Hướng nghiệp - Tuyển sinhThông tin hướng nghiệp

Thi thử tốt nghiệp THPT năm 2009

Tạp Chí Giáo Dục

Đáp án và thang điểm chi tiết môn sinh và môn địa

Sở GD-ĐT TP.HCM vừa công bố đáp án và thang điểm chấm đề thi thử tốt nghiệp THPT năm học 2008-2009 môn sinh và môn địa. Nhằm giúp cho giáo viên, phụ huynh và học sinh lớp 12 biết rõ biểu điểm này, Giáo Dục TP.HCM đăng lại nguyên văn đáp án và thang điểm.
Môn thi: Địa lí
I. Phần chung cho tất cả thí sinh: (8,0 điểm)
Câu I: (3,0 điểm)
1. Cho bảng số liệu sau:
Nhiệt độ trung bình của một số địa điểm ở nước ta
(Đơn vị: 0C)
Địa điểm
Nhiệt độ trung bình tháng I
Nhiệt độ trung bình tháng VII
Nhiệt độ trung bình năm
Lạng Sơn
13,3
27,0
21,2
Hà Nội
16,4
28,9
23,5
Huế
19,7
29,4
25,1
Đà Nẵng
21,3
29,1
25,7
TP.HCM
25,8
27,1
27,1
Nhận xét sự thay đổi nhiệt độ nước ta từ Bắc vào Nam. Nêu nguyên nhân của sự thay đổi đó. (2 điểm)
Nhận xét         
Nhiệt độ trung bình tháng I và trung bình năm của các địa điểm có sự chênh lệch theo hướng từ Bắc xuống Nam. (0,50 điểm)
Sự chênh lệch rõ nhất là tháng I: Lạng Sơn 13,30C, TP.HCM 25,80C (0,25 điểm)
Nhiệt độ trung bình tháng VII giữa các địa điểm ít chênh lệch (0,25 điểm)
Nguyên nhân  
Nhiệt độ trung bình tháng I và trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam vì càng gần xích đạo, bề mặt Trái đất càng nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn hơn do góc tới của tia sáng mặt trời lớn (0,50 điểm)
Tháng I, chênh lệch nhiệt độ rõ rệt do miền Bắc chịu tác động gió mùa Đông Bắc (0,25 điểm)
Tháng VII, chênh lệch nhiệt độ không rõ rệt do cả nước không còn chịu tác động gió mùa Đông Bắc (0,25 điểm)
2. Chứng minh rằng dân cư nước ta phân bố chưa hợp lí. (1 điểm)
Mật độ dân số trung bình ở nước ta là 254 người/km2, nhưng phân bố chưa hợp lí giữa các vùng (0,25 điểm)
Phân bố dân cư chưa hợp lí giữa đồng bằng với trung du và miền núi (dẫn chứng) (0,25 điểm)
Phân bố dân cư không đồng đều giữa các vùng đồng bằng, giữa các vùng núi (dẫn chứng) (0,25 điểm)
Phân bố dân cư chưa hợp lí giữa thành thị và nông thôn (dẫn chứng) (0,25 điểm)
Câu II: (2,0 điểm)
Chứng minh tài nguyên du lịch nước ta tương đối đa dạng.
Tài nguyên du lịch tự nhiên
Địa hình: Việt Nam có đồng bằng, đồi núi, bờ biển, hải đảo tạo nhiều cảnh quan đẹp. 125 bãi biển lớn nhỏ, các hang động, di sản thiên nhiên thế giới (quần thể Hạ Long, Phong Nha – Kẻ Bàng) (0,25 điểm)
Tài nguyên khí hậu đa dạng thuận lợi cho phát triển du lịch (0,25 điểm)
Tài nguyên nước: nhiều vùng sông nước như hệ thống sông Cửu Long, hồ tự nhiên (hồ Ba Bể), hồ nhân tạo (Hòa Bình, Dầu Tiếng, Thác Bà)… hàng trăm nguồn nước khoáng thiên nhiên. (0,25 điểm)
Tài nguyên sinh vật: các vườn quốc gia, các khu dự trữ sinh quyển… (0,25 điểm)
Tài nguyên du lịch nhân văn
