Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

Thi THPT quốc gia 2019: Cộng điểm khuyến khích với trường hợp nào?

Tạp Chí Giáo Dục

Lưu ý v cách làm h sơ d thi THPT quc gia, các trưng hp đưc cng đim khuyến khích trong xét tt nghip THPT… là nhng thông tin đưc các chuyên gia chia s trong chương trình tư vn tuyn sinh “Đúng ngành ngh – Sáng tương lai” ln th 11 năm 2019 va din ra ti Trưng THPT Nguyn Du (Q.10).

Đi din mt trưng ĐH đang tư vn cho hc sinh Trưng THPT Nguyn Du

Chương trình do Báo Giáo dục TP.HCM phối hợp cùng Sở GD-ĐT TP và ĐHQG TP.HCM tổ chức với sự đồng hành của ĐH Kinh tế Tài chính TP.HCM (UEF), ĐH Công nghệ TP.HCM (HUTECH)…

Xét tt nghip, có đưc cng đim ngh?

Về băn khoăn này của học sinh trong trường, TS. Lê Thị Thanh Mai (Trưởng ban Công tác sinh viên, ĐHQG TP.HCM) khẳng định, theo hướng dẫn thực hiện kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 vừa được Bộ GD-ĐT ban hành, trong xét tốt nghiệp, thí sinh vẫn được cộng điểm nghề. Cụ thể, việc cộng điểm này sẽ được áp dụng cho những trường hợp như: thí sinh được cấp giấy chứng nhận nghề (CCN) loại xuất sắc hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp (BTC) loại giỏi sẽ được cộng 2 điểm; loại khá CCN và khá, trung bình khá BTC được cộng 1,5 điểm; loại trung bình của CCN và BTC được cộng 1 điểm. Đối với học viên GDTX, nếu có chứng chỉ ngoại ngữ A hoặc tin học A trở lên thì sẽ được cộng thêm 1 điểm cho mỗi loại chứng chỉ. Điểm cộng khuyến khích tối đa không quá 4 điểm.

TS. Lê Thị Thanh Mai cũng bổ sung thêm những trường hợp được cộng điểm khuyến khích trong xét tốt nghiệp THPT quốc gia 2019. Cụ thể, học sinh giỏi đoạt giải nhất, nhì, ba cấp quốc gia hoặc giải nhất cấp tỉnh được cộng 2 điểm; giải khuyến khích cấp quốc gia hoặc giải nhì cấp tỉnh được cộng 1,5 điểm; giải ba cấp tỉnh được cộng 1 điểm. Ngoài ra, với những trường hợp học sinh đoạt giải cá nhân và đồng đội trong các kỳ thi thí nghiệm thực hành môn vật lý, hóa học, sinh học, văn nghệ, TDTT, hội thao khoa học quốc phòng, cuộc thi khoa học kỹ thuật, viết thư quốc tế bậc THPT do ngành giáo dục phối hợp với các ngành chuyên môn từ cấp tỉnh trở lên cũng nằm trong diện cộng điểm khuyến khích xét tốt nghiệp. “Giải nhất, nhì, ba cấp quốc gia; giải nhất cấp tỉnh hoặc huy chương vàng được cộng 2 điểm. Giải khuyến khích quốc gia hoặc giải nhì cấp tỉnh, huy chương bạc được cộng 1,5 điểm. Giải ba cấp tỉnh hoặc huy chương đồng được cộng 1 điểm. Riêng các giải đồng đội thì chỉ giải đồng đội cấp quốc gia mới được cộng điểm, cách cộng điểm giống với giải cá nhân. Đặc biệt, học sinh nếu được nhiều giải khác nhau thì mức cộng điểm chỉ tính theo mức cộng điểm của giải cao nhất”, TS. Lê Thị Thanh Mai thông tin.

Hc CĐ khác gì ĐH?

Trong chương trình, nhiều học sinh băn khoăn với câu hỏi: “Học CĐ có khác gì so với ĐH?”. Giải đáp băn khoăn này, bà Hoàng Trần Hạ An (đại diện Trường CĐ nghề Du lịch Sài Gòn) cho hay, hai bậc học này trước tiên có sự khác nhau về thời gian đào tạo. Hiện nay, với bậc CĐ, thời gian đào tạo thường từ 2,5-3 năm; ĐH là 3,5-4 năm, tùy theo chương trình học và khả năng của người học. Sự khác nhau thứ hai, theo bà Hoàng Trần Hạ An, đó là về chương trình đào tạo. Với cùng một ngành nghề nhưng CĐ đào tạo theo hướng thực hành nhiều, còn ĐH lại đào tạo theo hướng chuyên sâu và hàn lâm. Do đó, khi lựa chọn ngành học, các em nên chú ý đến hướng phát triển của bản thân để lựa chọn bậc học cho phù hợp.

