Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

Thi tốt nghiệp THPT 2020: Bí quyết lấy điểm môn toán – văn – tiếng Anh

Tạp Chí Giáo Dục

Cu trúc bài thi môn toán, văn và tiếng Anh trong k thi tt nghip THPT năm 2020 ging như năm 2019. Song, mc đ kiến thc mc đơn gin hơn do ch phc v mc đích chính là xét tt nghip.


Theo các giáo viên môn toán, văn và tiếng Anh, hc sinh không ch quan khi làm bài thi. Trong nh: Hc sinh lp 12 Trưng THPT Phú Nhun trong gi hc môn toán. Ảnh: L.Quân

Tuy nhiên, nhiều giáo viên bộ môn khuyên rằng, các em học sinh cần hết sức chú ý khi làm bài, không nên chủ quan tránh mất điểm oan.

Thầy Lâm Vũ Công Chính (giáo viên môn toán Trưng THPT Nguyn Du, Q.10, TP.HCM): Môn toán: không lm dng máy tính cm tay trong phòng thi

Cấu trúc đề thi môn toán năm nay không khác nhiều so với đề thi THPT quốc gia năm 2019 nhưng mức độ câu hỏi sẽ dễ hơn. Các câu hỏi vận dụng cao mang tính phân loại sẽ chiếm khoảng 10 câu trong đề. Khi làm bài thi, các em cần lưu ý những điểm sau: Các câu hỏi sẽ được sắp xếp theo mức độ từ dễ đến khó. Vì vậy, các em không nên quá căng thẳng, không vội vàng làm câu hỏi đầu tiên mà nên đọc qua đề thi một lượt, câu nào dễ làm trước, câu nào khó làm sau. Làm câu nào cần chắc câu đó, khi làm phải cẩn thận, nhất là với những câu đơn giản. Một sai sót nhỏ sẽ làm kết quả bài thi bị ảnh hưởng. Khi đọc câu hỏi, các em cần phải xác định từ khóa quan trọng để liên hệ các công thức liên quan và tìm được hướng giải. Đó cũng là cách hệ thống lại kiến thức khi ôn tập. Ví dụ: những bài toán liên quan đến cực trị của hàm số, các em cần chú ý đến thuật ngữ “cực đại của hàm số” và “điểm cực đại của hàm số”; hoặc liên quan đến đường tiệm cận của đồ thị hàm số, học sinh cần phân biệt được tiệm cận đứng, tiệm cận ngang, điều kiện để đường thẳng là tiệm cận của đồ thị hàm số… Ngoài ra, học sinh cũng cần chú ý một số tính chất đặc trưng, từ đó có những công thức tính nhanh. Ví dụ: dựa vào dấu của hệ số a, b của hàm trùng phương ta có thể kết luận số cực trị của hàm số, hoặc công thức tính cạnh, tính diện tích của tam giác đặc biệt… Với từng dạng bài, các em cũng có thể sử dụng các phương pháp loại suy, thử sai, kiểm chứng đáp án… để làm bài trắc nghiệm, cũng như sử dụng tính năng của máy tính cầm tay để giải quyết bài toán; tuy nhiên, lưu ý là bộ nhớ của máy tính cầm tay có giới hạn, có thể bỏ sót những giá trị quan trọng của bài toán. Vì vậy, các em không nên quá lạm dụng máy tính cầm tay mà nên sử dụng linh hoạt.

Số câu hỏi liên quan đến kiến thức lớp 10, lớp 11 không nhiều, song các em cần phải nghiêm túc nhìn lại kiến thức cơ bản vì những câu hỏi này trong đề sẽ không quá khó, dễ dàng lấy điểm. Các câu hỏi trong phần này sẽ tập trung vào các phần dãy số, cấp số cộng, cấp số nhân, đại số tổ hợp, xác suất, nhị thức Niu-tơn… Đối với các câu hỏi vận dụng cao mang tính phân loại của đề thi có thể sẽ không theo thứ tự “khó tăng dần”, các em cần đọc kỹ đề, tuy nhiên nên lượng theo sức mình, không nên quá sa đà vào những dạng bài tập này.

