Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Thí sinh “thờ ơ” vào đại học?

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Sau 12 năm ngi ghế nhà trưng, mi hc sinh đu có nhng d đnh tương lai cho riêng mình. Cánh ca vào đi hc luôn là nim mơ ưc ca các em. Thế nhưng, vì sao có hơn 290.000 thí sinh b xét tuyn nguyn vng vào đi hc?


Thí sinh d thi tt nghip THPT năm 2023 ti TP.HCM. Ảnh: Én Bông

Vì sao thí sinh b xét tuyn nguyn vng vào đi hc?

Với khoảng một triệu thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm nay, có 917.700 thí sinh thi để vừa xét tốt nghiệp vừa xét tuyển đại học; 34.200 thí sinh thi chỉ để xét tuyển đại học. Như thế con số thí sinh bỏ cơ hội xét tuyển đại học chiếm gần 1/3 tổng số thí sinh đã dự thi. Năm 2022, cũng với số lượng hơn một triệu thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT, thì trong số hơn 521.000 em đăng ký xét tuyển đại học, có gần 83,4% xác nhận nhập học (xem biểu đồ).

Nếu học sinh đã không muốn vào đại học thì vì sao lại đăng ký chọn nguyện vọng rồi bỏ?

Sau khi đã biết kết quả thi tốt nghiệp, thí sinh được đăng ký và điều chỉnh nguyện vọng không giới hạn trong thời gian 20 ngày, nhưng sẽ chỉ trúng tuyển một nguyện vọng cao nhất trong số nguyện vọng đã đăng ký. Theo quy chế tuyển sinh, tất cả thí sinh phải đăng ký nguyện vọng trên hệ thống cổng xét tuyển của Bộ GD-ĐT để thực hiện lọc ảo chung tất cả phương thức xét tuyển. Việc này nhằm hạn chế thí sinh “ảo”, tránh tình trạng “giữ chỗ”. Như vậy, dù thí sinh đã đủ điều kiện trúng tuyển bằng các phương thức xét tuyển sớm (điểm học bạ, tuyển thẳng, chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế, điểm đánh giá năng lực…) thì vẫn phải đăng ký nguyện vọng đó lên cổng thông tin tuyển sinh để lọc ảo chung.

Số lượng 290.000 thí sinh bỏ xét tuyển nguyện vọng vào đại học có thể do các em khi có kết quả điểm không cao, cảm thấy không đủ khả năng cạnh tranh khi xét tuyển đại học nên đã không đăng ký nữa, hoặc cũng có thể do hoàn cảnh kinh tế gia đình… Tuy nhiên, tôi cho rằng các nguyên do này chỉ là số ít, chỉ vài trường hợp chứ không nhiều. Có thể là các em này có những lối đi khác như đi du học, hoặc kiếm việc làm trong các doanh nghiệp, làm kinh tế hộ gia đình… Ngoài ra còn một lý do khác mà các em này không đăng ký trên hệ thống là vì một số trường đại học không có mã đăng ký trường trong hệ thống của Bộ GD-ĐT! Do đó, các em phải nộp hồ sơ trực tiếp tại trường đại học mà không cần thông qua hệ thống để đăng ký xét tuyển. 

Có nht thiết phi vào đưc đi hc?

Việc lựa chọn học đại học hay học nghề luôn là sự trăn trở của nhiều học sinh cũng như của các bậc cha mẹ. Theo đuổi hoài bão, đam mê để lựa chọn một ngành nghề phù hợp cũng cần xem xét trên năng lực của bản thân, khả năng tài chính của gia đình. Nếu muốn được đào tạo trong thời gian ngắn, có một công việc nhanh sau khi tốt nghiệp THPT thì học nghề sẽ là sự lựa chọn phù hợp. Ngược lại, nếu muốn được đào tạo chuyên sâu về ngành nghề mình đã chọn và có thể đáp ứng được thời gian học kéo dài thì nên chọn học đại học. Giá trị thật của tấm bằng đại học là ở sự thay đổi trong quá trình nhận thức, tư duy và cách hành xử của mình trong suốt quãng thời gian học tập ở trường. Đó cũng là nền tảng giúp ích chúng ta dễ thích nghi và trải nghiệm với công việc trong tương lai. Nhưng có một nghịch lý là sinh viên sở hữu bằng đại học trong tay mà vẫn thất nghiệp. Vào đại học nhiều không hẳn là tín hiệu đáng mừng nhưng là thực trạng rất đáng báo động cho thị trường lao động Việt Nam.