Các di tích văn hóa – lịch sử là tài nguyên du lịch nhân văn có giá trị hàng đầu (0,25 điểm)
Di sản văn hóa thế giới cố đô Huế, phố cổ Hội An, di tích Mỹ Sơn – di sản văn hóa phi vật thể: Nhã nhạc cung đình Huế, cồng chiêng Tây Nguyên. (0,25 điểm)
Các lễ hội diễn ra khắp nơi, gắn liền với các di tích văn hóa – lịch sử. (0,25 điểm)
Văn hóa dân tộc, văn nghệ dân gian và hàng loạt làng nghề truyền thống (0,25 điểm)
Câu III (3,0 điểm)
1. Trình bày thế mạnh về cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới của trung du và miền núi Bắc bộ. (1,5 điểm)
Điều kiện        
+ Phần lớn diện tích của trung du và miền núi Bắc bộ có đất feralit trên đá phiến, đá vôi và các đá mẹ khác; ngoài ra còn có đất phù sa cổ ở trung du (0,25 điểm)
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với mùa đông lạnh; Đông Bắc chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc nên lạnh nhất nước ta; Tây Bắc ít chịu ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc nhưng địa hình cao nên mùa đông vẫn lạnh.      (0,25 điểm)
+ Bởi vậy, trung du và miền núi Bắc bộ có thế mạnh đặc biệt để phát triển các cây có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (0,25 điểm)
Thực trạng      
+ Vùng chè lớn nhất nước với các loài chè thơm ngon nổi tiếng… (0,25 điểm)
+ Các cây thuốc quý và hoa quả có nguồn gốc cận nhiệt trồng ở Cao Bằng, Lạng Sơn, vùng núi Hoàng Liên Sơn hoặc Sapa (Lào Cai) có thể trồng rau ôn đới và sản xuất hạt giống quanh năm, trồng hoa xuất khẩu.(0,25 điểm)
+ Khả năng mở rộng diện tích và nâng cao năng suất cây công nghiệp, cây dược liệu và cây ăn quả của vùng còn rất lớn (0,25 điểm)
2. Duyên hải Nam Trung bộ có những tài nguyên khoáng sản nào để phát triển công nghiệp? Trình bày hiện trạng phát triển và phân bố công nghiệp của vùng này. (1,5 điểm)
Tài nguyên khoáng sản: Vật liệu xây dựng: cát làm thủy tinh (Khánh Hòa), vàng (Bồng Miêu), dầu khí (thềm lục địa cực Nam Trung bộ) (0,5 điểm)
Công nghiệp chủ yếu là cơ khí, chế biến nông lâm thủy sản và sản xuất hàng tiêu dùng. Trong vùng có một số nhà máy thủy điện quy mô trung bình. (0,5 điểm)
Đã hình thành một chuỗi các trung tâm công nghiệp lớn nhất là Đà Nẵng, rồi đến Nha Trang, Quy Nhơn, Phan Thiết. Hiện nay đang đầu tư xây dựng khu kinh tế mở Chu Lai, khu kinh tế Dung Quất. (0,5 điểm)
II. Phần riêng (2 điểm)
Thí sinh học theo chương trình nào chỉ được làm câu dành riêng cho chương trình đó (câu IVa hoặc IVb)
Câu IVa. Theo chương trình chuẩn:
Trình bày thực trạng cơ sở vật chất ngành giao thông vận tải đường bộ (đường ô tô) và đường sắt ở nước ta. (2 điểm)
Đường bộ        
Mạng lưới đường bộ trong những năm gần đây đã được mở rộng và hiện đại hóa, về cơ bản đã phủ kín các vùng (0,25 điểm)
