Hướng nghiệp - Tuyển sinhThông tin hướng nghiệp

Thi THPT quốc gia 2019: Hỗ trợ tối đa học sinh vùng khó khăn

Tạp Chí Giáo Dục

Ch còn hơn tun là đến k thi THPT quc gia 2019. Đ đm bo k thi din ra an toàn, nghiêm túc và thun li nht cho hc sinh d thi, nhiu trưng THPT vùng khó khăn ti Qung Ngãi, Qung Nam, Qung Tr tiếp tc đng hành cùng các em, t chc ôn tp sát vi ni dung kiến thc sách giáo khoa…

Giáo viên Trưng THPT Lý Sơn (Qung Ngãi) t chc ôn tp cho hc sinh chun b bưc vào k thi THPT quc gia 2019

Ưu tiên quan tâm đến các điểm thi ở vùng khó khăn, vùng biển đảo là một trong những vấn đề được ngành giáo dục tỉnh Quảng Ngãi chú trọng trong kỳ thi THPT quốc gia 2019. Theo đó, đối với huyện đảo Lý Sơn, năm nay ngành giáo dục quyết định chọn Trường THCS An Vĩnh làm điểm thi THPT quốc gia. Đây là địa điểm chỉ cách Trường THPT Lý Sơn khoảng 1km, thuận tiện cho việc di chuyển của học sinh và phụ huynh trong suốt kỳ thi. Tính đến thời điểm hiện tại, các điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ cho kỳ thi như máy photocopy, máy in… đều đảm bảo tốt. Các phương án thay thế nếu bàn ghế hư hỏng, hay không đạt quy chuẩn đã được xây dựng, sẵn sàng chuyển từ Trường THPT Lý Sơn đến phục vụ kỳ thi. Thầy Lư Quốc Trung (Phó Hiệu trưởng Trường THPT Lý Sơn) cho biết song song với việc chuẩn bị đầy đủ về cơ sở vật chất, Trường THPT Lý Sơn cũng tổ chức phương án ôn tập cho học sinh rất sát sao, đó là tạo điều kiện cho các em ôn tập ngay tại đảo thay vì vào đất liền sau khi kết thúc năm học như nhiều năm trước. Để giúp học sinh củng cố lại kiến thức, nhà trường tổ chức 2 đợt thi thử theo đúng cách tổ chức của kỳ thi THPT quốc gia với cấu trúc đề tương tự cấu trúc đề minh họa của Bộ GD-ĐT. Điều này giúp học sinh làm quen với tâm lý thi cử, rèn kỹ năng phân tích đề, kỹ thuật làm bài thi… Dựa vào kết quả bài thi, nhà trường cùng các tổ bộ môn có kế hoạch cụ thể giúp các em ôn tập bám sát chuẩn kiến thức sách giáo khoa.

Còn tại Quảng Trị, TS. Lê Thị Hương (Giám đốc Sở GD-ĐT) cho biết toàn tỉnh có 25 điểm thi, trong đó có 21 điểm liên trường, 4 điểm độc lập dành cho học sinh các trường: THPT Hướng Phùng, THPT A Túc, THPT Đakrông 2 và THPT Trần Thị Tâm. Đây là 4 trường thuộc địa bàn miền núi, khó khăn, khoảng cách khá xa so với địa bàn trung tâm. Vì vậy, để tạo thuận lợi cho học sinh có sức khỏe tốt, tâm lý thoải mái bước vào kỳ thi, Sở GD-ĐT đã quyết định đặt các điểm thi độc lập ngay tại trường để các em dễ dàng đến điểm thi. Bà Hương cho hay trong quá trình rà soát cơ sở vật chất, chọn lựa điểm thi, quan điểm của Sở GD-ĐT là cân nhắc đầy đủ các yếu tố để giúp học sinh di chuyển dễ dàng, đảm bảo điều kiện ăn ở thuận tiện. Đơn cử như Trường THPT Hướng Phùng (huyện miền núi Hướng Hóa), toàn trường có 74 học sinh lớp 12 thì có tới 70% là con em đồng bào dân tộc thiểu số; phần lớn các em đều ở trọ xung quanh trường nên việc đặt điểm thi tại trường sẽ giúp các em thuận tiện trong ăn ở, ổn định tâm lý. Bà Hương cho biết thêm, đối với những điểm thi đặt tại trường THCS thì hiệu trưởng trường THCS tham gia làm phó điểm trưởng phụ trách cơ sở vật chất. Đồng thời các trường THPT có học sinh dự thi tăng cường phối hợp với trường THCS để chuẩn bị chu đáo cho kỳ thi.

