Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Thi THPT quốc gia 2019: Môn toán: Nắm vững kiến thức theo sơ đồ tư duy

Tạp Chí Giáo Dục

Căn c vào đ minh ha THPT quc gia 2019 đưc B GD-ĐT công b, các giáo viên b môn toán lưu ý hc sinh nên chú trng ôn tp toàn b kiến thc lp 12. Còn chương trình lp 10 và 11, hc sinh ch cn ôn tp mc cơ bn.

Hc sinh lp 12CH Trưng THPT Nguyn Hu Huân (Q.Th Đc, TP.HCM) trong gi hc môn toán

Đặc biệt, với học sinh theo khối xã hội, để có thể lấy được điểm 5 môn toán, lời khuyên được các giáo viên bộ môn này đưa ra là phải nắm vững kiến thức cơ bản của lớp 12.

+ Cô Cao Thị Ngọc Thu (Tổ phó Tổ toán Trường THPT Nguyễn Hữu Huân, Q.Thủ Đức, TP.HCM): H thng li toàn b kiến thc lp 12

Theo đề minh họa môn toán mà Bộ GD-ĐT công bố, đề thi toán THPT quốc gia 2019 sẽ chứa kiến thức của cả 3 lớp 10, 11 và 12. Trong đó, kiến thức lớp 12 chiếm chủ yếu khoảng 80-90%, lớp 10 và 11 chỉ chiếm 10-20%.

Ở lớp 12, đề thi dàn trải kiến thức trong toàn bộ chương trình, không lược bỏ bất kỳ một phần nào. Ngay cả các câu hỏi nâng cao (khoảng 20%) cũng không nhắm đến một phần kiến thức nhất định nào mà bao hàm nhiều khối lượng kiến thức tổng hợp chuyên sâu của chương trình lớp 12. Vì vậy, với chương trình lớp 12, các em cần phải hệ thống lại toàn bộ chương trình, nắm vững các kiến thức cơ bản theo hệ thống sơ đồ tư duy. Đặc biệt là học sinh theo khối xã hội. Nếu nắm vững khối lượng kiến thức cơ bản này các em đã có thể dễ dàng lấy được điểm 5.

Đối với kiến thức lớp 10 và 11 lại là công cụ của kiến thức lớp 12. Vì vậy, trong quá trình ôn tập kiến thức lớp 12 cũng là cách các em nhắc lại kiến thức lớp 10 và 11. Tuy nhiên, ở lớp 10 và 11 cũng có những điểm riêng biệt của môn học đặc trưng theo từng khối. Với lớp 10, các em lưu ý kiến thức hình giải tích trong mặt phẳng và các dạng toán logic. Trong khi đó, lớp 11 là kiến thức về phương trình lượng giác, tổ hợp xác suất, cấp số nhân cấp số cộng. Lưu ý là với học sinh tham gia kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQG TP.HCM, các em ôn tập sâu thêm phần toán logic của lớp 10.

Căn cứ vào đề minh họa có thể thấy các dạng câu hỏi thực tế trong đề thi chiếm từ 2-3 câu, thường đề cập đến các vấn đề về thể tích, lãi suất ngân hàng… Dạng câu hỏi này thường sử dụng kiến thức về khảo sát hàm, tích phân, giải tích, thậm chí áp dụng các bài toán vật lý, sinh học. Vì vậy để giải được bài toán ở dạng này, ngoài kiến thức toán học, các em phải có những hiểu biết về kiến thức vật lý, hóa học, sinh học và xã hội. Dạng toán này không khó nhưng đòi hỏi những lập luận mang tính logic.

Trong thời gian 90 phút để có thể hoàn thành 50 câu hỏi trắc nghiệm, ngay từ bây giờ các em phải rèn được kỹ năng giải bài tập. Tập thói quen làm bài với áp lực thời gian cao, không nên quá sa đà nhiều thời gian vào một câu hỏi nào. Đặc biệt, với ngay cả những câu hỏi dễ các em cũng phải rèn kỹ năng làm bài để tránh mất điểm ở những câu cơ bản. Vào phòng thi nên đọc kỹ câu hỏi trước khi làm và nên mang theo hai chiếc máy tính vào phòng thi để tận dụng thời gian thao tác trong khi máy tính xử lý.

+ Thầy Ngô Phạm Hưng Thịnh (Tổ trưởng Tổ toán Trường THPT Nguyễn Du, Q.10, TP.HCM): Không quá sa đà vào kiến thc lp 10, 11

Với một lượng kiến thức khổng lồ trong toàn bộ chương trình THPT, lời khuyên dành cho tất cả học sinh, đặc biệt những học sinh có lực học không tốt, những em theo khối xã hội là không nên quá sa đà vào kiến thức lớp 10 và 11 mà hãy tập trung ôn tập, nắm chắc kiến thức trong toàn bộ chương trình lớp 12.

Trong khi đó, với những học sinh dùng môn toán làm tổ hợp xét tuyển, ở kiến thức lớp 10 và 11, các em lưu ý thêm về giải tích, hình học không gian. Tuy nhiên, các kiến thức này cũng chỉ nên hệ thống lại ở mức độ vừa phải, không quá chuyên sâu.

Mt sai lm trong môn toán mà các em thưng gp phi là tp trung quá nhiu vào các dng toán khó, thiên v trình bày bài theo hưng t lun.

Với dạng đề trắc nghiệm, các em thường có tâm lý chủ quan, lạm dụng máy tính. Thế nhưng, theo đề minh họa có thể thấy việc lạm dụng máy tính sẽ không còn phù hợp mà các em cần phải học thật nghiêm túc, tránh tư tưởng dùng thủ thuật trong quá trình làm bài. Bên cạnh đó, hình thức trắc nghiệm cũng sẽ khiến học sinh lơ là trong quá trình ôn tập, nhất là với những kiến thức cơ bản. Tuy nhiên, chính điều này lại khiến các em dễ dàng mất điểm khi làm bài, đặc biệt là với những kiến thức tưởng chừng dễ. Các em cần phải lưu ý rằng, trong môn toán, không chỉ áp dụng công thức sẽ ra ngay kết quả mà đôi khi còn cần đến sự suy luận, logic mới có thể đưa ra đáp án.

Phương pháp ôn tập trong môn toán là các em nên hệ thống lại các kiến thức quan trọng, cơ bản của chương trình lớp 12, lưu ý các kiến thức liên quan của cả ba lớp 10, 11 và 12. Đối với các dạng toán thực tế là dạng toán các em thường gặp sai lầm nhất. Ở dạng này, đề thường dài nên gây bỡ ngỡ cho các em, tưởng là khó nhưng thực chất lại dễ hơn các câu hỏi toán thuần túy, kiến thức thường xoáy vào lãi suất, ứng dụng tích phân, khối tròn xoay. Muốn làm được, các em cần bình tĩnh đọc kỹ đề, phân tích ý để tìm ra hướng giải.

Một sai lầm nữa trong môn toán mà các em thường gặp phải là tập trung quá nhiều vào các dạng toán khó, thiên về trình bày bài theo hướng tự luận. Để tránh sai lầm này, các em nên ôn tập kiến thức từ dễ đến khó, từ cơ bản đến nâng cao, rèn nhiều cách giải để tìm ra hướng giải nhanh nhất, phù hợp với dạng toán trắc nghiệm.

Đ Yến Hoa

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)