Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

Thi THPT quốc gia 2019: Bài thi KHTN: Làm đến đâu, chắc đến đó

Tạp Chí Giáo Dục

Bài thi khoa hc t nhiên (KHTN) luôn đưc coi là khó bi kiến thc nhiu, bao gm c phn lý thuyết và phn bài tp, luôn đòi hi s chính xác tuyt đi. Tuy nhiên, thi gian làm bài c 3 môn trong bài thi KHTN (lý, hóa, sinh) đu rt “hu hn”. Do đó, đ tránh mt đim, hc sinh cn “làm đến đâu phi chc chn đến đó”.

 

+ Cô Nguyn Th Thu Hin (T trưng T hóa Trưng THPT Nguyn Th Diu, Q.3, TP.HCM): Môn hóa: Tránh nhm ln hóa tr trong phương trình

Với đặc thù của bộ môn hóa là kiến thức trong cả chương trình THPT đều có liên quan với nhau theo hình “xoắn ốc”. Vì vậy, để làm được đề thi môn hóa, học sinh cần ghi nhớ những kiến thức cơ bản nhất như bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học; tính chất hóa học, công thức, cấu tạo của một số chất hữu cơ, vô cơ cũng như phương trình phản ứng của các hợp chất hữu cơ, vô cơ; kiến thức về nồng độ, số mol. Trong những kiến thức này, học sinh lưu ý tránh nhầm lẫn về hóa trị kim loại trong các phương trình. Bởi nếu hóa trị sai sẽ dẫn đến phương trình phản ứng sai, từ đó kéo theo kết quả bài giải sai.

Một điều nữa mà các em cần ghi nhớ để tiết kiệm thời gian làm bài là rất nhiều bài tập trong môn hóa, nhất là những bài tập cơ bản ở mức vận dụng thấp thường sử dụng công thức giải nhanh như: Định luật bảo toàn khối lượng, Định luật bảo toàn Electron, Định luật bảo toàn nguyên tố, Định luật bảo toàn điện tích. Do đó, các em nên phân biệt để áp dụng linh hoạt, tiết kiệm thời gian giải bài. Tuy nhiên, lúc giải cần chú ý để không nhầm lẫn khi áp dụng công thức, giải đến đâu “ăn điểm” đến đó. Đồng thời với những công thức lạ được áp dụng nhiều, đã được chứng minh trong quá trình học trước đó thì các em cũng nên ghi nhớ để có thể áp dụng trong quá trình giải bài thi. Từ đó tiết kiệm được thời gian.

Trong đề, nếu xuất hiện những bài tập có sử dụng kiến thức toán thì các em cần phải bình tĩnh, không nên hoang mang, lo lắng. Câu hỏi này kiến thức toán chỉ ở dạng đồ thị, không quá khó; do đó khi bắt gặp, để giải các em chỉ việc chuyển kiến thức hóa qua đồ thị hoặc ngược lại. Tuy nhiên, để tránh bị “rối” khi giải bài, các em đừng quan tâm quá nhiều đến kiến thức toán học. Đề thi môn hóa gồm 40 câu giải trong thời gian 50 phút, do đó các em làm câu nào phải chắc câu đó, tránh bỏ sót câu. Lưu ý là hạn chế tẩy xóa quá nhiều trong bài làm.

+ Thy Nguyn Đc Cưng (giáo viên môn lý Trưng THPT Bùi Th Xuân, Q.1, TP.HCM): Môn lý: cn chú ý s liu

Trong bài thi KHTN, lý là môn có kiến thức được đề cập ở cả 3 chương trình lớp 10, 11 và 12; trong đó kiến thức lớp 12 là chủ yếu. Theo đó, học sinh cần tập trung vào những kiến thức trong chương trình như: hệ thống lại lý thuyết, công thức, các dạng bài tập trong từng phần, từng chương… Lưu ý, để có thể đạt điểm cao trong môn này, các em không nên “học vẹt” công thức mà phải hiểu công thức đó áp dụng trong những dạng bài nào. Nếu “học vẹt”, “học tủ” sẽ dễ dẫn đến việc áp dụng sai công thức, nhầm lẫn ở những khối lượng kiến thức. Đồng thời khi làm bài cần làm chắc những câu hỏi đơn giản ở mức nhận biết, thông hiểu để tránh mất điểm. Cụ thể, tuân thủ theo nguyên tắc câu dễ làm trước, câu khó làm sau. Đặc biệt, khi làm bài các em cần phải chú ý đến số liệu và tranh thủ thời gian vì đề thi trắc nghiệm nhiều câu hỏi mà thời gian làm bài không nhiều. Lưu ý là làm xong câu nào cần tô ngay vào bài làm câu đó để tránh trường hợp sót câu, mất điểm.

+ Cô Trn Th Trúc Đào (T trưng T sinh Trưng THPT Tenlơman, Q.1, TP.HCM): Môn sinh: đng đ mt đim câu “d” có đim

Lưu ý khi làm bài môn sinh là học sinh cần phải bình tĩnh. Thông thường đề thi môn sinh rất dài, do đó ngay từ khi nhận đề, các em nên xem qua một lượt để ổn định tâm lý. Sau khi xem qua một lượt, nhận thấy khả năng mình giải được câu nào thì làm trước câu đó, những câu khó làm sau. Tuy nhiên, ngay cả ở những câu dễ các em cũng phải thật sự cân nhắc. Đừng để mất điểm ở những câu dễ ghi điểm.

Trong đề thi môn sinh, phần bài tập thường dài, vì vậy khi giải các em nên tập trung vào các ý chính, xác định dạng bài tập thông qua dấu hiệu nhận biết, áp dụng công thức để tính toán. Trong đó các em nên chú ý các bài tập di truyền, đột biến. Đây là phần quan trọng, chiếm tỷ lệ cao trong đề thi. Thế nhưng, đây cũng là phần kiến thức dễ làm học sinh nhầm lẫn dẫn đến việc giải sai, mất điểm. Trong phần này các em nên chú ý đến các dấu hiệu nhận biết, dựa vào đó tìm ra phương pháp giải nhanh.

Không chỉ các bài tập về quy luật di truyền, đột biến, các bài tập về quy luật hoán vị gen, tương tác gen cũng thường khiến học sinh mất điểm. Để tránh mất điểm trong các bài tập này, học sinh cần nắm được dấu hiệu nhận biết của từng dạng, áp dụng công thức cho phù hợp. Phần lý thuyết trong đề thi thường là những câu hỏi dễ lấy điểm. Khi làm bài các em cần chú đến khái niệm cấu trúc, tìm ra những từ khóa ở các khái niệm để hạn chế nhầm lẫn.

Q.Long (ghi)

Hc sinh lp 12A7 Trưng THPT Bùi Th Xuân (Q.1, TP.HCM) ôn tp môn lý

Bình luận (0)