Hướng nghiệp - Tuyển sinhThông tin hướng nghiệp

Thi THPT quốc gia 2019: Viết đoạn văn thế nào để đạt điểm cao?

Tạp Chí Giáo Dục

Trong k thi THPT quc gia nhng năm trưc, nhiu thí sinh làm bài câu viết đon văn ngn (khong 200 ch) đy đ các bưc, ging như mt bài văn thu nh mà đim không cao vì không xác đnh đúng yêu cu trng tâm ca đ.

Hc sinh lp 12A2 Trưng THPT Lương Thế Vinh trong gi hc môn văn. Ảnh: Y.Hoa

Yêu cu “viết đon” khác vi yêu cu “viết bài”

Câu hỏi viết đoạn văn ngắn của đề thi THPT quốc gia môn văn được đưa vào cấu trúc đề thi từ năm 2017, thay thế cho câu hỏi viết bài văn (khoảng 600 chữ) của đề thi năm 2016 trước đó. Tuy nhiên, qua hai kỳ thi, nhiều thí sinh hiểu chưa đúng yêu cầu trọng tâm của đề dẫn đến bài làm của các em ít hiệu quả. Điều đáng nói nữa là, còn nhiều giáo viên cũng quan niệm rằng đoạn văn càng sử dụng nhiều bước triển khai càng đạt điểm, dẫn đến việc ôn tập cho thí sinh có phần dư thừa, lệch hướng và việc chấm thi của giám khảo cũng chưa thật “thông”, còn nhiều bất nhất về cách chấm, thang điểm. Cụ thể, nhiều giáo viên quan niệm đoạn văn là bài văn rút gọn, cho nên yêu cầu phải đầy đủ các phần mở, thân, kết; đủ các bước giải thích, phân tích, bàn luận, phê phán, bài học bản thân… Quan sát đáp án tham khảo trên các trang mạng sau khi Bộ GD-ĐT công bố đề tham khảo hoặc các đề thi của kỳ thi chính thức, chúng tôi thấy các đáp án đều gợi ý theo hướng này. Và qua chấm thi các năm, chúng tôi cũng thấy nhiều thí sinh đã ngộ nhận và mắc lỗi như trên. Nên nhiều bài viết dài, đủ các bước nhưng điểm không cao, và dư thừa không cần thiết, không hiệu quả bằng những bài làm ngắn gọn nhưng đúng vào trọng tâm câu hỏi.

Viết đúng trng tâm câu hi

Na s đim cho bài làm vi 4 yêu cu sau: Thứ nhất, đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn (diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích, song hành); thứ hai, xác định đúng vấn đề cần nghị luận (không lạc đề); thứ ba, chính tả, dùng từ, đặt câu; thứ tư, sáng tạo (có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, dẫn chứng xã hội hay…). Mỗi yêu cầu có 0,25 điểm.

Trong đáp án chấm có yêu cầu đảm bảo về hình thức đoạn văn: viết theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành, khác với yêu cầu về hình thức của một bài văn. Về kiến thức và kỹ năng viết đoạn văn thì thí sinh đã được học ở phổ thông khá kỹ. Như vậy, khi viết đoạn văn, thí sinh phải vận dụng một trong các cách triển khai trên và trả lời trực tiếp vào yêu cầu của đề. Chẳng hạn, với câu hỏi về ý nghĩa/tác dụng của vấn đề trọng tâm được nói đến trong văn bản, như “sự thấu cảm” (đề thi năm 2017), “sự trải nghiệm” (đề thi minh họa năm 2018), thì thí sinh phải trả lời trực tiếp, đầy đủ về ý nghĩa/tác dụng của sự thấu cảm/sự trải nghiệm là đạt điểm. Không cần phải giải thích, bàn luận dài dòng. Hay từ đề thi minh họa năm 2019 là: “Từ nội dung đoạn trích phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về điều bản thân cần thay đổi để có thể thành công trong cuộc sống”, thì thí sinh phải cho người đọc thấy được những điều cụ thể mà bản thân thay đổi để thành công là gì. Ở dạng câu hỏi bày tỏ ý kiến có sự lựa chọn: “Anh/chị có đồng ý với ý kiến “…” không? thì phải trả lời dứt khoát quan điểm và kèm giải thích cặn kẽ. Có nghĩa là, thay vì bài văn thí sinh phải triển khai đầy đủ theo trình tự các phần: giới thiệu, triển khai (thường là các thao tác giải thích, phân tích, bình luận, chứng minh, so sánh, bác bỏ) và kết luận; thì viết đoạn văn, thí sinh chỉ cần sử dụng một vài thao tác tiêu biểu phù hợp đề bài yêu cầu. Chẳng hạn, đề yêu cầu “hiểu thế nào” thì giải thích, “ý kiến anh/chị” thì bình luận, “làm sáng rõ” thì phân tích và chứng minh… Tuy nhiên, yêu cầu viết đoạn văn khác với cách trả lời câu hỏi đọc hiểu. Nghĩa là thí sinh phải đảm bảo về độ dài, viết thành một đoạn theo hình thức (như đã nói ở trên), triển khai đúng vấn đề cần nghị luận. Chú ý về chính tả, dùng từ, đặt câu và phải có sáng tạo ở cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc…

Để viết đoạn văn rõ ràng, chặt chẽ, thí sinh nên chọn cách triển khai theo hình thức tổng – phân – hợp. Ở phần “tổng” (chủ đề) nên nêu ngắn gọn, trực tiếp, dẫn lại ý kiến (nếu có); ở phần “phân” trả lời trực tiếp vào trọng tâm như đã nói ở trên; và phần “hợp” cần tóm lược các ý trọng tâm đã triển khai, nêu thêm ý nghĩa, bài học của vấn đề nghị luận.

Trn Ngc Tun
(Trưng THPT Tây Thnh, TP.HCM)

Bình luận (0)