chỉ là những công thức toán, phương trình toán, chỉ có điều được lồng vào trong dữ liệu, bối cảnh của các lĩnh vực khoa học, đời sống. “Thí sinh phải căn cứ các kiến thức cơ bản, đặt trong ngữ cảnh để tách ra được thông tin, dữ liệu phục vụ việc giải bài. Dữ liệu của các bộ môn khác là những kiến thức rất cơ bản. Do vậy, trong quá trình ôn tập, thí sinh không nên đi sâu vào các bài toán phức tạp sẽ khiến mất thời gian, công sức”, ông Tiến khuyên.

Mặc dù vậy, ông Tiến lưu ý thêm, muốn làm bài tốt, thí sinh cũng cần phải hiểu được kiến thức của các môn học khác để sử dụng làm môn công cụ trong đề thi.

Môn toán: đ có 8 câu, trong đó 2-3 câu thc tế

Ở đề thi môn toán, môn được coi là “biến động nhất” trong kỳ tuyển sinh lớp 10 năm nay, ông Dương Bửu Lộc (chuyên viên môn toán, Sở GD-ĐT TP.HCM) thông tin rằng, về cấu trúc đề thi sẽ là 8 câu, trong đó có 2-3 câu thực tế. Các câu thực tế sẽ chiếm 3/10 số điểm bài thi. “Kiến thức toán thực tế trong đề thi sẽ đơn giản, gần gũi với các em. Liên quan đến các dạng toán như tính diện tích, chu vi hình chữ nhật, hình vuông, các dạng toán chuyển động, kiến thức về tỷ số lượng giác, hệ thức lượng. Đề có thể sẽ ra dưới dạng tích hợp tính % nồng độ hóa học, góc nghiêng của mặt phẳng, tính lãi suất, tính góc của đường song song. Nhưng sẽ vẫn dùng kiến thức toán để giải quyết”, ông Lộc cho biết.

Lưu ý khi làm các dạng toán này, ông Lộc cho rằng thí sinh cần phải đọc để hiểu vấn đề. Biết diễn giải từ thực tế suy ra mô hình toán học, hiểu được các kiến thức thông thường. Ví dụ, đề bài ra tìm số % của chiều dài, chiều rộng trong hình chữ nhật thì cũng phải hiểu được tính % là như thế nào. Dù vậy, thí sinh cũng đừng nên đặt nặng quá những thuật ngữ.

Bên cạnh đó, ông Lộc cho biết thí sinh cần phải nắm các kiến thức nền của môn toán trong chương trình lớp 9, tập trung vào các kiến thức như đồ thị hàm số, giải phương trình, hình học, định lý Vi-ét. Một số kiến thức toán lớp 8 cần phải quan tâm như định lý Talet, tam giác đồng dạng, thể tích khối hộp, khối hình học. Trong đó, câu số 8 trong đề là câu hình học như mọi năm, mang tính phân loại thí sinh nhưng mức độ sẽ nhẹ nhàng hơn, không hàn lâm. Phần thể tích khối tròn, khối trụ sẽ không đưa vào đề năm nay.

“Các em cần chú ý khi thiết lập phương trình để giải toán thực tế. Để thi tốt, chỉ cần luyện tập các dạng toán cơ bản càng nhiều càng tốt, không nhất thiết phải đi học thêm”, ông Lộc nhấn mạnh.

Môn tiếng Anh: tp trung hc tt t vng

Với đề thi môn tiếng Anh, ông Trần Đình Nguyễn Lữ (chuyên viên môn ngoại ngữ, Sở GD-ĐT TP.HCM) cho biết cấu trúc đề không có gì thay đổi, chỉ khác biệt so với mọi năm ở chỗ tính thực tế sẽ được lồng ghép vào 2 hình ảnh biển báo thay cho 2 câu tìm lỗi sai trong phần 2. Thay đổi về hình ảnh chỉ kiểm tra khả năng hiểu các biển báo quen thuộc, ý nghĩa của các biển báo ấy và thể hiện khả năng đó qua tiếng Anh. Ví dụ như biển báo đó có ý nghĩa là không nên, không thể hay không được phép… Về nội dung ôn tập, ông Lữ nhấn mạnh chủ yếu tập trung trong chương trình lớp 9. Bài thi nghiêng về kiểm tra khả năng hiểu và sử dụng tiếng Anh nên các em cần phải tập trung học tốt từ vựng. “Các câu phân loại thí sinh thường nằm trong phần viết câu”, ông Lữ thông tin.

Môn văn: chú ý cu trúc bài làm

Ở đề thi môn văn, theo ông Trần Tiến Thành (chuyên viên môn văn, Sở GD-ĐT TP.HCM), cấu trúc đề không có sự thay đổi, vẫn gồm 3 phần đọc hiểu (3 điểm), nghị luận xã hội (3 điểm) và nghị luận văn học (4 điểm). Tuy nhiên, trong phần nghị luận văn học, các em sẽ được lựa chọn hoặc chọn đề bài theo hướng nghị luận văn học kết hợp với hiểu biết xã hội hoặc đề quen thuộc đơn thuần là nghị luận văn học, có sự hệ thống tổng hợp từ 2 đến 3 tác phẩm. “Với phần này, các em cần căn cứ vào kiến thức và kỹ năng khi chọn đề để làm bài. Tránh việc chọn đề theo cảm hứng ngẫu nhiên hên xui”, ông Thành khuyên.

Ông Thành cho biết thêm: “Để làm tốt câu nghị luận văn học, thí sinh cần phải nắm vững nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Vận dụng linh hoạt thao tác phân tích khi làm bài, nhắc lại các kiến thức trong tác phẩm một cách có chọn lọc, không diễn xuôi và tràn lan”.

Với phần đọc hiểu, ông Thành lưu ý đề sẽ gắn liền với yêu cầu đổi mới, tích hợp. Trong quá trình ôn tập, học sinh chú ý vào các văn bản khoa học, công nghệ, lịch sử, địa lý, sinh học, các văn bản về các vấn đề thời sự của đời sống trên báo. “Các câu hỏi sẽ đi từ mức độ nhận biết, thông hiểu đến vận dụng. Có thể là yêu cầu nêu nội dung văn bản, phát hiện chi tiết, kiến thức về tiếng Việt hoặc cao hơn là yêu cầu đánh giá, liên hệ bản thân. Thí sinh cần phải nắm vững ngữ pháp tiếng Việt, cấu trúc câu”, ông Thành cho biết.

Đối với phần nghị luận xã hội, ông Thành đánh giá đây là câu mang tính phân loại học sinh. Sẽ vẫn là những vấn đề xã hội gần gũi với các em. Nhưng đề sẽ kiểm tra năng lực phối hợp các thao tác lập luận của các em khi làm bài như đánh giá, chứng minh. Đặc biệt là khả năng lập luận, rút ra bài học cho bản thân.

Để làm bài tốt, thí sinh cần chú ý về cấu trúc bài làm phải đủ 3 phần mở bài, thân bài và kết luận. Nắm bắt và vận dụng liên hệ linh hoạt các vấn đề xã hội với bản thân. Đưa dẫn chứng một cách chọn lọc…

Yến Hoa (ghi)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)