Phan Th Thu Hng (T trưng T tiếng Anh Trưng THPT Phú Nhun, Q.Phú Nhun, TP.HCM): Môn tiếng Anh: s dng hiu qu phương pháp loi suy

Muốn làm chủ thời gian trong phòng thi, học sinh cần làm các đề thi thử trước, xem trong khoảng thời gian 60 phút, khả năng của mình làm như thế nào để tránh bỡ ngỡ khi bước vào phòng thi. Trước khi đi thi, học sinh phải chuẩn bị các vật dụng cần thiết như bút chì, tẩy, nên sử dụng bút chì 2B và sử dụng một cục tẩy mới hoàn toàn để việc tô, tẩy đáp án không bị lem. Làm trắc nghiệm, phải để ý kỹ năng tô đáp án để tránh mất điểm. Trong phòng thi, các em cần chú ý thời gian làm bài. Nên đem theo đồng hồ để dễ dàng quản lý thời gian. Tô mã đề, số báo danh chính xác. Khi phát đề thi, các em nên đọc lướt 50 câu trong đề, câu nào dễ làm trước, câu nào khó xử lý sau, không nên tập trung quá nhiều thời gian vào một câu nào. Câu nào chưa làm thì khoanh lại để tránh bỏ sót. Nên trả lời trực tiếp vào đề thi để tiết kiệm thời gian. Khi đọc đề, các em phải chú ý đọc lời dẫn, đề yêu cầu gì làm đó. Nhiều học sinh có phản xạ cứ thấy gạch dưới là tìm từ đồng nghĩa, trong khi đó yêu cầu tìm từ phản nghĩa cũng cho gạch dưới để “bẫy” học sinh. Do đó, các em phải chú ý. Để tránh bị điểm liệt, lời khuyên của tôi là học sinh không bao giờ chọn hết một đáp án. Điều này không phạm quy nhưng có khả năng rơi vào điểm liệt. Không làm theo các cách “mách nước” trên mạng. Đề thi sẽ có những câu rất cơ bản, chỉ cần nắm kiến thức đơn giản nhất là vượt qua điểm liệt. Mỗi dạng bài sẽ có những kỹ năng riêng, nắm vững kỹ năng của từng dạng bài là có thể đạt được điểm cao. Phần đọc hiểu thì đọc câu hỏi trước, nhìn tổng quát để làm bài. Tìm các từ khóa trong câu hỏi định vị. Những câu hỏi tìm từ gần nghĩa nhất với từ đã cho, đề thường cho những từ không quen thuộc với học sinh. Các em không nên hoảng loạn, lần lượt thế các từ bên dưới vào ngữ cảnh, từ nào hợp thì chọn. Sử dụng phương pháp suy luận, loại suy để tìm đáp án. Quan trọng nhất là giữ tâm lý thoải mái khi làm bài, không nên dò đáp án cho đến môn thi cuối cùng bởi sẽ ảnh hưởng đến kết quả bài thi.

Thầy Đ Đc Anh (giáo viên môn văn Trưng THPT Bùi Th Xuân, Q.1, TP.HCM): Môn văn: Không viết lan man khi làm bài

Để có thể đạt điểm cao trong môn văn, yêu cầu đầu tiên là học sinh cần trình bày bài thi một cách rõ ràng, sạch sẽ, khoa học. Nhiều em trình bày gạch xóa, viết chữ khó đọc, viết lộn xộn giữa các câu rất khó để chấm, dễ bị trừ điểm. Tốt nhất học sinh nên trình bày theo thứ tự câu hỏi, hạn chế đảo lên làm phần này trước, phần kia sau dù vẫn được, tuy nhiên sẽ khó cho giáo viên trong quá trình chấm.

