Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

Thi THPT Quốc gia 2019: “Mẹo” để có mở bài văn hay

Tạp Chí Giáo Dục

Văn hay ai n viết dài/Mi vào đu bài đã biết văn hay. Ngưi xưa nói “vn s khi đu nan”, m bài cho mt bài văn cũng vy. Trong môn thi ng văn hoc kim tra thưng xuyên, hc sinh thưng mt thi gian cho vic này. Tôi mong các em lưu tâm my gi ý sau.

Thí sinh chun b làm bài môn văn trong k thi THPT quc gia 2018. Ảnh: M.Tâm

Thứ nhất, chỉ nghĩ đến mở bài khi đã có ý tưởng về ý tứ, bố cục (hoặc đã làm nháp xong) cho toàn bài văn. Nghĩa là khi ta đã có cảm xúc và định hướng viết bài, biết rằng cái đích của mình sẽ đi đến đâu, đạt được điều gì. Chớ có đọc xong đề, cắn bút loay hoay với mở bài mất rất nhiều thời gian rồi mới tìm ý tứ, dàn ý tứ ra thành bố cục. Theo kinh nghiệm bản thân, tôi thấy nhiều khi nghĩ xong ý tứ cho cả bài thì mở bài bật ra. Vì, mở bài là khởi hứng, định hướng cho bài, nhưng lại là kết quả khi đã có định hướng. Nó như đường ray tàu hỏa, giúp con tàu không bị chệch đường, lạc lối. Thành ra người chấm bài, khi đọc cái mở bài là biết học sinh đã xác định đúng yêu cầu của đề và có nắm vững kiến thức, có khả năng viết lách hay không.

Thứ hai, phải căn cứ vào kiểu bài mà có cách mở bài thích hợp. Thường có mấy kiểu bài trong đề thi: So sánh hai chi tiết, hai đoạn thơ văn, hai nhân vật trong đoạn trích hoặc cả tác phẩm… Nghị luận về một vấn đề có ý kiến trái chiều hoặc cùng chiều. Cảm nhận, phân tích về một chi tiết, một tình huống, một nhân vật trong trích đoạn hoặc trong một tác phẩm…

Thứ ba, có mấy cách mở bài thông dụng sau đây: Sơ lược về tác giả, tác phẩm (hoặc lần lượt các tác giả tác phẩm) để dẫn tới vấn đề nghị luận mà đề yêu cầu. Ví dụ 1: “Trình bày cảm nhận của anh/chị về tâm trạng của nhân vật Tràng trong “Vợ nhặt” của Kim Lân”. Dạng này dễ vì chỉ có một tác giả, tác phẩm được nhắc tới (cho nên có thể có cách khác, sẽ nói sau). Ví dụ 2: Trình bày cảm nhận về diễn biến tâm trạng của Chí Phèo vào buổi sáng sau đêm say rượu, trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao và tâm trạng của nhân vật Tràng sau đêm tân hôn trong “Vợ nhặt” của Kim Lân. Dạng đề này khó hơn ở chỗ: trong mở bài cùng lúc phải giới thiệu sơ lược được cả 2 tác giả, tác phẩm, nhân vật. Nếu không khéo, mở bài là sự “lắp ghép” vụng về, thô thiển. Có khi mở bài lại tách thành 2 đoạn văn… Vấn đề là phải biết kết nối, kết dính 2 nội dung ấy. Có thể đi từ một nét tương đồng hoặc khác biệt nào đấy mà mở bài. Chẳng hạn: “Với sự hiểu biết và niềm đồng cảm sâu sắc, của những con tim trĩu nặng yêu thương đối với người nông dân trước Cách mạng tháng Tám, Nam Cao và Kim Lân đều đã có những tác phẩm và hình tượng nhân vật để đời. Nếu Chí Phèo trong kiệt tác cùng tên của Nam Cao đã có một lần tỉnh rượu, dứt được cơn say triền miên để yêu và khát khao hoàn lương, thì nhân vật Tràng trong “Vợ nhặt” của Kim Lân cũng có một buổi sáng đầy ắp tâm trạng đổi đời sau đêm tân hôn với người đàn bà “tha hương cầu thực”.

M bài là khi hng, đnh hưng cho bài, nhưng li là kết qu khi đã có đnh hưng. Nó như đưng ray tàu ha, giúp con tàu không b chch đưng, lc li.

Cách thứ 2 nhanh gọn, ít dài dòng, lê thê, vấp váp mà hiệu quả, chững chạc. Đó là mở bài đi từ những khái niệm lý luận văn học: tình huống, tình tiết, diễn biến tâm trạng (phân tích tâm lý), nhân vật, các thủ pháp khắc họa hình tượng nhân vật, hình ảnh thơ, đặc trưng thơ, đặc trưng kịch, đặc trưng ký (có tùy bút), giá trị nghệ thuật, giá trị nội dung của tác phẩm văn học… Vấn đề đặt ra là phải nắm chắc khái niệm các thuật ngữ lý luận văn học, để bắt đầu từ đó mà đề cập đến yêu cầu đề và khai triển ý tứ trong thân bài. Ví dụ, đề yêu cầu cảm nhận hoặc phân tích về nhân vật nào đó, có thể viết: “Nhân vật là “đứa con đẻ” tinh thần của nhà văn. Nhân vật vừa hun đúc những hiểu biết về con người và cuộc đời vừa thể hiện tài năng sáng tạo văn chương của người cầm bút. Mọi lý giải, kiến nghị cùng quan điểm tư tưởng – thẩm mỹ của nhà văn đều phải thông qua nhân vật. Khi nhân vật đạt tới một trình độ nghệ thuật nào đó, nó có thể bước từ trang sách ra với cuộc đời, sống mãi với thời gian và sống trong lòng bạn đọc. Thậm chí, người ta có thể quên rất nhiều về nhà văn nhưng không thể quên những nhân vật mà nhà văn ấy đã sáng tạo. Nhân vật… trong tác phẩm… của… đã đạt tới thành công và giá trị như thế”.

Chỉ còn ít ngày nữa là các em học sinh lớp 12 bước vào kỳ thi THPT quốc gia. Ai chưa nắm vững một số khái niệm lý luận văn học nêu trên vẫn kịp hỏi bạn, hỏi thầy. Nhưng các em nên nhớ, học và viết văn luôn đòi hỏi sáng tạo. Gợi ý này chỉ có ý nghĩa tình thế, nếu không nó sẽ trở thành công thức thô cứng, vô duyên. Mong các em tham khảo và thành công mỹ mãn trong cuộc vượt vũ môn lần này.

Đinh Thiên Hương
(Trưng THPT chuyên Trn Phú, Hi Phòng)

Bình luận (0)