Hướng nghiệp - Tuyển sinhThông tin hướng nghiệp

Thi THPT quốc gia 2018: Điểm môn văn phổ biến từ 5 đến 7

Tạp Chí Giáo Dục

Ti TP.HCM, sau mt tun chm thi môn văn k thi  THPT quc gia 2018, theo đánh giá ca nhiu giám kho, kết qu năm nay thp hơn so vi năm trưc khi s bài đt đim dưi trung bình nhiu hơn và s bài đt đim gii (trên 8) rt ít. S bài đt đim 9 cũng có nhưng hiếm.

Thí sinh d thi THPT quc gia 2018 ti TP.HCM

“Bài thi phổ biến ở thang điểm 5-6. Các bài đạt trên 8 điểm rất hiếm so với mọi năm. Tuy nhiên, tôi nhận thấy năm nay bài làm dưới trung bình cũng rất nhiều. Hiện tại trong tổ tôi chấm chưa có bài bị điểm liệt”, cô K. (giáo viên ngữ văn tại một trường THPT ở Q.10 – giám khảo môn văn) chia sẻ.

Theo cô K., thí sinh thường bị mất điểm ở câu 3 trong phần đọc hiểu, khi không chép ra được câu hỏi tu từ (mất 0,25 điểm), và hiệu quả của biện pháp tu từ các em cũng chưa chỉ ra chính xác. Với phần nghị luận xã hội, thang điểm phổ quát các em đạt từ 1,25 đến 1,5 điểm. Ở phần này, thường thì các em đảm bảo được yêu cầu viết đoạn văn nhưng hầu như không có bài nào xuất sắc. Đối với câu nghị luận văn học, đây là điểm mới trong đề thi năm nay khi chương trình lớp 11 được đưa vào đề. Các em làm bài ở mức bình bình, không hẳn lạc đề nhưng chưa thật sự đảm bảo yêu cầu của đề ra khi nhiều em “chép thuộc lòng”.

“Các em b mt đim nhiu nht là câu 3 trong phn đc hiu. Đi vi đáp án ca B GD-ĐT, yêu cu các em phi ch ra đưc câu hi tu t sau đó mi nói ra hiu qu ca bin pháp tu t. Thưng các em không đưa ra đưc câu hi tu t, phn ch ra hiu qu cũng ch nói chung chung như làm cho câu sinh đng hơn…”, cô H. (giáo viên ng văn ti mt trưng THPT  Q.1) cho biết.

“Kiến thức lớp 11 chỉ chiếm gần 1 điểm trong bài bao gồm cả phần liên hệ và so sánh. Hầu như là các em đều đáp ứng được. Thậm chí, nhiều em lại quá sa đà vào kiến thức lớp 11 khi đưa ra quá nhiều. Trong phần này, phổ biến mức điểm trung bình là 2 đến 3 điểm”, cô K. cho biết.

Nhìn từ cách ra đề kỳ thi THPT quốc gia năm nay không đòi hỏi sự “học thuộc lòng” và “học thuộc lòng chưa chắc đã làm được bài”, cô K. cho rằng người giáo viên cần phải thay đổi tư duy dạy học, dạy cho học sinh nắm kỹ được kỹ năng phân tích đề, lập dàn ý để đứng trước mỗi câu hỏi các em đều có thể đi đúng trọng tâm, đi đúng hướng.

Tương tự, tham gia chấm thi kỳ thi THPT quốc gia năm nay, cô H. (giáo viên ngữ văn tại một trường THPT ở Q.1) cho biết ở tổ cô chấm rất hiếm các bài được điểm 8 và 8,5; chưa thấy bài nào điểm 9, chỉ có bài 8,75 điểm. Trong khi đó, điểm dưới trung bình thì cũng lác đác, mỗi phòng thi khoảng 3-4 bài. Mức điểm phổ quát mà các em đạt được là khoảng 5-6-7. Điểm liệt cũng đã xuất hiện nhưng không nhiều.

