Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Thi THPT quốc gia 2019: Môn sinh: Để tốt nghiệp cần vững kiến thức lớp 12

Tạp Chí Giáo Dục

B GD-ĐT cho rng đ thi THPT quc gia 2019 s đm bo yếu t xét tt nghip, đng thi tiếp tc là cơ s đ các trưng ĐH, CĐ s dng làm phương thc xét tuyn. Đi vi môn sinh, nhiu giáo viên b môn khuyên hc sinh nên tp trung ôn tp toàn b chương trình lp 12 đ đm bo yếu t xét tt nghip.

Hc sinh lp 12A1 Trưng THPT Tenlơman trong gi ôn tp môn sinh

Trong khi đó, kiến thức lớp 10 và 11 chỉ nên nắm những kiến thức cơ bản, ở dạng nhận biết, không nên quá chuyên sâu. Đặc biệt, với những học sinh sử dụng môn sinh làm tổ hợp xét tuyển vào các trường ĐH cần lưu ý thêm các dạng bài tập về quy luật di truyền.

+ Cô Nguyn Th Duyên (Phó Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Huệ, Q.9, TP.HCM): Nm tht chc kiến thc lp 12

Căn cứ theo đề minh họa có thể thấy, ở môn sinh, kiến thức trong đề chủ yếu nằm trong chương trình 12 (lên tới 90%) và dàn trải trên toàn bộ chương trình chứ không tập trung ở một dạng nào. Đặc biệt, phần kiến thức về các quy luật di truyền xét theo đề minh họa năm nay thì lượng kiến thức phần này có nhiều hơn so với năm trước. Điểm mới của năm 2019 là đề thi không chỉ có kiến thức lớp 11 và 12 như năm trước mà còn thêm kiến thức của chương trình lớp 10. Tuy nhiên, kiến thức hai chương trình lớp 10, 11 chỉ chiếm 10% trong đề thi. Xét trong đề minh họa, phần kiến thức của hai chương trình này rơi chủ yếu vào chương I, ở mức độ nhận biết.

Do vậy, các em nên tập trung ôn tập chương trình lớp 12, làm sao nắm thật vững tất cả các kiến thức trong chương trình này. Đảm bảo yếu tố này các em đã có thể đạt được 5, 6 điểm. Cách ôn tập hiệu quả nhất trong chương trình này là ôn những phần kiến thức dễ trước, từ các chương như Sinh thái, Ứng dụng di truyền học, Tiến hóa; với các chương I, II cần nắm kiến thức cơ bản và giải các bài tập đơn giản. Ở chương trình 3 lớp kiến thức có sự liên thông như ở chương trình lớp 12 có lặp lại một số kiến thức lớp 10 về chương Phân tử và kiến thức về chuyển hóa vật chất và năng lượng của lớp 11. Vì vậy khi ôn tập, các em có thể hệ thống các kiến thức theo sơ đồ tư duy từng chương trình. Riêng kiến thức lớp 10, 11 chỉ ôn ở mức nhận biết, cơ bản.

Về tổng thể, đề mang tính vận dụng nhiều, 50% lý thuyết của lớp 12, còn lại 50% rơi vào các dạng bài toán. Chủ yếu là các bài toán vận dụng cao, tập trung vào kiến thức về đột biến, quy luật di truyền. Ở các dạng bài toán, để làm được đòi hỏi các em phải có kỹ năng giải bài tập quy luật di truyền, nắm được những dấu hiệu nhận biết để tìm ra phương pháp giải một cách nhanh nhất. Đặc biệt là những học sinh sử dụng môn sinh làm tổ hợp xét tuyển ĐH thì cần phải có sự đào sâu về mặt kiến thức, các em nên nghiên cứu thật kỹ SGK để không chỉ học thuộc mà phải hiểu kiến thức, giải thật nhiều các dạng bài tập quy luật di truyền để lấy thêm điểm.

Một sai lầm mà các em thường gặp nhất khi làm các dạng bài tập môn sinh là nhầm lẫn về dạng bài quy luật di truyền, đặc biệt là quy luật hoán vị gen, tương tác gen vì kiến thức khá trừu tượng. Cách khắc phục sai lầm này là các em phải nắm vững các dấu hiệu nhận biết. Muốn vậy phải có sự luyện tập nhiều ở các dạng bài này để quen tay.