Các tỉnh phía Nam

* Kiên Giang: Chủ động giảm giá chỗ trọ, ăn uống cho thí sinh, phụ huynh

Năm nay, tỉnh Kiên Giang có 8.998 thí sinh đăng ký thi để xét tuyển ĐH-CĐ với 26.706 nguyện vọng, trong đó có 1 thí sinh đăng ký nhiều nhất với 20 nguyện vọng. Mới đây, Ban chỉ đạo thi THPT quốc gia tỉnh này đã phát động chương trình “Tiếp sức mùa thi 2019”, tiếp nhận được 45 triệu đồng và 4.000 suất ăn miễn phí từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hỗ trợ thí sinh, phụ huynh. Bà Nguyễn Thị Minh Giang (Giám đốc Sở GD-ĐT) nhấn mạnh việc tích cực tuyên truyền về ý nghĩa kỳ thi THPT quốc gia gắn với vận động toàn xã hội quan tâm, chung tay hỗ trợ để kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm túc; tích cực tham gia các nhóm tình nguyện viên tại địa phương nơi có các điểm thi; chủ động giám sát, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn giao thông, an toàn vệ sinh thực phẩm; hướng dẫn, trợ giúp thí sinh đến trường thi an toàn, đúng giờ; chủ động giảm giá dịch vụ ăn uống, sinh hoạt, chỗ trọ cho thí sinh và phụ huynh trong thời gian diễn ra kỳ thi; hỗ trợ thí sinh suất ăn, chỗ ở, phương tiện vận chuyển miễn phí…

* Tây Ninh: Lập đường dây nóng nhận thông tin về ngộ độc thực phẩm

Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Sở Y tế tỉnh Tây Ninh) vừa ban hành kế hoạch giám sát, kiểm tra chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, ứng phó với ngộ độc thực phẩm tại kỳ thi THPT quốc gia năm nay. Trong đó, nhằm phục vụ tốt cho kỳ thi sẽ có tổ giám sát phòng chống ngộ độc thực phẩm lẫn đường dây nóng nhận thông tin về ngộ độc thực phẩm để thí sinh, phụ huynh, giáo viên… gọi về trong trường hợp cần hỗ trợ. Cụ thể, địa phương này sẽ tăng cường kiểm tra, chủ động giám sát phát hiện nguy cơ các vụ ngộ độc thực phẩm tại các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ ăn uống phục vụ thí sinh và phụ huynh quanh địa điểm thi. Bên cạnh đó còn chuẩn bị trang thiết bị sẵn sàng xử lý các trường hợp ngộ độc thực phẩm và vận động người nhà, thí sinh không ăn uống, sử dụng thực phẩm tại những địa điểm không đảm bảo điều kiện vệ sinh.

* Tiền Giang: Ít thí sinh chọn cả 2 bài thi KHTN và KHXH

Toàn tỉnh Tiền Giang năm nay có 13.788 thí sinh đăng ký dự thi THPT quốc gia, giảm gần 300 em so với năm 2018. Trong đó, có 5.065 thí sinh chọn bài thi KHXH, tăng khoảng 700 em so với năm 2018. Còn bài thi KHTN, có 8.091 thí sinh lựa chọn. Số thí sinh chọn cả 2 bài thi KHTN và KHXH năm nay cũng không nhiều, chỉ có 255 em. Theo thống kê, toàn tỉnh có 26/36 trường THPT không có thí sinh chọn đăng ký dự thi ở 2 bài thi. Năm nay, tỉnh chỉ có 661 thí sinh dự thi chỉ để xét tốt nghiệp THPT, đa phần các em đăng ký thi để xét vào ĐH-CĐ. Cụ thể, năm nay có 12.733 thí sinh đăng ký thi để xét tuyển vào ĐH-CĐ.

M.Tâm

Trong khi đó, tại Quảng Nam, ông Hà Thanh Quốc (Giám đốc Sở GD-ĐT) cho biết sở đã tổ chức 3 đoàn đi khảo sát các trường được đặt làm điểm thi. Quan điểm của ngành giáo dục tỉnh là tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tất cả học sinh dự thi nên các điểm thi sẽ được bố trí ở địa bàn thuận tiện giúp các em đi lại dễ dàng, gần nhà. Kỳ thi năm nay toàn tỉnh có 16.423 học sinh đăng ký dự thi; trong đó số đăng ký thi để xét tốt nghiệp là 3.120 em, vừa xét tốt nghiệp vừa xét tuyển ĐH là 12.923 em, thi để xét tuyển ĐH là 380 em. Sở GD-ĐT bố trí 50 điểm thi với 712 phòng tại tất cả 18 huyện/thị xã/thành phố. Trong đó, do quy mô rộng nên huyện Điện Bàn và thành phố Tam Kỳ – mỗi địa phương bố trí 6 điểm thi; huyện Thăng Bình 5 điểm thi.

Đối với các điểm thi thuộc huyện miền núi như Nam Trà My, Tây Giang, Nam Giang… có địa hình hiểm trở, Sở GD-ĐT chủ trương chuẩn bị cơ sở vật chất và tạo mọi điều kiện để học sinh con em đồng bào dân tộc thiểu số có thể đến điểm thi một cách thuận tiện nhất. UBND tỉnh Quảng Nam cũng đã có quyết định chi hỗ trợ cho học sinh lớp 12 là con em đồng bào dân tộc thiểu số (khu vực miền núi) ở lại trường ôn tập dự thi THPT quốc gia 2019 tại 14 trường. Theo đó, mức hỗ trợ tiền ăn là 40 ngàn đồng/học sinh/ngày và tiền thuê nhà ở 140 ngàn đồng/học sinh/tháng đối với những em học tại Trường phổ thông Dân tộc nội trú. Riêng các em học tại trường THPT được hỗ trợ tiền ăn 20 ngàn đồng/ngày.

Bài, nh: Hàn Giang

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)