“Các em bị mất điểm nhiều nhất là câu 3 trong phần đọc hiểu. Đối với đáp án của Bộ GD-ĐT, yêu cầu các em phải chỉ ra được câu hỏi tu từ sau đó mới nói ra hiệu quả của biện pháp tu từ. Thường các em không đưa ra được câu hỏi tu từ, phần chỉ ra hiệu quả cũng chỉ nói chung chung như làm cho câu sinh động hơn. Trong khi câu 4 ở phần đọc hiểu là đánh giá quan điểm của tác giả có còn phù hợp không thì các em trả lời thế nào cũng được: đúng cũng được, sai cũng được, vừa đúng vừa sai cũng được. Quan trọng là các em lý giải vì sao, thì đa số các em chỉ làm được 0,75 điểm”, cô H. cho hay.

Đối với phần viết đoạn văn nghị luận xã hội, theo cô H., gần như không có bài đạt điểm tối đa là 2 điểm; 1,75 điểm cũng hiếm mà phổ biến ở mức 1,25 đến 1,5 điểm. Ở phần nghị luận văn học, nhiều em lại quá sa vào hình ảnh nhân vật người đàn bà hàng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa. Kiến thức lớp 11 trong đề thì 80-90% là các em đều “đả động” đến. Với phần này điểm số các em đạt được thường là 2 đến 3 điểm.

Thậm chí, cô H. cho biết có một số trường hợp (rải rác), thí sinh bỏ hẳn câu nghị luận văn học, chỉ làm nghị luận xã hội và đọc hiểu.

Ngày 11-7: Công bố kết quả thi THPT quốc gia 2018

Theo kế hoạch của Bộ GD-ĐT, các sở GD-ĐT sẽ công bố và thông báo kết quả thi cho thí sinh vào ngày 11-7. Cụ thể, chậm nhất ngày 10-7, các sở GD-ĐT xuất kết quả chấm thi từ phần mềm hỗ trợ chấm thi (do Bộ GD-ĐT cung cấp) ra 2 đĩa CD-ROM (loại chỉ ghi 1 lần). Một đĩa được lưu tại sở theo chế độ mật, một đĩa được gửi bảo đảm ở chế độ mật về Cục Quản lý chất lượng để cập nhật kết quả thi vào phần mềm quản lý thi. Ngay sau khi Cục Quản lý chất lượng cập nhật kết quả thi vào phần mềm quản lý thi, các sở GD-ĐT sử dụng đĩa lưu trữ tại đơn vị đối chiếu với kết quả trên phần mềm quản lý thi, nếu có bất thường phải báo cáo ngay về Ban Chỉ đạo thi quốc gia để xử lý. Việc đối chiếu kết quả thi phải được hoàn thành chậm nhất ngày 11-7 để công bố kết quả cho thí sinh. Và chậm nhất ngày 17-7, các sở GD-ĐT phải công bố kết quả xét công nhận tốt nghiệp THPT cho thí sinh.

P.M

Trong khi đó, một giáo viên ngữ văn tại một trường THPT ở Q.Phú Nhuận tham gia chấm thi năm nay, cho biết tính đến thời điểm hiện tại (ngày 4-7, PV), ở tổ cô chấm chưa thấy bài làm nào đạt điểm 9, còn 8,75 thì đã có. Phần lớn mức điểm trong môn là 5 và 6; dưới trung bình cũng nhiều. “Câu nghị luận văn học là điểm mới của kỳ thi năm nay khi đưa chương trình lớp 11 vào, đa phần các em làm khá tốt. Tuy nhiên cũng có nhiều thí sinh không nhớ kiến thức chương trình lớp 11 nên tác phẩm Hai đứa trẻ bị “cải biên khá nhiều”, viết linh tinh…”, vị giáo viên này chia sẻ.

Trong kỳ thi THPT quốc gia năm nay, TP.HCM có hơn 78.000 thí sinh dự thi. Được biết, ngay sau khi kết thúc buổi thi cuối cùng (ngày 27-7), Sở GD-ĐT TP.HCM đã huy động hơn 300 người làm phách, hơn 700 giáo viên đang giảng dạy lớp 12 tại các trường THPT tham gia chấm thi. Ngày 6-7 kết quả thi sẽ được nộp về Bộ GD-ĐT. Dự kiến đến ngày 11-7, TP.HCM sẽ chính thức công bố điểm thi THPT quốc gia 2018.

Yến Hoa

 

Bình luận (0)