Với xã hội coi trọng bằng cấp và truyền thống khoa cử như Việt Nam, việc vào được đại học càng trở nên quan trọng hơn nữa. Có con cái học đại học, lấy được bằng đại học là niềm tự hào của không ít ông bố, bà mẹ Việt Nam. Ngược lại, con không vào được đại học thì trở thành nỗi thất vọng lớn, thậm chí có người cho rằng đó là một sự xấu hổ cho gia đình. Với nhiều em học sinh, không vào được đại học tựa như đặt dấu chấm hết cho cuộc đời. Cần thay đổi những mặc định đó. Vào đại học không phải là tất cả. Các em vẫn có thể thành công bằng những con đường khác. Định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT không chỉ đơn thuần là chuẩn bị cho các em kiến thức mà còn là chuẩn bị tâm lý nếu chẳng may các em thất bại hoặc vấp ngã. Dù đi làm bên ngoài hay đi học ở đâu thì cũng cần sự nỗ lực, kiên trì, lắng nghe, chịu khó học hỏi. Học tập là một quá trình cần thiết nhưng con người có thể học và thành công bằng nhiều cách khác nhau, quan trọng nhất vẫn là khả năng tự học.

Với học sinh THPT nên định hướng sớm, xác định ngành nghề yêu thích, chọn ngành học vừa sức với năng lực, tìm hiểu về nghề nghiệp và những phẩm chất liên quan tới nghề nghiệp đó. Việc giáo dục hướng nghiệp hiện nay không chỉ là vấn đề của riêng ngành giáo dục mà là vấn đề chung của toàn xã hội, bởi học sinh THPT chính là nguồn nhân lực tương lai của đất nước, là yếu tố quan trọng trong định hình nền kinh tế xã hội trong tương lai. Chọn lựa nghề nghiệp không phù hợp dẫn đến tình trạng nhiều sinh viên không tìm được việc làm sau khi ra trường, làm lãng phí nguồn đào tạo của xã hội và lãng phí nhân lực trẻ. Do vậy công tác giáo dục hướng nghiệp cần được đẩy mạnh, thiết thực hơn, gắn hướng nghiệp với nhu cầu của xã hội.

Những phẩm chất và năng lực cơ bản của người lao động tương lai

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được chia làm 2 giai đoạn: Giáo dục cơ bản (gồm cấp tiểu học và THCS) và giáo dục định hướng nghề nghiệp (cấp THPT). Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp trong Chương trình giáo dục 2018 là hoạt động giáo dục bắt buộc. Ở mỗi cấp học, chương trình xây dựng kế hoạch gồm các môn học bắt buộc, môn học tự chọn và hoạt động giáo dục bắt buộc. Trong đó, đối với cấp tiểu học, hoạt động giáo dục bắt buộc là “hoạt động trải nghiệm”, mỗi lớp tương ứng 105 tiết/875 tổng số tiết học/năm học. Đối với cấp THCS, hoạt động giáo dục bắt buộc là “hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp” có 105 tiết/tổng số 1.015-1.032 tiết học/năm học, bằng với số tiết học môn ngoại ngữ và môn lịch sử và địa lý. Đối với cấp THPT, hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cũng có 105 tiết/tổng số 1.015 tiết học/năm học và bằng với số tiết các môn ngữ văn, toán, ngoại ngữ; tất nhiên là cao hơn hẳn các môn học còn lại. Như vậy, theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, hoạt động trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là hoạt động giáo dục bắt buộc, chiếm thời lượng lớn trong toàn bộ chương trình. Điều đó cũng có nghĩa, đây là hoạt động rất quan trọng, nhằm hướng đến mục tiêu giáo dục “phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh”.

Hướng đi đã có, nhưng làm sao để hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp không chỉ là tham quan dã ngoại kiểu “cưỡi ngựa xem hoa”, mà ở đó học sinh định hướng được nghề nghiệp dựa trên hiểu biết về nghề, nhu cầu thị trường lao động, sự phù hợp của nghề được lựa chọn với năng lực và hứng thú của cá nhân; xây dựng được kế hoạch đường đời; có khả năng thích ứng với những đổi thay trong bối cảnh toàn cầu hóa và cuộc cách mạng công nghiệp mới. Đó cũng chính là những phẩm chất và năng lực cơ bản của người lao động tương lai và người công dân toàn cầu.

Lâm Vũ Công Chính

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)