Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

Thi THPT quốc gia 2019: Những lưu ý học sinh phải nằm lòng

Tạp Chí Giáo Dục

Còn khong na tháng là đến k thi THPT quc gia 2019. K thi năm nay đưc đánh giá cam go hơn vi nhng thay đi v ni dung đ thi, các quy đnh v bo qun đ, bài thi, chm thi… Đc bit là thay đi v công thc xét tt nghip.

Hc sinh lp 12 Trưng THPT Lê Quý Đôn (Q.3, TP.HCM) lng nghe nhng chia s t chuyên gia tư vn v k thi THPT quc gia 2019

Trước thềm kỳ thi, nhiều chuyên gia nhìn nhận rằng để có một kỳ thi như ý muốn, điều quan trọng nhất là học sinh phải vững vàng tâm lý, đồng thời nắm thật vững kiến thức sách giáo khoa trong chương trình THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12.

Không nên hoang mang trưc nhng thay đi

TS. Phạm Tấn Hạ (Phó Hiệu trưởng Trường ĐH KHXH&NV, ĐH Quốc gia TP.HCM) cho biết những điểm mới trong kỳ thi THPT quốc gia năm nay như các trường ĐH chủ trì chấm bài thi trắc nghiệm hay các quy định chặt chẽ hơn về bảo quản bài thi, đề thi… chỉ để nhằm mục đích tăng cường tính an toàn, minh bạch và công bằng của kỳ thi. Với những thay đổi này, học sinh không nên hoang mang mà ngược lại, các em coi đó là “nút an toàn” để bản thân phấn đấu làm bài tốt hơn trong kỳ thi.

Chỉ duy nhất với thay đổi về phương thức xét tốt nghiệp theo tỷ lệ 7:3 (thay vì 5:5 như năm rồi) được áp dụng trong kỳ thi năm nay, trong đó điểm thi THPT quốc gia chiếm 70%, điểm học bạ chiếm 30%, ông Hạ cho rằng các em học sinh cần phải đặc biệt lưu ý. “Lưu ý ở đây là sự cẩn trọng trong quá trình làm bài. Làm đến đâu, chắc đến đó. Với tỷ lệ xét tốt nghiệp mới này, nếu các em không cẩn trọng khi làm bài thì khả năng trượt tốt nghiệp sẽ cao”, ông nói.

Về thay đổi của đề thi THPT quốc gia 2019, TS. Nguyễn Đức Nghĩa (nguyên Phó Giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM) nhìn nhận, nếu như trước đây Bộ GD-ĐT quy định từ năm 2019, nội dung kiến thức trong kỳ thi THPT quốc gia sẽ bao hàm tất cả chương trình THPT thì trong kỳ thi năm nay, bộ đã điều chỉnh với khối lượng kiến thức rõ ràng hơn. Cụ thể, nội dung đề thi vẫn sẽ nằm trong chương trình THPT nhưng chủ yếu ở chương trình lớp 12. Đồng thời, theo ông Nghĩa, năm nay Bộ GD-ĐT cũng cho phép các trường ĐH tăng tính tự chủ trong tuyển sinh, học sinh cùng một lúc có thể sử dụng nhiều phương thức xét tuyển vào ĐH, ngoài phương thức sử dụng điểm thi THPT quốc gia. “Chính tính tự chủ đó làm tăng cơ hội được học tập trong những ngành yêu thích, ở những ngôi trường phù hợp với các em học sinh. Vì vậy các em hãy cứ chú trọng thi THPT quốc gia với mục đích đầu tiên là xét tốt nghiệp”, ông Nghĩa nhắn nhủ.

Bên cạnh đó, ông Nghĩa cũng khuyên rằng, các em hãy nắm thật chắc các kiến thức cơ bản trong chương trình lớp 12, không nên ôm đồm quá nhiều kiến thức, nhất là những kiến thức quá nâng cao. Đặc biệt trong giai đoạn nước rút hiện nay, các em không nên chạy ngược chạy xuôi học thêm quá nhiều mà cần ôn lại các kiến thức cũ để đảm bảo rằng mình sẽ không mất điểm ở những kiến thức cơ bản nhất.

“Trng cây cà chua, ch hái đưc trái cà chua”

“Đ có trng thái tâm lý tt khi bưc vào k thi, không gì khác là mi hc sinh phi có s chun b tht tt c v sc khe ln kiến thc”, chuyên gia tâm lý Đ Văn S cho biết.

Chuyên gia tâm lý Đỗ Văn Sự cho rằng, tâm lý có vai trò rất quan trọng các kỳ thi, nhất là ở các kỳ thi có yếu tố quyết định như kỳ thi THPT quốc gia. Theo ông Sự, để có trạng thái tâm lý tốt khi bước vào kỳ thi, không gì khác là mỗi học sinh phải có sự chuẩn bị thật tốt cả về sức khỏe lẫn kiến thức. “Đến thời điểm này, thời gian còn quá ít để các em có thể dồn sức ôn tập. Thành công phải được bắt đầu bằng cả một quá trình dài của sự nỗ lực. Nếu các em chỉ trồng cây cà chua thì chỉ hái được trái cà chua, không thể nào hái được trái cam, trái quýt… Kỳ thi THPT quốc gia lần này cũng vậy, nếu có em bỏ công sức ra học tập một cách nghiêm túc và khoa học thì nhất định các em sẽ được đền đáp một cách xứng đáng. Do vậy, nếu đã chuẩn bị thật tốt thì các em cứ tự tin bước vào kỳ thi một cách an nhiên, đừng lo sợ điều gì”, ông Sự phân tích. Khi lưu ý về mặt sức khỏe, ông Sự cho hay để có sức khỏe tốt trong kỳ thi, ngoài chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng, học sinh cần phải có phương pháp học tập khoa học, tránh thức quá khuya.

Tương tự, chuyên gia tâm lý Vũ Thiện Toàn cũng khuyên càng ở giai đoạn nước rút, học sinh càng phải quan tâm đến phương pháp học tập của mình để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. “Thời gian này các em hạn chế thức quá khuya, hạn chế học thêm từ sáng đến tối mà nên dành thời gian kiểm tra lại kiến thức, bổ túc những kiến thức cơ bản mà mình còn hổng. Ôn tập phải kết hợp với rèn luyện thân thể để đảm bảo sức khỏe dẻo dai”, ông Toàn chia sẻ.

Trước ngày thi, theo ông Toàn, học sinh nên chuẩn bị sẵn những giấy tờ, vật dụng cần thiết và xem qua kiến thức môn thi chứ không nên ôn bài quá khuya. “Nhiều em, sáng mai đi thi rồi mà tối còn nai lưng ra “học lấy học để”. Càng học lại thấy mình sao hổng kiến thức nhiều quá, thành ra càng lo lắng thêm. Như thế vừa ảnh hưởng đến sức khỏe, vừa ảnh hưởng đến tâm lý dẫn đến bài làm sẽ không tốt. Vì vậy, sáng mai đi thi thì tối các em chỉ nên xem sơ qua bài vở và đi ngủ sớm. Sức khỏe tốt thì bài làm mới tốt”, ông Toàn lưu ý.

Yến Hoa

Bình luận (0)