Đăng ký bài thi nào phi tham gia bài thi đó

TS. Lê Thị Thanh Mai lưu ý học sinh trong quá trình làm hồ sơ dự thi THPT quốc gia 2019, nếu xác định sử dụng điểm thi THPT quốc gia để xét tuyển vào các trường ĐH hoặc CĐ, TC khối ngành sư phạm thì phải đánh dấu (X) vào ô tương ứng. Về việc sử dụng bài thi nào (KHXH, KHTN) khi đăng ký dự thi THPT quốc gia, theo TS. Lê Thị Thanh Mai, học sinh cũng cần phải cân nhắc kỹ. “Đăng ký bài thi nào phải tham gia bài thi đó. Nếu đăng ký cả hai bài thi thì phải tham gia cả hai bài thi mới được coi là hợp lệ”, TS. Lê Thị Thanh Mai thông tin. Về đăng ký bài thi, TS. Lê Thị Thanh Mai khuyên: học sinh nên chọn bài thi theo thế mạnh của mình, căn cứ vào tổ hợp mà bản thân định hướng ngành nghề. Trong phiếu đăng ký nguyện vọng, về nguyên tắc Bộ GD-ĐT không giới hạn số lượng nguyện vọng của học sinh. Tuy nhiên, các em không nên đăng ký quá nhiều nguyện vọng mà chỉ nên lựa chọn những nguyện vọng mình yêu thích, có đam mê và khả năng trúng tuyển cao nhất để đăng ký. Đối với những em lựa chọn phương thức xét tuyển bằng học bạ, TS. Lê Thị Thanh Mai cho hay các trường có thể chia ra làm nhiều đợt xét tuyển. Nếu nhắm đến trường nào, các em nên tìm hiểu kỹ để nộp hồ sơ xét tuyển ngay từ bây giờ, vừa tăng cơ hội trúng tuyển vừa giảm bớt áp lực thi cử.

Riêng những em sử dụng phương thức ưu tiên xét tuyển thẳng vào ĐHQG TP.HCM, TS. Lê Thị Thanh Mai thông tin: khác với mọi năm, năm nay ĐHQG TP.HCM sẽ cho phép học sinh đăng ký cùng lúc nhiều nguyện vọng ở phương thức này. Những học sinh nằm trong diện ưu tiên xét tuyển, các em nên tận dụng để tăng cơ hội trúng tuyển.

Về cơ hội việc làm, bà Hoàng Trần Hạ An cho biết, đối với hai bậc học này, hiện tại cơ hội việc làm dường như là ngang nhau. Xã hội đã không còn quá coi trọng về bằng cấp, việc học ĐH hay CĐ không còn tác động nhiều đến khả năng có việc làm của người lao động như thế nào. Điều quyết định quan trọng hơn cả đó là trình độ, năng lực và thái độ của người lao động như thế nào. Trình độ năng lực ở đây không chỉ là trình độ về mặt chuyên môn, tay nghề mà còn là sự hiểu biết xã hội, khả năng tiếng Anh, CNTT, khả năng hội nhập trong thời 4.0… Cũng về vấn đề việc làm, ông Trần Văn Thắng (đại diện Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn) chia sẻ ở môi trường đào tạo nào, dù ĐH, CĐ hay TC, các trường luôn cố gắng trang bị cho người học những kiến thức phù hợp nhất trong chuyên ngành nhưng có việc làm hay không lại nằm ở người học. Không có trường nào có thể cam kết 100% người học ra trường có việc làm cả mà chỉ có thể cam kết mang đến môi trường học tập, rèn luyện tốt nhất để hỗ trợ người học sau này ra trường tìm được công việc phù hợp. Vấn đề chủ yếu là nằm ở người học.

Chuyên gia tâm lý Chế Dạ Thảo bổ sung thêm, dù lựa chọn bậc học nào thì người học cũng cần phải chủ động trang bị cho mình chuyên môn và kỹ năng cùng thái độ làm việc chuyên nghiệp. “Trong thời hội nhập, để cạnh tranh với lao động quốc tế, nếu chỉ có chuyên môn thì chưa đủ, các em phải có khả năng ngoại ngữ, năng lực về CNTT để nắm bắt. Vì vậy, hãy cân nhắc vào năng lực của bản thân, tài chính gia đình để lựa chọn bậc học phù hợp”, chuyên gia tâm lý Chế Dạ Thảo khuyên.

Đ.Yến

Bình luận (0)