Hai trục đường bộ xuyên quốc gia là quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh. Quốc lộ 1 chạy suốt từ Lạng Sơn đến Cà Mau dài 2.300 km, là tuyến đường xương sống của nước ta. (0,25 điểm)
Đường Hồ Chí Minh là trục đường bộ xuyên quốc gia thứ hai có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của dải đất phía tây đất nước (0,25 điểm)
Hệ thống đường bộ Việt Nam đang hội nhập vào hệ thống đường bộ trong khu vực với các tuyến thuộc mạng đường bộ xuyên Á trên lãnh thổ Việt Nam. (0,25 điểm)
Đường sắt       
Tổng chiều dài đường sắt nước ta là 3.143 km, tuyến đường sắt quan trọng nhất là tuyến đường sắt Thống Nhất dài 1.726 km và chạy theo hướng Bắc – Nam. (0,5 điểm)
Các tuyến đường khác là: Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – Lào Cai, Hà Nội – Thái Nguyên, Hà Nội – Đồng Đăng, Lưu Xá – Kép – Bãi Cháy. (0,25 điểm)
Các tuyến đường sắt thuộc mạng lưới đường sắt xuyên Á trên lãnh thổ Việt Nam đang được xây dựng, nâng cấp để đạt tiêu chuẩn đường sắt ASEAN (0,25 điểm)
Câu IVb: Theo chương trình nâng cao:
Trình bày đặc điểm vốn đất của nước ta. Nêu hướng biến động cơ cấu vốn đất ở nước ta trong những năm qua. (2 điểm)
Đặc điểm vốn đất nước ta
Vốn đất của nước ta hạn chế, với diện tích hơn 33 triệu ha. Bình quân đất tự nhiên trên đầu người ở nước ta khoảng 0,4 ha/người, chỉ bằng 1/6 của thế giới (0,25 điểm)
Cơ cấu vốn đất, năm 2005 nước ta có cơ cấu vốn đất như sau: đất nông nghiệp chiếm 28,4%, đất lâm nghiệp chiếm 43,6%, đất chuyên dùng chiếm 4,2%, đất ở chiếm 1,8%, đất chưa sử dụng, sông suối, núi đá chiếm 22%. (0,5 điểm)
Giữa các vùng nước ta có sự khác nhau về quy mô, cơ cấu vốn đất và bình quân đất tự nhiên trên người, do đó, các vùng cần có chính sách sử dụng đất thích hợp trên cơ sở Luật đất đai. (0,25 điểm)
Xu hướng biến động cơ cấu vốn đất nước ta trong những năm qua    
Diện tích đất nông nghiệp tăng khá trong vòng mấy chục năm trở lại đây. Tuy nhiên, khả năng mở rộng diện tích đất nông nghiệp không nhiều, nếu mở rộng không thận trọng, sẽ làm mất rừng và gây hậu quả xấu về môi trường ở vùng núi, cao nguyên (0,25 điểm)
Diện tích đất lâm nghiệp tăng khá, độ che phủ rừng đạt hơn 40%, vẫn còn quá ít trong điều kiện của một nước chủ yếu là đồi núi, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. (0,25 điểm)
Diện tích đất chuyên dùng và đất ở tăng nhanh do quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và do nhu cầu về đất ở của dân cư ngày càng tăng. (0,25 điểm)
Đất chưa sử dụng trong những năm gần đây đang thu hẹp lại, cả ở miền đồi núi và đồng bằng, do khai hoang mở rộng diện tích đất nông nghiệp và trồng rừng, khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên. (0,25 điểm)
Lưu ý: Thí sinh có thể diễn đạt cách khác, đủ ý vẫn cho điểm tối đa.
Giáo viên có thể cho học sinh tham khảo đề dự bị dính kèm theo hướng dẫn chấm này.
 