Với phần đọc hiểu, học sinh thường hay trả lời qua loa, chung chung. Một số em lại e ngại, trả lời theo kiểu viết một đoạn văn. Thực tế đề không yêu cầu viết đoạn văn, cả 4 câu đọc hiểu học sinh nên gạch đầu dòng trong từng câu, giáo viên sẽ dễ dàng tìm ý, dễ nhìn thấy ý khi chấm điểm. Phần trả lời cần rõ ràng đủ ý, trực tiếp, xoáy sâu vào vấn đề. Những câu hỏi như: anh/chị có đồng tình với vấn đề đấy không, vì sao thì không trả lời cụt lủn mà phải trả lời rõ là em đồng tình/không đồng tình, sau đó mới giải thích vì sao. Phần đọc hiểu, học sinh hay bị rơi rớt đi những điểm số không đáng do trả lời chung chung. Phần này các em cũng cần chú ý, đề yêu cầu gì thì chỉ thực hiện yêu cầu đó. Ví dụ: xác định một biện pháp tu từ thì chỉ cần chỉ ra một biện pháp tu từ, việc làm dư không bị trừ điểm nhưng mất thời gian. Trước khi bắt tay làm bài, các em nên đọc kỹ đề, gạch chân những yêu cầu, không làm bài theo quán tính sẽ dễ dàng trả lời không đúng trọng tâm của đề.

Ở câu nghị luận xã hội, đề yêu cầu viết một đoạn văn 200 chữ thì dung lượng phải tương đương yêu cầu này. Nếu viết ít quá đoạn văn không đủ ý, viết dài quá lại tốn thời gian mà không được thêm điểm. Độ dài lý tưởng của đoạn văn nghị luận xã hội khoảng 20-25 dòng. Tuy nhiên, học sinh hay mắc lỗi là không xác định vấn đề kỹ, hay viết chung chung. Đề yêu cầu gì thì bàn về cái đó, không viết lan man. Ngay từ câu đầu tiên trong đoạn nghị luận xã hội thì tốt nhất nên chứa những cụm từ quan trọng của đề để đoạn văn không lan man dài dòng, phải có thêm dẫn chứng hợp lý.

Với câu nghị luận văn học, nếu đề yêu cầu phân tích đoạn thơ thì trong phần mở bài cần phải giới thiệu đoạn thơ. Nếu đoạn thơ dài thì trích câu đầu và câu cuối dùng dấu “…”; đoạn thơ ngắn thì viết cả đoạn. Nếu mở bài chỉ giới thiệu tác giả, tác phẩm mà không giới thiệu vấn đề cần nghị luận thì phần mở bài coi như chưa xác định vấn đề cần nghị luận. Một lỗi nữa khi làm bài nghị luận văn học mà học sinh hay bỏ qua phần đầu tiên của thân bài là không khái quát được hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ tác phẩm, vị trí đoạn trích, chủ đề đoạn thơ, khái quát nhân vật. Trong khi đó, đáp án thang điểm là có điểm phần này. Một phần nữa học sinh cũng hay bỏ qua là phần đánh giá nghệ thuật, nội dung của vấn đề nghị luận trong phần mở bài. Thiếu phần này cũng sẽ bị mất điểm. Bài làm nghị luận văn học cần phải đủ bố cục mở, thân, kết. Phân bố thời gian hợp lý, không chênh lệch ý giữa các phần để không bị trừ điểm cấu trúc.

Tổng thể bài làm, các em nên hạn chế các từ không rõ nghĩa, không nên viết câu dài lê thê. Lỗi dùng từ sai, sai chính tả sẽ bị trừ điểm. Bài làm khuyến khích học sinh viết sáng tạo, mang dấu ấn riêng, ý sâu sắc. Với các phần bỏ thì nên gạch chéo phần bỏ đi trong bài thi. Sau khi làm bài xong, nên kiểm tra toàn bộ thông tin để không bỏ sót. Lưu ý phân biệt cách ngắt dòng để không bị đánh dấu bài. Một lưu ý nữa khi trình bày bài thi là phải tuân thủ đúng yêu cầu, đề thi hỏi gì đáp nấy, tránh trường hợp trả lời dư thừa không cần thiết, mất thời gian. Trừ việc đề yêu cầu nêu tác dụng của biện pháp tu từ thì phải thêm bước chỉ ra biện pháp tu từ trước khi nêu tác dụng.

Đ.Yến (ghi)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)