+ Cô Trn Th Trúc Đào (Tổ trưởng Tổ sinh học Trường THPT Tenlơman, Q.1, TP.HCM): Nm đưc các t khóa ca tng dng bài

Đề thi THPT quốc gia 2019 theo công bố của Bộ GD-ĐT trước tiên là phục vụ mục đích tốt nghiệp nên kiến thức đảm bảo ở mức độ cơ bản. Vì vậy, dù có kiến thức ở cả 3 chương trình lớp 10, 11, 12 nhưng với cấu trúc theo đề minh họa, học sinh trung bình cũng có thể đạt được 5, 6 điểm. Kiến thức nâng cao dành để phân loại học sinh nằm chủ yếu trong các bài tập của phần di truyền.

Kiến thức lớp 12 chiếm đa số trong đề thi, rơi nhiều vào phần di truyền. Kiến thức lớp 10, 11 chiếm một lượng rất nhỏ (10%), ở mức độ nhận biết. Vì thế khi ôn tập, các em nên lên kế hoạch phân bố thời gian, tập trung nhiều vào chương trình lớp 12 bằng hệ thống sơ đồ kiến thức, nhất là những học sinh có mục tiêu tốt nghiệp. Riêng chương trình lớp 12 cần ôn toàn bộ kiến thức, nhấn mạnh vào phần di truyền ở các mức độ từ nhận biết đến nâng cao, các kiến thức còn lại ôn ở mức độ hiểu biết. Thời gian còn lại ôn các chương trình khác ở mức độ cơ bản. Đối với từng phần, từng chương kiến thức nên thống kê bằng sơ đồ, lọc ra các ý chính, liên kết các nội dung lại với nhau.

Trong đề thi, các câu hỏi bài tập sẽ đi từ mức độ vận dụng thấp đến vận dụng cao, ở các dạng kiến thức di truyền và các kiến thức có sự suy luận áp dụng thực tế. Để làm được đòi hỏi các em phải có khả năng tư duy, tính toán, xâu chuỗi các kiến thức với nhau, nhất là những câu hỏi vận dụng cao. Các câu hỏi mang tính thực tế trong đề thi cũng sẽ chiếm từ 10-20%, là những câu vận dụng ở mức độ vừa phải, rác rải ở toàn bộ chương trình. Với các câu hỏi này, các em cần nắm chắc lý thuyết, không chỉ thuộc mà còn phải hiểu. Với học sinh sử dụng môn sinh làm tổ hợp xét tuyển ĐH cần phải chú ý tìm giải thêm nhiều dạng bài tập, tập giải đề để làm quen với việc phân bố thời gian hợp lý khi làm bài, bởi đề thi môn sinh thường khá dài, có thể sẽ tạo ra thêm áp lực khi làm bài.

Một lưu ý nữa là trong bài tập di truyền, thường các em không phân biệt được các dấu hiệu nhận biết của từng bài. Các bài tập toán của sinh thường xuất hiện thêm kiến thức các môn học khác như lý, hóa, toán, đặc biệt là kiến thức về xác suất thống kê, gây khó cho học sinh. Khi gặp các dạng này, các em cần phải bình tĩnh lựa chọn phù hợp từng công thức để giải bài.

Ở phần lý thuyết, học sinh thường nhầm lẫn các khái niệm cấu trúc, diễn biến các quá trình. Khắc phục điểm yếu này, khi ôn tập các em nên có sự so sánh các khái niệm. Nên học dưới dạng xác định các ý chính, từ khóa cho từng khái niệm để hạn chế sự nhầm lẫn.

Một lời khuyên trong môn sinh là với học sinh có mục đích tốt nghiệp thì chỉ cần nắm vững kiến thức lớp 12 ở mức cơ bản. Còn với học sinh có mục đích xét ĐH thì cần phải có sự đào sâu, nâng cao kiến thức, đặc biệt là các dạng bài tập.

Yến Hoa

 

Bình luận (0)