Môn thi: Sinh học
Mã đề 321
Câu 1: D; Câu 2: C; Câu 3: B; Câu 4: A; Câu 5: B; Câu 6: D; Câu 7: D; Câu 8: B; Câu 9: D; Câu 10: A; Câu 11: C; Câu 12: A; Câu 13: C; Câu 14: B; Câu 15: D; Câu 16: D; Câu 17: A; Câu 18: C; Câu 19: D; Câu 20: A; Câu 21: B; Câu 22: A; Câu 23: C; Câu 24: C; Câu 25: C; Câu 26: A; Câu 27: C; Câu 28: D; Câu 29: C; Câu 30: D; Câu 31: B; Câu 32: D; Câu 33: D; Câu 34: B; Câu 35: C; Câu 36: A; Câu 37: B; Câu 38: D; Câu 39: C; Câu 40: C; Câu 41: A; Câu 42: C; Câu 43: D; Câu 44: C; Câu 45: A; Câu 46: C; Câu 47: C; Câu 48: B.
Mã đề 322
Câu 1: B; Câu 2: C; Câu 3: B; Câu 4: A; Câu 5: C; Câu 6: A; Câu 7: D; Câu 8: B; Câu 9: B; Câu 10: B; Câu 11: C; Câu 12: C; Câu 13: A; Câu 14: B; Câu 15: D; Câu 16: B; Câu 17: C; Câu 18: A; Câu 19: A; Câu 20: C; Câu 21: D; Câu 22: D; Câu 23: C; Câu 24: B; Câu 25: A; Câu 26: A; Câu 27: C; Câu 28: D; Câu 29: C; Câu 30: A; Câu 31: A; Câu 32: D; Câu 33: B; Câu 34: B; Câu 35: A; Câu 36: D; Câu 37: D; Câu 38: A; Câu 39: C; Câu 40: C; Câu 41: C; Câu 42: D; Câu 43: C; Câu 44: B; Câu 45: C; Câu 46: C; Câu 47: C; Câu 48: D.
Mã đề 323
Câu 1: C; Câu 2: B; Câu 3: D; Câu 4: A; Câu 5: C; Câu 6: B; Câu 7: C; Câu 8: C; Câu 9: D; Câu 10: C; Câu 11: A; Câu 12: D; Câu 13: D; Câu 14: D; Câu 15: A; Câu 16: A; Câu 17: B; Câu 18: D; Câu 19: C; Câu 20: C; Câu 21: C; Câu 22: D; Câu 23: C; Câu 24: B; Câu 25: D; Câu 26: C; Câu 27: B; Câu 28: B; Câu 29: C; Câu 30: A; Câu 31: D; Câu 32: C; Câu 33: B; Câu 34: D; Câu 35: C; Câu 36: A; Câu 37: A; Câu 38: B; Câu 39: B; Câu 40: C; Câu 41: C; Câu 42: C; Câu 43: A; Câu 44: C; Câu 45: D; Câu 46: B; Câu 47: B; Câu 48: B.
Mã đề 324
Câu 1: D; Câu 2: C; Câu 3: B; Câu 4: C; Câu 5: C; Câu 6: D; Câu 7: C; Câu 8: A; Câu 9: C; Câu 10: D; Câu 11: A; Câu 12: A; Câu 13: D; Câu 14: C; Câu 15: B; Câu 16: B; Câu 17: C; Câu 18: D; Câu 19: B; Câu 20: C; Câu 21: D; Câu 22: C; Câu 23: C; Câu 24: B; Câu 25: B; Câu 26: C; Câu 27: D; Câu 28: C; Câu 29: B; Câu 30: C; Câu 31: D; Câu 32: D; Câu 33: D; Câu 34: C; Câu 35: C; Câu 36: B; Câu 37: C; Câu 38: C; Câu 39: B; Câu 40: C; Câu 41: B; Câu 42: B; Câu 43: C; Câu 44: D; Câu 45: D; Câu 46: D; Câu 47: B; Câu 48: B.
 

 

Bình luận (0)